Bản án 55/2019/DS-PT ngày 19/11/2019 về tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 55/2019/DS-PT NGÀY 19/11/2019 VỀ TRANH CHẤP RANH GIỚI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong các ngày 18 và 19 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 55/2019/TLPT-DS ngày 12 tháng 9 năm 2019, về việc “Tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất”. Do bản án Dân sự sơ thẩm số 08/2019/DS-ST ngày 30/07/2019 của Tòa án nhân dân huyện V có kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 80/2019/QĐ-PT ngày 18 tháng 10 năm 2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Trần Hữu N, sinh năm 1943; địa chỉ: Đội X, thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; (có mặt).

2. Bị đơn:

2.1. Ông Trần Văn T, sinh năm 1958; địa chỉ: Đội X, thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; (vắng mặt).

Ngưi đại diện hợp pháp của ông T: Ông Trần Bình R, sinh năm 1958; địa chỉ: SN Y, ngách Z, ngõ W, phố G, tổ J phường A, O, Hà Nội là đại diện theo ủy quyền (theo Giấy uỷ quyền ngày 25/02/2019), (có mặt).

2.2. Ông Trần Văn H, sinh năm 1974; địa chỉ: Đội I, Thôn B, xã L, V, tỉnh Vĩnh Phúc; (có đơn xin xét xử vắng mặt).

2.3. Ông Trần Bình R, sinh năm 1958; địa chỉ: SN Y, ngách Z, ngõ W, phố G, tổ J phường A, O, Hà Nội; (có mặt).

3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà Phùng Thị E, sinh năm 1948; địa chỉ: Đội X, thôn B, xã L, V, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

Ngưi đại diện hợp pháp của bà E: Ông Trần Hữu N, sinh năm 1943 (Chồng bà E) - Là người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền ngày 25/12/2018).

3.2. Ông Phùng Văn S, sinh năm 1952; địa chỉ: Đội X, Thôn B, xã L, V, tỉnh Vĩnh Phúc; (có đơn xin xét xử vắng mặt).

3.3. Chị Lữ Thị P, sinh năm 1979, (Vợ ông H); địa chỉ: Đội I, Thôn B, xã L, V, tỉnh Vĩnh Phúc; (có đơn xin xét xử vắng mặt).

3.4. Bà Trần Thị Q, sinh năm 1956; địa chỉ: Thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; (vắng mặt).

3.5. Bà Trần Thị D, sinh năm 1953; địa chỉ: Thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; (vắng mặt).

3.6. Ông Vũ Văn F, sinh năm 1937; địa chỉ: Thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; (vắng mặt).

3.7. Bà Trần Thị K, sinh năm 1949; địa chỉ: Thôn Đ, xã C, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; (vắng mặt).

3.8. Ông Trần Văn U, sinh năm 1960; địa chỉ: Số P, ngõ M, đường N1, L1, V1, tỉnh Vĩnh Phúc; (vắng mặt).

3.9. Bà Trần Thị Thanh H1, sinh năm 1968; địa chỉ: Tổ J, phố G1, phường T1, I1, Phú Thọ; (vắng mặt).

3.10. Bà Trần Thị C1, sinh năm 1955; địa chỉ: Tổ A1, khu S1, phường R1, thành phố I1, tỉnh Phú Thọ; (vắng mặt).

Ngưi đại diện hợp pháp của bà K, bà D, bà C1, bà Q, ông U, bà H1 và ông F: Ông Trần Bình R, sinh năm 1958; địa chỉ: SN Y, ngách Z, ngõ W, phố G, tổ J phường A, O, Hà Nội là đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền ngày 25/02/2019 và ngày 04/4/2019); (có mặt).

4. Người kháng cáo: Ông Trần Hữu N.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện, đơn sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện ngày 05 tháng 4 năm 2019, các lời khai tiếp theo và quá trình làm việc tại Tòa án nguyên đơn ông Trần Hữu N trình bày:

Đu năm 1983, khi ông về nghỉ hưu thì vợ chồng ông về ở với cụ Phùng Thị E1 (là mẹ vợ ông), ở Đội X Thôn B, xã L, V. Khi đó đất của cụ E1 có từ lâu, trong đó có hai thửa liền kề nhau gồm thửa 206 và thửa 207 thể hiện trên Tờ bản đồ địa chính số 01 năm 1987 xã L. Bản đồ không thể hiện diện tích nhưng diện tích thể hiện ở sổ quản lý ruộng đất của xã. Đất cụ E1 đã được Ủy ban nhân dân xã chấp thuận đăng ký gồm thửa số 206 diện tích 432m2 và thửa số 207 diện tích 360 m2 từ năm 1974.

