Bản án 33/2019/DS-PT ngày 30/07/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 33/2019/DS-PT NGÀY 30/07/2019 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 30 tháng 7 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 39/2018/TLPT-DS ngày 28/8/2018 về Tranh chấp chia di sản thừa kế.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 02/2018/DS-ST ngày 28/06/2018 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Hải Dương bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 29/2019/QĐ-PT ngày 25 tháng 6 năm 2019; Quyết định hoãn phiên tòa số 24/2019/QĐ-PT ngày 11 tháng 7 năm 2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Đồng Mạnh T, sinh năm 1952.

Đa chỉ: Phố L, phường Q, quận H, thành phố Hải Phòng.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Đỗ Văn M – thuộc Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng.

2. Bị đơn: Ông Đồng Minh K, sinh năm 1946.

Địa chỉ: Thôn B, xã P, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà Đồng Thị N, sinh năm 1948.

Đa chỉ: Xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.2. Bà Đồng Thị L, sinh năm 1950.

Đa chỉ: Thôn T, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.3. Ông Đồng Xuân Q, sinh năm 1961.

Đa chỉ: Đường G, phường P, quận X, thành phố Hà Nội.

3.4. Bà Đồng Thị P, sinh năm 1966.

Đa chỉ: Xã Đ, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.5. Ông Đồng Văn C, sinh năm 1962.

Đa chỉ: Thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông C: Ông Đỗ Văn M – thuộc Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng.

3.6. Chị Đồng Thị X, sinh năm 1964.

Đa chỉ: Thôn V, xã Đ, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.7. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1947.

Đa chỉ: Thôn B, xã P, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.8. Anh Đồng Quang Y, sinh năm 1975.

Đa chỉ: Thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.9. Chị Nguyễn Thị G, sinh năm 1976.

Đa chỉ: Thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.10. Anh Đồng Văn D, sinh năm 1977.

Đa chỉ: Thị trấn I, huyện K, tỉnh Hải Dương.

3.11. Anh Đồng Mạnh S, sinh năm 1981.

Đa chỉ: Khu đô thị Đ, xã Đ, huyện G, thành phố Hà Nội.

3.12. Chị Đồng Thị Thu V, sinh năm 1983. Địa chỉ: Xã A, huyện B, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Đồng Minh K, bà Nguyễn Thị H, anh Đồng Quang Y, chị Nguyễn Thị G, anh Đồng Văn D, anh Đồng Mạnh S, chị Đồng Thị Thu V: Anh Bùi A, sinh năm 1975.

Đa chỉ cư trú: Phường C, quận L, thành phố Hà Nội.

Đa chỉ hiện nay: Phố C, phường E, quận Đ, thành phố Hà Nội.

3.13. UBND xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch UBND xã - Ông Đồng Hoài B.

4. Người kháng cáo:

- Ông Đồng Mạnh T – bị đơn;

- Bà Đồng Thị N, bà Đồng Thị X, ông Đồng Xuân Q, bà Đồng Thị L – người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Anh Bùi A – người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm ông Đồng Minh K, bà Nguyễn Thị H, anh Đồng Quang Y, chị Nguyễn Thị G, anh Đồng Văn D, anh Đồng Mạnh S, chị Đồng Thị Thu V.

5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân huyện K, tỉnh Hải Dương.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm số 02/2018/DS-ST ngày 28/6/2018 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Hải Dương, vụ án có nội dung tóm tắt như sau:

Ông T trình bày:

Cụ Đồng Văn E và cụ Phạm Thị Đ sinh được 08 người con gồm: Đồng Văn I (Đồng Nguyên I), là liệt sỹ hy sinh năm 1968; Đồng Minh R, là liệt sỹ hy sinh năm 1965; Đồng Minh K; Đồng Thị N; Đồng Thị L; Đồng Mạnh T; Đồng Xuân Q và Đồng Thị P. Ngoài 08 người con nêu trên, hai cụ không có con đẻ hoặc con riêng nào khác. Trong 08 người con thì ông Đồng Văn I và ông Đồng Minh R chết trước hai cụ. Ông R chết khi chưa có vợ con. Ông I có hai người con là Đồng Văn C và Đồng Thị X.

