Bản án 47/2019/HS-ST ngày 07/10/2019 về tội hủy hoại rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

BẢN ÁN 47/2019/HS-ST NGÀY 07/10/2019 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Trong ngày 07 tháng 10 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 41/2019/TLST-HS ngày 01 tháng 8 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 71/2019/QĐXXST-HS ngày 28 tháng 8 năm 2019 đối với bị cáo:

Đinh Văn N, sinh năm 1984 tại huyện T, tỉnh Bình Định; nơi cư trú: thôn M, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định; nghề nghiệp: làm nông; trình độ văn hoá: 4/12; Dân tộc: Bana; giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Đinh T, sinh năm 1955 và bà Đinh Thị T, 60 tuổi; vợ: Đinh Thị G, sinh năm 1988; con: 02 con, lớn sinh năm 2008, nhỏ sinh năm 2014; tiền án: Không; tiền sự: Không; nhân thân: Tốt. Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” cho đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa cho bị cáo: Nguyễn Ngọc Quốc Linh – Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Định (có mặt).

- Người bị hạiBan quản lý rừng phòng hộ Tây Sơn, tỉnh Bình Định;

Đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Văn Tuấn – Chức vụ: Phó giám đốc (theo văn bản ủy quyền ngày 29/8/2019).

Đa chỉ: khối P, thị trấn P, huyện T, tỉnh Bình Định (có mặt).

- Người làm chứng:

+ NLC1, sinh năm 1967 (có đơn vắng mặt);

+ NLC2, sinh năm 1968 (có mặt);

Đng trú tại: thôn T, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định.

+ NLC3, sinh năm 1978 (vắng mặt);

Trú tại: thôn A, xã V, huyện V, tỉnh Bình Định.

+ NLC4, sinh năm 1975 (có đơn vắng mặt);

+ NLC5, sinh năm 1988 (có mặt);

+ NLC6, sinh năm 1994 (vắng mặt);

Đng trú tại: thôn M, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong tháng 4/2016, trong quá trình đi rừng, Đinh Văn N – sn 1984 ở thôn M, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định thấy đất rừng tự nhiên tại lô 21 khoảnh 4, tiểu khu 228 thuộc thôn M, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định (do Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Sơn quản lý, sử dụng vào mục đích phòng hộ theo quyết định số 144/QĐ- UBND ngày 09/3/2006 của UBND tỉnh Bình Định) tương đối bằng phẳng và do thiếu đất canh tác nên N nảy sinh ý định đến khu vực này phá rừng lấy đất trồng trỉa hoa màu. Sau đó, N sử dụng rựa và cưa lốc đến khu vực rừng nêu trên phát dọn, chặt phá các loại cây rừng. N dùng rựa phát dọn dây bụi, cây nhỏ trước sau đó dùng cưa lốc cưa hạ cây lớn sau trong khoảng thời gian 30 ngày với diện tích đã chặt phá là 6.195 m2. Khoảng nửa tháng sau, khi toàn bộ cây rừng bị chặt hạ đã khô, Đinh Văn N sử dụng quẹt gas đốt, dọn toàn bộ cây rừng đã chặt phá trên diện tích 6,195m2 rồi tiến hành trồng sắn (mì) trên diện tích đất rừng đã phá. Đến khoảng tháng 5/2016, Hạt kiểm lâm huyện Tây Sơn kiểm tra phát hiện, yêu cầu N chấm dứt hành vi vi phạm, tận thu nông sản, đến khoảng đầu năm 2017 N tận thu nông sản rồi để cây rừng tái sinh tự nhiên.

Tại thông báo giám định thiệt hại về rừng số 223/TB-TTQH ngày 27/12/2017 của Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định xác định: Địa điểm rừng bị thiệt hại tại lô 21, khoảnh 4, tiểu khu 228, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định, với tổng diện tích là 6.195m2, là rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh có trạng thái rừng nghèo thuộc quy hoạch chức năng rừng phòng hộ, tổng trữ lượng rừng thiệt hại 9,9m3; hiện trường rừng tại thời điểm giám định: Cây rừng đã chặt hạ, gốc cây chặt cháy đen, thực bì tái sinh cao khoảng 2,5m.

Tại kết luận định giá tài sản ngày 11/10/2018, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Tây Sơn kết luận: Giá trị lâm sản, giá trị môi trường của rừng bị thiệt hại tại khoảnh 4, tiểu khu 228, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định, với trữ lượng 9,9 m3 có giá trị là 7.514.100 đồng.