Khi còn sống mạnh khỏe, cụ E1 có viết giấy cho vợ chồng ông đất để làm nhà ở, diện tích 1 sào 5 thước (480 m2) giấy cho đất ngày 28 tháng 4 năm 1983 có xác nhận của Ủy ban ngày 7 tháng 6 năm 1983 với nội dung: Cụ E1 cho con rể là ông Trần Hữu N diện tích đất trên là đúng quy định của pháp luật, ban quản lý ruộng đất xã vào sổ kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1983. Diện tích cụ E1 cho vợ chồng ông toàn bộ thửa 206 và 1 phần thửa 207 chứ không phải mảnh đất nào khác. Vợ chồng ông được thừa hưởng cả về diện tích đất và quyền bảo vệ của pháp luật.

Năm 1990, vợ chồng ông tiến hành làm nhà ở, để cho 02 thửa đất đều vuông vắn (đất cho vợ chồng ông và đất còn lại ở thửa 207), cụ E1 cho vợ chồng ông thêm 64m2 na, khi cho thêm chỉ nói bằng miệng. Như vậy, 2 lần cụ E1 cho vợ chồng ông với diện tích là 544 m2. Ranh giới đất cụ cho vợ chồng ông được Ủy ban nhân dân xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện V và ông Phùng Văn S (người sử dụng một phần thửa 207 còn lại) xác nhận. Mặc dù năm 2005 cụ E1 chết, nhưng có người con gái cả của cụ là bà Phùng Thị U1 xác nhận việc cụ E1 cho vợ chồng ông đất là thực. Ngoài ra còn có người đến làm đỡ vợ chồng ông triển khai mặt bằng để đào móng nhà cũng chứng kiến việc cụ E1 cho vợ chồng ông thêm đất là ông Trần Ngọc O1. Gia đình ông sử dụng ổn định từ năm 1983 không có tranh chấp với ai.

Năm 1993, ông Trần Văn T hộ liền kề, lấn chiếm diện tích đất mà cụ E1 cho vợ chồng ông, vị trí chủ yếu ở thửa 206 phía Tây thửa đất, phần giáp ranh thổ cư nhà ông Nguyễn Ngọc V2. Ông đã yêu cầu ông T không được lấn chiếm đất nhưng ông T không nghe vẫn cố tình lấn chiếm, từ đó phát sinh tranh chấp. Ông đã nhiều lần làm đơn đề nghị chính quyền giải quyết, nhưng việc giải quyết của xã không đúng trên cơ sở pháp luật. Trước đây, quá trình ủy ban huyện và Phòng Tài nguyên môi trường giải quyết tiến hành xác minh, đo đất nhà ông, không dựa trên bất cứ loại bản đồ nào làm căn cứ pháp lý. Khi đo thửa 206 và thửa 207 đều thiếu diện tích so với sổ mục kê xã lập 1974 và Bản đồ địa chính 1987. Khi đo thực địa đất cụ E1 cho vợ chồng ông, chính quyền không đo mốc giới đất có giấy tờ Ủy ban xác nhận 480 m2 mà đo đến hết mốc giới cả diện tích cụ E1 cho thêm 64 m2 bng miệng và diện tích 64 m2 này chính quyền không công nhận nên đã lấy ra để bù vào diện tích ông T lấn chiếm đất của ông, lấy đó làm cơ sở cho rằng ông T không lấn chiếm dẫn đến thổ cư của nhà ông bị biến dạng so với bản đồ địa chính xã quản lý.

Sau đó, Ủy ban huyện, Ủy ban tỉnh giải quyết ông không đồng ý và đã khởi kiện đến Tòa án. Tòa án tỉnh giải quyết ông không đồng ý nên đã kháng cáo đến Tòa án cấp cao tại Hà Nội. Ngày 30 tháng 3 năm 2018, Tòa án nhân dân Cấp Cao tại Hà Nội xét xử vụ án của gia đình ông và quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm số 04/2017/HC - ST ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: Hủy quyết định số 2391 ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Hủy quyết định 363 ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện V; giành quyền cho ông khởi kiện vụ án dân sự tới Tòa án có thẩm quyền.

Đi với đất hộ ông Trần Văn T, diện tích đất ông cha ông T để lại 720m2, diện tích đất gia đình ông T mua thêm 180 m2. Tổng 2 loại đất gia đình ông T có 900 m2. Tuy nhiên quá trình giải quyết trước đây các tài liệu thể hiện thì diện tích đất đo bao hộ các anh em của ông T là 1.058 m2. Đến nay đo hiện trạng thửa đất hộ anh em ông T không tính diện tích mua thêm diện tích đo được 870.7m2, trong khi đất ông cha để lại 720m2 tha 150.7m2.