Cụ E và cụ Đ khi còn sống có khối tài sản là quyền sử dụng 1.271m2 đất thổ cư tại thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương, nguồn gốc đất do ông cha để lại và căn nhà 5 gian, xây dựng từ năm 1984. Ngoài ra, còn một số công trình xây dựng trên đất như công trình phụ, tường xây bờ ao, tường bao và cây cối trồng trên đất.

Năm 2000, ông K có đề nghị với cụ E cho mượn một phần diện tích đất nhỏ để cho con trai ông là anh Đồng Quang Y ở tạm và được cụ E đồng ý. Phần diện tích đất này khoảng gần 200m2.

Ngày 02/10/2006, cụ Đ chết, không để lại di chúc.

Ngày 18/01/2011, cụ E chết, để lại di chúc lập ngày 04/02/2007, có người làm chứng là ông Đồng Tiến H và ông Đồng Văn L - trưởng thôn, di chúc được UBND xã H xác nhận ngày 10/02/2007. Theo di chúc, xác định: Giao quyền thừa kế sử dụng đất đai gồm nhà ở, hoa màu trong phạm vi đất sử dụng 1.298 m2. Phần vườn phía ngoài giáp đường trục giao thông của xã là 561 m2, nay giao cho 3 người con trai Đồng Minh K diện tích 194 m2, phía Đông giáp đường trục giao thông xã, phía Bắc giáp gia đình anh Phạm Văn T. Số còn lại chia đôi cho hai con trừ phần cổng từ đường vào nhà trong cụ đang ở là 367 m2: Ông Đồng Mạnh T 183 m2, ông Đồng Xuân Q 183 m2. Riêng ngôi nhà 5 gian và số tài sản diện tích đất còn lại, cụ giao quyền thừa kế cho cháu đích tôn là anh Đồng Văn C. Sau khi cụ mất, người thừa kế được quyền sử dụng, khai thác ngôi nhà 5 gian từ đường cho đến đời con, đời cháu của người thừa kế. Được quyền quản lý giữ gìn hương hỏa của ông bà để lại, song không được bán. Những con cháu trong gia đình cụ không được về đòi chia đất khi có biến động về đất đai. Người được thừa kế phải có trách nhiệm thờ cúng các cụ, ông bà, cha mẹ. Tu sửa ngôi nhà từ đường nếu thời gian lâu ngày bị hư hỏng, xuống cấp. Nguồn kinh phí vận động các cháu nội, ngoại đóng góp thêm để tu tạo, đóng thuế thổ cư cho địa phương. Tạo điều kiện cho các cháu, chắt nội, ngoại về thắp hương cho các cụ, ông bà.

Sau khi cụ E chết, các thành viên trong gia đình đều thống nhất thực hiện theo di chúc do cụ E để lại, riêng ông Đồng Minh K không đồng ý. Tháng 02/2014, ông K và con trai là anh Y đã phá vỡ tường bao, chặt cây cối và xây lấn thêm khoảng 100 m2 mà không thông báo cho các thành viên khác trong gia đình. Các thành viên trong gia đình đã nhiều lần họp bàn để thống nhất cách giải quyết nhưng không có kết quả.

Theo thông tin trong hồ sơ đo đạc năm 2007, diện tích đất của hai cụ để lại, bị chia thành hai thửa, gồm: Thửa số 196, tờ bản đồ số 18 diện tích 738 m2 mang tên Đồng Văn E (gọi tắt là thửa đất số 196) và thửa số 198, tờ bản đồ số 18, diện tích 533 m2, mang tên Đồng Văn K (gọi tắt là thửa đất số 198).