Vật chứng của vụ án, Hạt kiểm lâm huyện Tây Sơn đã thu giữ: 01 cái rựa có đặc điểm dài 69cm, gồm hai phần liền nhau, lưỡi làm bằng kim loại dài 28cm, chiều rộng 5,2 cm hình dáng cong; cán rựa làm bằng tre dài 41cm, đường kính 3,0cm hình dáng tròn thẳng.

Đi với cưa lốc quá trình N sử dụng cưa bị hỏng nên đã bán cho một người mua phế liệu (không rõ họ tên, địa chỉ) nên không thu giữ được.

Đi với hộp quẹt gas N dùng để đốt rừng, sau khi sử dụng hết gas N vứt bỏ, không xác định vị trí nên không thu giữ được.

Tại Bản cáo trạng số 42/CT-VKSTS ngày 20/7/2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tây Sơn đã truy tố bị cáo Đinh Văn N về tội “Hủy hoại rừng” theo điểm c Khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tây Sơn đề nghị:

- Về hình phạt: Áp dụng điểm c Khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự; điểm b, s Khoản 1 Khoản 2 Điều 51; Điều 36 của Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Đinh Văn N mức án từ 24 đến 30 tháng cải tạo không giam giữ.

- Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 của Bộ luật hình sự; các Điều 584, 585, 589 của Bộ luật dân sựBuộc bị cáo Đinh Văn N phải bồi thường thiệt hại tài sản đã gây ra cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định số tiền là 7.314.100 đồng (đã trừ số tiền bồi thường trước là 200.000 đồng).

- Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự. Tịch thu tiêu hủy: 01 (một) cái rựa đã qua sử dụng có đặc điểm, dài 69cm gồm hai phần liền nhau; lưỡi rựa làm bằng kim loại dài 28cm, chiều rộng 5,2cm hình dáng cong; cán rựa làm bằng tre, dài 41cm, đường kính 3,0cm hình dáng tròn thẳng.

Ngưi bào chữa cho bị cáo Đinh Văn N là ông Nguyễn Ngọc Quốc Linh trình bày:

Thống nhất hành vi phạm tội của bị cáo Đinh Văn N phạm tội “Hủy hoại rừng” như bản cáo trạng cũng như lời luận tội Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa. Sau khi phạm tội: Bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn thể hiện sự ăn năn hối cải về hành vi phạm tội; bị cáo đã khắc phục một phần hậu quả; là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên phạm tội do lạc hậu; bị cáo phạm tội lần đầu; hoàn cảnh gia đình khó khăn (hộ nghèo). Với nhiều tình tiết giảm nhẹ nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử:

Áp dụng điểm c Khoản 1 Điều 243; điểm b, m, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 36 của Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Đinh Văn N từ 09 đến 12 tháng cải tạo không giam giữ.

Bị cáo, người bị hại, người bào chữa không có ý kiến tranh luận về quan điểm luận tội cũng như đề nghị giải quyết vụ án của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Lời nói sau cùng của bị cáo: Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Tây Sơn, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tây Sơn, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Tại phiên tòa, bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như bản cáo trạng đã nêu, lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ, thể hiện:

Vào khoảng tháng 4/2016, Đinh Văn N đã dùng cưa lốc và rựa chặt phá, đốt trái phép cây rừng với tổng diện tích bị thiệt hại 6.195m2 tại vị trí tại lô 21, khoảnh 4, tiểu khu 228 thuộc thôn M, xã B, huyện T, tỉnh Bình Định đã giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn quản lý, bảo vệ. Đây là loại rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh, có trạng thái rừng nghèo, thuộc quy hoạch chức năng rừng phòng hộ, tổng trữ lượng rừng bị thiệt hại 9,9 m3 có giá trị là 7.514.100 đồng. Hành vi phá rừng trái phép nhằm mục đích làm rẫy của bị cáo đã phạm tội “Hủy hoại rừng”, với tình tiết định khung “Hủy hoại rừng phòng hộ”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999. Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tây Sơn truy tố bị cáo là có căn cứ.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội “Hủy hoại rừng” tại Điều 189 có nội dung:

“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

2) …

3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) …

b) Huỷ hoại rừng phòng hộ, ….”