Nay ông đề nghị Tòa án giải quyết: Buộc ông Trần Văn T, ông Trần Bình R và ông Trần Văn H tháo dỡ các công trình để trả lại 73.6m2 đt cho gia đình ông mà anh em ông T, ông R và ông H đã lấn chiếm.

Bị đơn ông Trần Bình R trong bản tự khai, biên bản lấy lời khai cũng như quá trình làm việc tại Tòa án trình bày:

Về nguồn gốc diện tích đất có một phần đang tranh chấp (ông N khởi kiện) do các cụ để lại, hiện chưa có bìa đỏ. Bố mẹ ông cụ Trần Văn G2(chết năm 1987) và cụ Phùng Thị T2 (chết năm 1969). Trước khi chết hai cụ không để lại di chúc, toàn bộ diện tích đất này vẫn là tài sản chung của các anh, chị em trong gia đình, hiện tại có vợ chồng ông T, bà Q cùng các con ông T, bà Q và chị gái ruột ông là bà Trần Thị D, cùng chồng là Vũ Văn F và 2 con Vũ Thị H2, Vũ Văn A2 đang sinh sống.

Về đất đang có tranh chấp diện tích cụ thể bao nhiêu mét ông và các anh em cũng không nắm được mà vẫn sử dụng theo đúng hiện trạng cũ của các cụ để lại. Số thửa, tờ bản đồ các anh em ông cũng không biết chỉ sau này Nhà nước thông báo các anh em ông mới nắm được. Theo bản đồ mới thửa 318 diện tích 180m2 là diện tích ông mua thêm, mua của bà Q, E2 hiện ông cũng chưa làm bìa đỏ.

Quá trình sử dụng, các anh, em ông không tranh chấp với các hộ xung quanh như hộ ông Trần Văn D, Nguyễn Văn X2, Nguyễn Văn S2, Phùng Văn S và Nguyễn Ngọc V2. Riêng hộ ông Trần Hữu N thì sau khi cụ E1 (mẹ vợ ông N) chết mới phát sinh tranh chấp. Ông N cho rằng các anh em nhà ông lấn chiếm đất nhưng thực tế gia đình các anh, em ông vẫn sử dụng ổn định, không lấn chiếm. Trước đây ranh giới giữa hai nhà là bờ rào ruối (hiện một đầu giáp nhà ông S) vẫn còn 01 gốc ruối, hai gia đình sử dụng ổn định. Sau khi có tranh chấp năm 2009 chính quyền giải quyết và đã cắm mốc giới nên các anh, em ông đã xây tường ngăn cách theo đúng mốc giới chính quyền giao cho.

Đi với việc ông N khởi kiện, quan điểm của ông và các anh em: Đất gia đình sử dụng ổn định từ xưa những năm 1980. Hiện tại toàn bộ diện tích đất này đã có ranh giới rõ ràng, ông đã xây tường bao loan xung quanh từ nhiều năm nay, không có tranh chấp gì. Các anh em nhà ông không lấn chiếm đất nhà ông N, việc ông N khởi kiện cho rằng nhà ông lấn chiếm là không đúng, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định, đề nghị bác đơn của ông N để gia đình ông sử dụng ổn định và làm thủ tục cấp bìa đỏ.

Bị đơn ông Trần Văn H trong bản tự khai trình bày: Bố ông cụ Trần Văn G2(chết năm 1987), khi còn sống cụ G2 có hai vợ, trong đó vợ cả là cụ Phùng Thị T2 (chết năm 1969). Hai cụ có 8 người con chung gồm bà Trần Thị K, bà Trần Thị D, bà Trần Thị C1, bà Trần Thị Q, ông Trần Bình R, ông Trần Văn U, ông Trần Văn T và bà Trần Thị Thanh H1.

Năm 1971, cụ G2 lấy cụ Trần Thị Đ1 (chết năm 2012), sinh ra ông. Khi các cụ chết có để lại khối di sản là quyền sử dụng đất 720m2 ti thửa 205, tờ bản đồ số 01 và ngôi nhà 05 gian cấp IV cùng công trình phụ, địa chỉ thửa đất: Thôn B, xã L, huyện V. Năm 1992, ông Trần Bình R là con trai trưởng đã họp gia đình phân chia diện tích đất cha mẹ để lại cho bốn người con trai gồm ông Trần Bình R, Trần Văn U, Trần Văn T và Trần Văn H, cuộc họp có lập biên bản và có xác nhận của chính quyền địa phương xác nhận, sau đó mọi người đã xây dựng nhà ở ổn định, không ai có ý kiến gì.