Nay, ông yêu cầu Tòa án xác định di sản thừa kế của cụ E và cụ Đ là toàn bộ diện tích đất tại thửa đất số 196 và thửa đất số 198, tổng diện tích là 1.271 m2 đất và ngôi nhà 5 gian tại thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương, yêu cầu ông K là người đứng tên thửa đất số 198 và người đang trực tiếp sử dụng đất là anh Y trả lại đất để phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật và xóa tên ông K đứng tên thửa đất số 198 trong sổ mục kê và các tài liệu của UBND xã H. Ông T không nhất trí việc trích trả gia đình ông K 195 m2 đất đã bị UBND xã H đối trừ vào đất vườn thừa.

Bà N, bà L, ông Q, anh C, chị X thng nhất với quan điểm của ông T.

Ông K trình bày: Nhất trí với phần trình bày của ông T về quan hệ huyết thống, hàng thừa kế của cụ E và cụ Đ và phần di sản của hai cụ là 738 m2 đất thuộc thửa đất số 196 và ngôi nhà xây 5 gian trên đất.

Đi với thửa đất số 198, có nguồn gốc là của ông cha để lại từ lâu đời. Theo bản đồ địa C được lập theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Phủ Thủ tướng (nay là Thủ tướng) thì diện tích đất này thuộc thửa số 284 + 285, tờ bản đồ sồ 01, diện tích 1.282 m2, đứng tên người sử dụng đất là cụ Đ.

Năm 1989, ông K là công nhân ở thị trấn I, huyện K được nghỉ mất sức và chuyển hộ khẩu, nhập khẩu về xã H, huyện M (nay là huyện K, tỉnh Hải Dương), được UBND xã H chia ruộng để cấy lúa. Sau đó được cụ E đến UBND xã H làm thủ tục chuyển nhượng cho ông K 593 m2 trong tổng số 1.282 m2 đất mà cụ E và cụ Đ đang sử dụng. Theo đề nghị của cụ E, UBND xã H đã làm thủ tục điều chỉnh trên hồ sơ sổ sách theo dõi ruộng đất của xã. Kể từ thời điểm năm 1989, gia đình ông K bắt đầu sử dụng diện tích đất 593 m2 được chuyển nhượng đó.

Theo hồ sơ và sổ mục kê đo lưới tọa độ địa chính lập năm 1994, diện tích đất này thuộc thửa số 20, tờ bản đồ số 04, diện tích 593 m2, đứng tên người sử dụng đất ông Đồng Minh K. Diện tích đất còn lại 702 m2 thuc thửa số 21 tờ bản đồ số 04, đứng tên người sử dụng đất cụ Đồng Văn E.

Từ năm 1990, ông K đã sử dụng diện tích đất này để trồng cây thuốc lào, khoai lang và chuối. Đến năm 1999, ông K xây nhà ở và phần đất còn lại vẫn trồng cây ăn quả. Từ năm 1990, ông K sử dụng ổn định, riêng rẽ diện tích đất này và không có tranh chấp với ai. Cũng từ năm 1990 đến nay, hàng năm gia đình ông K đều nộp thuế nhà đất đầy đủ đối với diện tích đất này.

Theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, do Xí nghiệp trắc địa bản đồ - Công ty đo đạc địa chính và công trình lập tháng 12/2007, có xác nhận của địa chính xã H và xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện K, thì diện tích đất trên thuộc thửa số 198, tờ bản đồ số 18, diện tích 533 m2, đứng tên người sử dụng đất ông Đồng Minh K. Diện tích đất còn lại 738 m2, thuộc thửa số 196, tờ bản đồ số 18, đứng tên người sử dụng đất cụ Đồng Văn E.

Năm 2011, gia đình ông K làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nói trên nhưng cho đến nay diện tích đất này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên đất hiện có các công trình: 01 nhà xây một tầng, tường gạch, mái bê tông cốt thép, diện tích khoảng 70 m2 do ông K xây dựng từ năm 1999; 01 nhà xây một tầng, tường gạch, mái tôn + proximang, diện tích khoảng 70 m2, do ông K xây năm 1999. 01 nhà xây một tầng, tường gạch, mái tôn, diện tích khoảng 70 m2, do ông K và anh Y xây năm 2015. Ngoài ra, trên diện tích đất còn 5 cây vải được ông K nhờ cụ E trồng và trông nom để thu hoạch hoa quả (thời gian cụ E trồng cây, anh Đồng Quang Y vắng nhà vì đi làm ăn kinh tế ở Miền Nam).