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội “Hủy hoại rừng” tại Điều 243 có nội dung:

“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) …;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

…”

Đối chiếu nội dung 2 Điều luật trên thì quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 có lợi hơn đối với bị cáo. Căn cứ quy định của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, nên áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 để xét xử bị cáo. Do đó, VKSND huyện Tây Sơn truy tố bị cáo về tội “Hủy hoại rừng” quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

[3] Bị cáo Đinh Văn N là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, biết rõ phá rừng trái phép là vi phạm pháp luật. Song chỉ vì muốn lấy đất để làm rẫy bị cáo đã bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật cố ý thực hiện hành vi cưa, chặt phá, đốt rừng phòng hộ với diện tích 6.195m2. Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã gây thiệt hại lớn về môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Tây Sơn. Do vậy, cần xử lý bị cáo mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mới đủ giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

[4] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng.

[5] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Trong quá trình điều tra, truy tố cũng như tại phiên tòa bị cáo Đinh Văn N đã thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải. Bị cáo đã cố gắng khắc phục một phần hậu quả với số tiền là 200.000 đồng. Bị cáo vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn thuộc diện hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, muốn có đất làm nương rẫy trồng mì để cải thiện đời sống. Tại phiên tòa, đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do vậy, bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Ngoài ra, Hội đồng xét xử xét thấy: Bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng, là người đồng bào dân tộc thiểu số nên không cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ như đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa mới thể hiện chính khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước và cũng đủ tác dụng giáo dục để bị cáo trở thành người công dân lương thiện, có ích cho xã hội. Bị cáo thuộc diện hộ nghèo và là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên miễn việc khấu trừ thu nhập.

[6] Về trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại: Buộc bị cáo Đinh Văn N phải bồi thường thiệt hại tài sản cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định số tiền là 7.314.100 đồng (đã trừ số tiền bồi thường trước là 200.000 đồng).

[7] Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự: 01 (một) cái rựa đã qua sử dụng có đặc điểm, dài 69cm gồm hai phần liền nhau; lưỡi rựa làm bằng kim loại dài 28cm, chiều rộng 5,2cm hình dáng cong; cán rựa làm bằng tre, dài 41cm, đường kính 3,0cm hình dáng tròn thẳng là tang vật vụ án nên tịch thu tiêu hủy;

(Theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 06/8/2019 giữa Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tây Sơn và Công an huyện Tây Sơn).

[8] Đối với các cán bộ, nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Sơn và Hạt kiểm lâm huyện Tây Sơn được phân công quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ tại tiểu khu 228, xã B, huyện T để xảy ra việc phá rừng tại tiểu khu này mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời dẫn đến để bị cáo Đinh Văn N huỷ hoại rừng với diện tích lớn, Cơ quan CSĐT – Công an huyện Tây Sơn sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm để xem xét xử lý theo quy định pháp luật.

[9] Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm đ Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì bị cáo Đinh Văn N là người đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và là hộ nghèo nên được miễn nộp tiền án phí hình sự và án phí dân sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Đinh Văn N phạm tội Hủy hoại rừng”.

Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 243; điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 36 Bộ luật hình sự:

Xử phạt bị cáo Đinh Văn N 24 (Hai mươi bốn) tháng cải tạo không giam giữ.

Thời gian thụ hình của bị cáo Đinh Văn N được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Đinh Văn N cho Ủy ban nhân dân xã B, huyện T, tỉnh Bình Định (nơi bị cáo thường trú) giám sát và giáo dục trong thời gian chấp hành hình phạt.

Bị cáo được miễn khấu trừ thu nhập.

* Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 của Bộ luật hình sự; các Điều 584, 585, 589 của Bộ luật dân sự.

Buộc bị cáo Đinh Văn N phải bồi thường cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định số tiền là 7.314.100đ (Bảy triệu ba trăm mười bốn nghìn một trăm đồng) - đã trừ số tiền bồi thường trước là 200.000 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của bên được thi hành, nếu bên phải thi hành không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng còn phải trả khoản tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

* Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự. Tịch thu tiêu hủy: 01 (một) cái rựa đã qua sử dụng có đặc điểm, dài 69cm gồm hai phần liền nhau; lưỡi rựa làm bằng kim loại dài 28cm, chiều rộng 5,2cm hình dáng cong; cán rựa làm bằng tre, dài 41cm, đường kính 3,0cm hình dáng tròn thẳng;

(Theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 06/8/2019 giữa Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tây Sơn và Công an huyện Tây Sơn).

* Về án phí: Áp dụng Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì bị cáo Đinh Văn N được miễn nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm.

* Quyền kháng cáo: Báo cho bị cáo và đương sự biết có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

394
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 47/2019/HS-ST ngày 07/10/2019 về tội hủy hoại rừng

Số hiệu:47/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tây Sơn - Bình Định
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 07/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về