Năm 2017, giữa ông R và ông có xảy ra tranh chấp về phân chia đất, sau đó đã được Tòa án giải quyết tại quyết định số 08/2017/QĐST-DS ngày 25/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện V. Nay ông N là hàng xóm khởi kiện tranh chấp ranh giới, ông không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông N và đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật và xin giải quyết xét xử vắng mặt.

Bị đơn ông Trần Văn T trong bản tự khai, Biên bản lấy lời khai cũng như quá trình làm việc tại Tòa án trình bày: Nguồn gốc diện tích đất có một phần đang tranh chấp (do ông N khởi kiện) do bố mẹ ông là cụ Trần Văn G2và cụ Phùng Thị T2 để lại. Trước khi chết, hai cụ không để lại di chúc. Đất này vẫn là tài sản chung của các anh, chị em trong gia đình, gồm: Bà Trần Thị K, bà Trần Thị C1, bà Trần Thị Q, bà Trần Thị D, ông Trần Bình R, ông Trần Văn U, bà Trần Thị H1, ông Trần Văn H và ông. Đối với 7 anh chị em này hiện không sinh sống trên diện tích đất bố mẹ ông để lại mà đã đi xây dựng gia đình riêng từ lâu, có nhà đất riêng.

Đi với việc ông N khởi kiện, quan điểm của ông: Đất gia đình sử dụng ổn định từ xưa những năm 1980. Hiện tại toàn bộ diện tích đất này đã có ranh giới rõ ràng, ông đã xây tường bao loan xung quanh từ nhiều năm nay, không có tranh chấp gì. Đối với phần diện tích đất mà ông N đang khởi kiện ông cũng đã xây tường bao xung quanh, ranh giới ổn định. Thực tế tranh chấp giữa hai gia đình chính quyền đã có rất nhiều lần vào đo vẽ diện tích đất nhà ông còn thiếu so với sổ sách. Đất nhà ông không đủ lấy đâu ra lấn chiếm nhà ông N, việc ông N khởi kiện cho rằng nhà ông lấn chiếm là không đúng, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định, đề nghị bác đơn của ông N để gia đình ông sử dụng ổn định và làm thủ tục cấp bìa đỏ.

Ngưi có quyền và nghĩa vụ liên quan bà Phùng Thị E ủy quyền toàn bộ cho nguyên đơn ông N tham gia giải quyết vụ án tại Tòa án, bà nhất trí quan điểm của ông N và không trình bày bổ sung gì thêm.

Ngưi có quyền và nghĩa vụ liên quan bà Lữ Thị P trong bản tự khai ngày 03/4/2019 trình bày nội dung và quan điểm thống nhất với bị đơn ông H, quan điểm của bà không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông N và đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật đồng thời bà có đơn xin giải q uyết xét xử vắng mặt.

Nhng người có quyền và nghĩa vụ liên quan gồm bà Trần Thị Q, bà Trần Thị D, ông Vũ Văn F, bà Trần Thị K, ông Trần Văn U, bà Trần Thị Thanh H1 và bà Trần Thị C1 đều ủy quyền toàn bộ cho bị đơn ông R tham gia giải quyết vụ án tại Tòa án, các ông bà nhất trí quan điểm của ông R và không trình bày bổ sung gì thêm.

Ngưi có quyền và nghĩa vụ liên quan ông Phùng Văn S trong bản tự khai ngày 15/3/2019, biên bản làm việc ngày 29/3 và ngày 17/5/2019 trình bày : Đất đai của gia đình ông do các cụ để lại cho ông quản lý, trước khi giao cho ông thì các cụ đã cho ông Trần Hữu N và bà Phùng Thị E một mảnh vườn, đến nay đã là 42 năm. Từ đó đến nay gia đình ông không có tranh chấp gì với hàng xóm kể cả ông N. Các cụ cho ông N 1 sào 5 thước còn sau đó cho thêm 64m2 thì ông không nắm được. Ông đề nghị không tiến hành đo đạc đối với thửa đất gia đình ông đang sử dụng do không có mốc giới, đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định và xin giải quyết xét xử vắng mặt.