Hiện trạng sử dụng đất của thửa đất số 196 và thửa đất số 198 (theo hồ sơ đo đạc năm 2007 và trích lục bản đồ địa chính khu đất do UBND xã H lập tháng 4/2011, có xác nhận của hộ giáp ranh) thì ranh giới giữa hai thửa đất là rõ ràng, có lối đi riêng và đã tồn tại từ lâu.

Quan điểm của ông K, không nhất trí yêu cầu khởi kiện của ông T về việc xác định diện tích 533 m2 ti thửa đất số 198 là di sản thửa kế của cụ E và cụ Đ. Thửa đất này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông K, vì:

- Diện tích đất này, ông K đã được cụ Đồng Văn E làm thủ tục chuyển nhượng cho ông từ năm 1989 và trong các tài liệu, hồ sơ địa chính của UBND xã H lập năm 1994 đến nay, diện tích đất này đều đứng tên người sử dụng đất là ông Đồng Minh K. Nếu cụ E không đến UBND xã H làm thủ tục chuyển nhượng tặng cho ông K diện tích đất trên thì UBND xã H sẽ không có căn cứ để xác định ông K là chủ sử dụng diện tích đất này trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ địa chính của xã.

- Diện tích đất này đã được gia đình ông K sử dụng ổn định từ năm 1989 (trước thời điểm Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực và từ khi cụ E và cụ Đ còn sống) và không có tranh chấp gì. Từ năm 1999, ông K đã thi công xây dựng các công trình trên diện tích đất này và giao cho con trai là Đồng Quang Y sinh sống, trông nom, làm ăn ổn định cho đến nay nhưng đều không gặp phải sử phản đối của cụ E cụ Đ, cũng như tất cả các con của hai cụ.

- Quá trình sử dụng đất từ năm 1989 đến nay, ông K đều được UBND xã H và Chi cục thuế huyện Kim Môn (nay là huyện K) xác định là chủ sử dụng diện tích đất trên thông qua việc hàng năm ông K phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà đất đối với toàn bộ diện tích đất này.

Đi với di sản thừa kế của cụ E và cụ Đ là 738 m2 đt thuộc thửa đất số 196 và căn nhà xây 5 gian trên đất. Đề nghị giữ nguyên thửa đất số 196 và ngôi nhà 5 gian làm nơi thờ cúng. Nếu ông C tu tạo, quản lý được thì bị đơn thống nhất giao cho anh C quản lý, sử dụng.

Đề nghị Tòa án đánh giá tính pháp lý của di chúc, văn bản quy định đất vườn. Ý chí, quan điểm của cụ E lập sau năm 1989. Đối với việc trừ đất 03 (đất nông nghiệp trồng cây hàng năm) của hộ gia đình ông K và giao vào đất vườn, đề nghị phải trích trả cho gia đình ông K phần đất bị trừ được giao vào đất vườn. Phần đất này sẽ giao cho một thành viên trong gia đình ông K quản lý, sử dụng. Đối với tài sản xây dựng của ông K và anh Y trên đất, nếu khi giao đất mà ai được hưởng phần đất có tài sản của ông K và anh Y thì người đó phải trả tiền tài sản cho ông K và anh Y theo như kết luận định giá. Nếu ông K và anh Y được giao đất có phần tài sản của ông K và anh Y thì sẽ không đặt ra giải quyết. Đối với công sức quản lý, duy trì tài sản, ông K và anh Y không yêu cầu.

Bà H, anh Y, chị G, anh D, anh S, chị V thng nhất với quan điểm của ông K.