Vi nội dung trên, Tòa án nhân dân huyện V đã căn cứ các điều 166, 175, 176 và 190 của Bộ luật Dân sự 2015; các điều 147, 156, 157, 158, 163, 164, 165 và 166 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 2 của Luật Người cao tuổi năm 2009; Điều 12 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

X: Bác yêu cầu khởi kiện của ông Trần Hữu N đối với ông Trần Văn T, ông Trần Bình R và ông Trần Văn H về việc yêu cầu ông T, ông R và ông H trả lại 73,6m2 đt tại Đội X, thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc mà ông T, ông R và ông H đã lấn chiếm đồng thời tháo dỡ các công trình xây dựng trên đất để trả lại mặt bằng cho gia đình ông.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí dân sự, chi phí thẩm định, định giá tài sản, quyền kháng cáo cho các đương sự.

Ngày 07/8/2019 ông Trần Hữu N có đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông.

Ti phiên tòa Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:

Về tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án. Các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về cung cấp chứng cứ; có mặt tại Tòa án để làm việc theo giấy triệu tập của Tòa án.

Về đường lối giải quyết vụ án: Sau khi phân tích nội dung vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Trần Hữu N; áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, giữ nguyên bản án số 08/2018/DS -SD ngày 30/7/2019 của Tòa án nhân dân V, tỉnh Vĩnh Phúc.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của ông Trần Hữu N làm trong hạn luật định, đơn hợp lệ nên được chấp nhận để xem xét.

Ti phiên tòa, bị đơn ông Trần Văn H, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chị Lữ Thị P, ông Phùng Văn S vắng mặt nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt; bị đơn ông Trần Văn T và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Q, bà Trần Thị D, ông Vũ Văn F, bà Trần Thị K, ông Trần Văn U, bà Trần Thị Thanh H1, bà Trần Thị C1 vắng mặt nhưng đã có văn bản ủy quyền cho ông Trần Bình R; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phùng Thị E vắng mặt nhưng đã có văn bản ủy quyền cho ông Trần Hữu N. Vì vậy, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt những người trên theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung kháng cáo: Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Hội đồng xét xử thấy rằng:

[2.1] Ông Nguyễn Văn N có đơn đề nghị gửi UBND xã L ngày 23-10- 2001 về việc đề nghị xác định ranh giới thửa đất của ông N với ông T để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền vào đo đạc.

Quá trình giải quyết, các cơ quan hành chính đã nhiều lần vào đo đạc thửa đất của hộ ông N, ông T theo hiện trạng hai hộ sử dụng, và diện tích theo chỉ dẫn của từng hộ. Đồng thời, các cơ quan hành chính có thẩm quyền đã ban hành các văn bản giải quyết. Đến ngày 01/02/2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (viết tắt là: UBND) huyện V ban hành Quyết định số 363/QĐ-CT về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ ông Trần Hữu N và hộ ông Trần Văn T thôn B, xã L, đã quyết định: Ông Trần Hữu N nêu hộ ông Trần Văn T lấn chiếm đất của hộ gia đình ông là không có cơ sở pháp lý để khẳng định vì kích thước các cạnh và diện tích thửa đất của gia đình đang sử dụng so với thửa 206 và 207 thể hiện trên tờ bản đồ số 01 can in năm 1987 của UBND xã L đều lớn hơn so với kích thước các cạnh và diện tích trên bản đồ.

Không đồng ý với Quyết định nêu trên, ông N đã khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tại quyết định số 2391/QĐ-CT ngày 03/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giải quyết khiếu nại của ông N đã quyết định: Giữ nguyên giá trị thi hành Quyết định số 363/QĐ-CT ngày 01/02/2008 của Chủ tịch UBND huyện V.

Không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 15/12/2016, ông N khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tuyên hủy Quyết định số 2391/QĐ-CT ngày 03-9-2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 363/QĐ-CT ngày 01-02-2008 của Chủ tịch UBND huyện V, đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh bồi thường thiệt hại cho ông N số tiền 15.539.000đ. Tại bản án hành chính số 04/2017/HC-ST ngày 21-8-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định bác yêu cầu khởi kiện của ông N về việc yêu cầu hủy 02 quyết định nêu trên và không chấp nhận yêu cầu bồi thường của ông N.

Ngày 30-8-2017, ông N có đơn kháng cáo. Tại bản án hành chính phúc thẩm số 113/2018/HC-PT ngày 30-3-2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội quyết định: Sửa một phần bản án sơ thẩm, hủy Quyết định số 2391/QĐ-CT ngày 03/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 363/QĐ -CT ngày 01/02/2008 của Chủ tịch UBND huyện V do cơ quan hành chính giải quyết là không đúng thẩm quyền, bởi vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Sau đó, ông N đã khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân huyện V giải quyết buộc ông T, ông R và ông H tháo dỡ các công trình để trả lại 73.6m2 đt cho gia đình ông mà anh em ông T, ông R và ông H đã lấn chiếm.

[2.2] Về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và các tài liệu, hồ sơ quản lý đất đai có liên quan đối với hộ ông T, ông R, ông H; hộ ông N sử dụng thể hiện:

Đi với quyền sử dụng đất của hộ ông T, ông R, ông H: Có nguồn gốc của bố mẹ các ông là cụ Trần Văn G2(chết năm 1987), cụ Phùng Thị T2 (chết năm 1969) và cụ Trần Thị Đ1 (chết năm 2012). Theo sổ mục kê lập năm 1974, thửa đất đứng tên cụ Trần Văn G2, diện tích 720m2, tại thửa 205, tờ bản đồ số 01 tại Thôn B, xã L, huyện V.

Ngày 30/10/1992, ông Trần Bình R là con trai trưởng đã họp gia đình phân chia diện tích đất cha mẹ để lại cho bốn người con trai gồm ông Trần Bình R, Trần Văn U, Trần Văn T và Trần Văn H. Tuy nhiên, văn bản trên đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tuyên bố giao dịch vô hiệu tại bản án dân sự phúc thẩm số 48/2014/DS-PT ngày 10/9/2014.

Năm 2017, giữa ông R và ông H xảy ra tranh chấp về phân chia đất, Tòa án nhân dân huyện V đã giải quyết và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại Quyết định số 08/2017/QĐST-DS ngày 25/9/2017, theo đó thể hiện hàng thừa kế của cụ G2 thống nhất để 100m2 đt làm lối đi chung; ông H được quản lý sử dụng 92m2; 528m2 là tài sản chung của bà K, bà D, bà C1, bà Q, ông R, ông U, ông T, bà H1 và thống nhất giao cho ông R quản lý, sử dụng. Kèm theo Quyết định có sơ đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện diện tích thực tế hộ ông R và các anh em sử dụng là 910m2 (tăng 190m2) so với sổ mục kê lập năm 1974 đứng tên cụ G2. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất nêu trên được Tòa án huyện V xem xét thẩm định, tuy nhiên, việc đo vẽ thông qua đơn vị đo đạc, khi đo đạc tuy có mời một số hộ giáp ranh chứng kiến việc đo đạc nhưng lại thiếu hộ ông N.

Quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính, các cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân xã L, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện V, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh giải quyết, tiến hành đo đạc thì diện tích đều có sự thay đổi qua các lần đo đạc.

Theo kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 29/3/2019 diện tích hộ ông H, ông R và các anh em ông R sử dụng đo được là 870m2 (tăng 150m2).

Số liệu đo đạc nêu trên có nhiều thay đổi vì việc giải quyết tranh chấp giữa hộ ông N với hộ ông R và các anh em ông R đã kéo dài rất nhiều năm; đồng thời quá trình giải quyết đo đạc của các cơ quan có lần đo thủ công, có lần đo bằng máy, ngoài ra khi đo đạc các đương sự chỉ mốc giới không chính xác tại một điểm cố định của các chiều cạnh của thửa đất sử dụng, chẳng hạn như năm 2017 khi Tòa án giải quyết vụ án chia thừa kế giữa các anh em nhà ông R, đơn vị đo đạc đã tính cả phần lối đi ông R tự bỏ ra, phần diện tích này thuộc đất ông R mua thêm 180m2 ca bà Q, ông E2, không phải của các cụ để lại. Mặc dù diện tích hộ ông T, ông H, ông R và các anh em ông R sử dụng trên thực tế tăng so với diện tích thể hiện trong trong sổ mục kê đứng tên cụ T2 lập năm 1974, tuy nhiên theo ghi chú tại sổ mục kê khi lập thể hiện diện tích trong sổ là diện tích của tư nhân tự khai; đồng thời trừ đi phần diện tích đất ông R mua thêm thì hình thể thửa đất cơ bản không có sự thay đổi so với các thửa đất trong các bản đồ qua các thời kỳ lập.

Đi với thửa đất hộ ông N sử dụng: Có nguồn gốc từ cụ Phùng Thị E1 (mẹ vợ ông N) cho ông N theo Giấy cho đất ngày 28/4/1983, giấy cho đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã L ngày 07/6/1983, trong đó nội dung thể hiện: Cho con rể Trần Hữu N diện tích 1 sào 5 thước, giấy cho đất không thể hiện về vị trí, tứ cận của diện tích đất tặng cho.