Bà P trình bày: Từ nhỏ bà sống cùng cụ Đ và cụ E đến năm 1986, đi lao động tại Ucraina. Năm 1990 về Việt Nam, năm 1991 lấy cH và chuyển về gia đình cH ở xã Đ, huyện K, tỉnh Hải Dương. Khi chết cụ E và cụ Đ để lại căn nhà 5 gian, xây năm 1984 và diện tích đất là 1.271 m2. Khi cụ E và cụ Đ còn sống, các anh chị em đều lập gia đình và ở riêng, không con nào ở chung với bố mẹ, chỉ có hai cụ sống chung với nhau. Các cụ được hưởng chế độ liệt sỹ, cụ E được hưởng lương hưu nên con cháu không phải đóng góp gì để nuôi dưỡng, chăm sóc các cụ. Việc bố mẹ bà có cho ông K một phần diện tích đất trong tổng diện tích đất trên không, thì bà không biết, bà chỉ biết ông K có sử dụng một phần diện tích đất này để trồng trọt. Cụ Đ chết thì không để lại di chúc, bà đã xem Văn bản quy định về đất vườn của cụ E, thì đúng là nét chữ viết, chữ ký của cụ E. Sau khi cụ E chết, gia đình có công bố di chúc. Nay, Tòa án giải quyết chia thừa kế của cụ E và cụ Đ, bà từ chối nhận di sản thừa kế. Đề nghị Tòa án không triệu tập bà và xét xử, giải quyết vắng mặt bà.

Anh Y trình bày: Anh kết hôn năm 1995. Năm 1999, bố anh là ông K cho vợ cH anh một phần diện tích đất của cụ E để ở, gồm có 1 nhà mái bê tông, 1 nhà lợp proximang, chi phí do bố mẹ anh xây dựng và để vợ cH anh trông nom. Năm 2015, anh và vợ là Nguyễn Thị G xây thêm 01 gian quán bán hàng ăn trên đất vườn còn lại, tường quán cH lên tường bao đã xây từ trước, khi xây có chặt 01 cây vải, chi phí khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Khi xây, có được sự đồng ý của bố anh. Khi đó, các cô chú có nói diện tích đất không phải của gia đình anh mà là của ông bà nội anh. Anh không nhất trí quan điểm khởi kiện vì diện tích đất là của bố anh.

UBND xã H, huyện K trình bày: UBND xã chỉ lưu giữ tờ bản đồ 299 đo năm 1985, bản đồ đo lưới tọa độ năm 1994, các sổ mục kê ghi chép lại thông tin người sử dụng đất.

Căn cứ tờ bản đồ 299 đo năm 1985, sổ mục kê, thể hiện diện tích đất mang tên cụ Đ là thửa số 284 tờ bản đồ số 01 diện tích 192 m2, (sổ mục kê ghi nhầm là 152 m2) và thửa 285 tờ bản đồ số 01 diện tích 1.130 m2. Tại tở bản đồ đo lưới tọa độ 1994 và sổ sách kèm theo thì thửa đất được tách thành 2 thửa là thửa 20 mang tên ông K diện tích 593 m2 đt thổ cư và thửa 21 mang tên cụ E diện tích là 702 m2 đất thổ cư. Trên bản đồ 299 ngoài số thửa và diện tích được vẽ theo quy định, còn có phần ghi thêm được vẽ bằng bút bi màu xanh chia thửa đất mang tên cụ Đ thành 2 phần, phần 1 ghi chữ E 1000, phần còn lại ghi chữ K 254 bằng bút bi màu xanh, do cán bộ địa chính thời kỳ trước ghi lại, nay không xác định được ai ghi, ý nghĩa ghi là gì (theo ý kiến của nguyên cán bộ địa chính xã, chỉ có ý nghĩa để nộp thuế đất).

Về thủ tục, trình tự tách đất cụ E sang ông K, các tài liệu khác liên quan đến hồ sơ tách thửa đất, UBND xã không lưu giữ nên không cung cấp cho Tòa án được.

- Việc giao đất nông nghiệp (đất 03) năm 1993:

Hộ cụ Phạm Thị Đ có 02 khẩu, gồm cụ Đ và cụ E. Khẩu được giao đất nông nghiệp là 01 khẩu của cụ Đ. Tổng diện tích giao đất nông nghiệp của hộ cụ Đ 250 m2, trong đó cụ Đ 01 khẩu 106 m2, giao đất hương khói liệt sỹ 01 khẩu 72 m2, giao hỗ trợ cán bộ hưu trí địa phương 72 m2.