Theo ông N, đến năm 1990 thì cụ E1 cho thêm ông 64m2, khi cho chỉ nói bằng miệng, không có giấy tờ gì, có tiến hành đo đạc và có người làm chứng là bà Trần Thị U1 (là con gái cả cụ E1, chị gái vợ ông N), ông Trần Ngọc O1 (là anh em họ hàng và là người làm đỡ cho ông N khi đó). Tuy nhiên, theo lời trình bày của bà U1 thể hiện: Cụ E1 cho ông N thêm 64m2, khi cho có đo đạc, còn lời trình bày của ông Anh lại thể hiện: Cụ E1 cho ông N khoảng từ 4 đến 5 nhảng chân.

Din tích cụ E1 cho ông N thuộc thửa 206 và một phần thửa 207, tờ bản đồ địa chính số 01, lập năm 1978 của xã L (Bản đồ không thể hiện diện tích), hai thửa 206 và thửa 207 liền kề với nhau. Theo mảnh bản đồ in can năm 1960 còn lại thể hiện là thửa 86 và 76.

Theo sổ Mục kê lập năm 1974, tại trang 26 thể hiện: Thửa 206, tên chủ sử dụng Phùng Thị E1, diện tích 430m2; thửa số 207 diện tích 360m2. Tuy nhiên, đối với Sổ mục kê trên thì có ghi chú và xác nhận ngày 26/5/1974 của ông Phùng Văn L2 – Cán bộ địa chính xã L, nội dung xác nhận thể hiện nội dung: “Sổ này chỉ ghi số thửa và diện tích đất thổ cư của tư nhân theo tự khai trong bản đồ thổ cư…” Theo bản đồ thổ cư của Hợp tác xã B, xã L, huyện C2, tỉnh Vĩnh Phúc được can vẽ năm 1978 trên cơ sở bản can năm 1959 - 1960, theo tỷ lệ 1.1000, thể hiện: Thửa đất của cụ E1 là thửa 206 và thửa 207; 02 thửa trên không thể hiện diện tích (bản đồ thổ cư 1978 can vẽ có xác nhận của ông Phùng Văn L2 – địa chính ngày 17/5/1978; xác nhận, ký tên và đóng dấu của Chủ nhiệm Hợp tác xã B ngày 18/5/1978 và có xác nhận, ký tên và đóng dấu của UBND xã L ngày 18/5/1978 ).

Ti bản đồ 299, lập năm 1987 thể hiện thửa ông N sử dụng là thửa 309, diện tích 493,7m2.

Sổ mục kê khu vực nông thôn lập 2001, tại trang 40 thì thửa 309 không đề tên người sử dụng cũng như thông tin về thửa đất.

Ti Bản đồ VN 2000, đo đạc năm 2010 thể hiện thửa ông N sử dụng là thửa 742, diện tích 481,8m2.

Ti Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án nhân dân huyện V ngày 29/3/2019 thể hiện, thửa đất ông N đang sử dụng có diện tích 478,7m2.

[2.3] Về diện tích và hình thể thửa đất của ông N sử dụng:

Đi với diện tích: Ông N cho rằng thửa đất của ông được cụ E1 cho vào năm 1983 là 480m2, năm 1990 cho thêm 64m2 nên tổng diện tích thửa đất của ông được cho là 544m2. Tuy nhiên, theo trình bày của ông N về việc cụ E1 cho ông thêm diện tích 64m2 thì không có tài liệu nào chứng minh, lời khai của người làm chứng mà ông N cung cấp thì không thống nhất, hơn nữa, theo trình bày của ông S (được cụ E1 cho phần diện tích còn lại của thửa 207) thì ông S không biết ông N được cho thêm 64m2. Ngoài ra, ông S cũng trình bày tại biên bản làm việc ngày 29/3/2019 nội dung: Năm 1977 khi ông đi bộ đội về tranh thủ thì cụ E1 có nói chuyện cho ông N, bà E 01 mảnh vườn, ông S có nói với cụ E1 nếu cho thì cho ông N, bà E đến mốc giới là 2 gốc ruối cho vuông đất, diện tích cho theo thực địa không đo đếm, cho năm nào ông S không rõ. Do đó không có cơ sở chứng minh cụ E1 cho ông N thêm 64m2 năm 1990 như ông N trình bày.

Đi với hình thể thửa đất: Hiện tại do hiện trạng sử dụng đất của thửa 206 và 207 (theo bản đồ lập năm 1978) của hộ ông N và hộ ông S có rất nhiều thay đổi nên bản thân ông N, ông S và cả chính quyền địa phương đều không xác định được ranh giới giữa thửa 206 và thửa 207. Thực tế trong quá trình sử dụng đối với đất ông N, ông S khi cụ E1 còn sống hay hộ ông T, ông R và ông H khi cụ G2, cụ T2 và cụ Đ1 còn sống cũng chưa bao giờ đo đạc trên thực tế, số liệu trên sổ sách do các cụ tự kê khai theo ghi chú tại sổ mục kê lập năm 1974. Do đó, diện tích trên sổ sách và thực tế sẽ không trùng khớp , hơn nữa quá trình sử dụng hiện trạng có nhiều thay đổi. Điều này giải thích vì sao khi xảy ra tranh chấp các cơ quan chức năng giải quyết tiến hành đo đạc đất của các bên thì kết quả có sự chưa trùng khớp về số liệu.

Quá trình giải quyết vụ án ông N cho rằng Bản đồ năm 1960 vẫn còn, Bản đồ can in năm 1978, 1987 chưa đảm bảo cơ sở về tính pháp lý. Tuy nhiên, như xác minh tại địa phương cho biết Bản đổ xanh năm 1960 hiện bị rách nát không còn lưu giữ được, địa phương chỉ còn lưu giữ được 1 số mảnh giấy bóng dùng để can vẽ bản đồ xanh năm 1960, do đó trong một số biên bản vẫn có nội dung so sánh đối chiếu với bản đồ xanh năm 1960 (như thửa đất của cụ E1 theo mảnh bản đồ năm 1960 còn lại thể hiện là thửa 86 (bản đồ 1978 là thửa 206) và thửa 76 (bản đồ 1978 là thửa 207). Đối với Bản đồ năm 1978 là bản đồ được can in trên cơ sở Bản đồ xanh năm 1960, là một tài liệu trong hệ thống hồ sơ quản lý địa chính của xã L và là cơ sở trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ địa chính để công nhận quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ này thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, lý do can in và cơ sở để can in. Bản đồ lập năm 1978, địa phương cho biết thời gian vừa qua do có khiếu nại của hộ ông Trần Văn D1 cho rằng nội dung xác nhận, con dấu là giả. Sau đó Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thu giữ, tiến hành giám định và khẳng định Bản đồ 1978, bút tích xác nhận là đúng.

Căn cứ theo Giấy tặng cho đất của cụ E1 cho ông N 1 sào 5 thước (tương đồng với 480m2), với hình thể thửa đất lập năm 1978, 1987, 2001 và hiện trạng sử dụng đất của ông N theo biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 29/3/2019 của Tòa án nhân dân huyện V có hình thể và diện tích cơ bản tương đồng, phù hợp nhau, diện tích có sự chênh lệch nhưng trong sai số cho phép (theo Giấy cho đất năm 1983 có diện tích 480m2; theo bản đồ năm 1987 thể hiện diện tích 493,7m2; theo bản đồ VN 2000 thể hiện diện tích 481,8m2; theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 29/3/2019 là 478,7m2).

[3] Do vậy: Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N là có căn cứ nên kháng cáo của ông N không có cơ sở chấp nhận, cần giữ nguyên án sơ thẩm.

[4] Về chi phí tố tụng: Do yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận nên ông N phải chịu toàn bộ chi phí xem xét thẩm định tại chỗ ngày 29/3/2019 là 3.000.000 đồng và chi phí định giá ngày 16/4/2019 là 750.000 đồng; tổng cộng là 3.750.000 đồng.

[5] Về án phí: Ông N được miễn án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm do ông N hiện nay đã trên 60 tuổi và có đơn xin miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[6] Ý kiến của đại diện Viện kiểm nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về giải quyết vụ án phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Không chấp nhận kháng cáo của ông Trần Hữu N. Giữ nguyên Bản án số 08/2019/DS-ST ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện V.

Căn cứ các điều 166, 175, 176 Bộ luật Dân sự năm 2015; các điều 147, 156, 157, 158, 163, 164, 165 và 166 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Bác yêu cầu khởi kiện của ông Trần Hữu N đối với ông Trần Văn T, ông Trần Bình R và ông Trần Văn H về việc yêu cầu ông T, ông R và ông H tháo dỡ các công trình xây dựng trên đất để trả lại cho ông N 73,6m2 đt tại Đội X, thôn B, xã L, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc mà ông T, ông R và ông H đã lấn chiếm.

2. Về chi phí xem xét thẩm định, định giá: Ông N phải chịu 3.000.000 đồng chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và 750.000 đồng chi phí định giá. Ông N đã nộp đủ chi phí xem xét thẩm định, định giá.

3. Về án phí: Ông Trần Hữu N được miễn án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.

Bn án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2124
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 55/2019/DS-PT ngày 19/11/2019 về tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất

Số hiệu:55/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 19/11/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về