Hộ ông K, số khẩu giao đất nông nghiệp 5 khẩu. Tổng diện tích đất được giao 2.478 m2. Bình quân 1 khẩu được giao đất là 495,6 m2.

- Việc giao đất nông nghiệp năm 2001, giao đất theo P án điều chỉnh mới, tính đất 03 trong vườn, cụ thể giao đất hai hộ cụ Đ và ông K là:

Hộ cụ Đ có 01 khẩu (Cụ E hưởng hưu trí tại địa phương không được giao đất nông nghiệp). Diện tích được giao 567 m2. Trong đó, đất 03 trong vườn diện tích 72 m2, đất hương khói liệt sỹ (Liệt sỹ Đồng Minh R chưa có vợ con nên bố mẹ được hưởng) 72 m2, đất giao ngoài đồng 423 m2.

Hộ ông K có 05 khẩu. Diện tích đất được giao 2.610 m2. Trong đó, đất 03 giao trong vườn 195 m2, đất giao ngoài đồng 2.415 m2. (Diện tích thực giao ngoài đồng 2.419 m2, bình quân 1 khẩu 522,8 m2).

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay chưa thực hiện. Đối với đất 03 trong vườn các hộ bị trừ tính theo phương thức sau: Diện tích đất vườn - Diện tích đất ở = Đất vườn thừa. Tính quy đổi cụ thể 150 m2 đt vườn thừa = 100 m2 đất nông nghiệp. Đối với diện tích đất ao thừa, tính quy đổi 300 m2 đất ao thừa = 100 m2 đất ngông nghiệp. Mỗi khẩu bị trừ đất vườn thừa không quá 72 m2.

Trình tự, thủ tục trừ đất 03 vào diện tích đất ở đối với gia đình ông K: Năm 1993, UBND xã H tiến hành giao đất ruộng cho nhân dân sinh sống trong xã. Tại thời điểm giao đất, gia đình ông K có 5 nhân khẩu (gồm ông K, anh Y, anh S, anh D và chị V) được chia đất ngoài đồng, và không đối trừ đất trong vườn. Tuy nhiên, đến năm 2001, do có khiếu nại của một số người dân sinh sống trong xã. Nên UBND xã đã tổ chức đo đạc lại diện tích đất 03 và trừ đất 03 ngoài đồng vào đất vườn theo tỷ lệ quy đổi 1,5 vườn = 1 ngoài đồng. Căn cứ đó, hộ gia đình ông K trên sổ sách sử dụng 593 m2 tại thửa đất số 20 (trừ 300 m2 đất ở, còn 293 m2 đt vườn, quy đổi bằng 195 m2 đt ngoài đồng) bị trừ đất 03 để giao vào trong vườn là 195 m2 cho cả hộ là 5 nhân khẩu được giao đất 03 từ 1993. Trình tự, thủ tục điều chỉnh lại đất 03 của hộ gia đình ông K năm 2001, UBND xã H chỉ thực hiện việc thông báo cuộc họp đối với các hộ có đất bị trừ để thống nhất về diện tích và số nhân khẩu để nhân dân được biết và tập hợp thông tin. Sau đó UBND xã sẽ căn cứ vào bản đồ địa chính để tính toán số diện tích bị trừ. Cụ thể, diện tích đất của hộ ông K bị trừ là 195 m2 và thông báo cho nhân dân được biết. UBND xã không ban hành quyết định hay biên bản gì về việc đối trừ đất 03 vào trong vườn vì việc đối trừ đất 03 trong vườn là điều chỉnh lại từ việc giao đất 03 cho các hộ đã được thực hiện từ năm 1993 và được thực hiện theo quy định, chủ trương của Nhà nước vào thời điểm đó.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2018/DS-ST ngày 28/6/2018, Tòa án nhân dân huyện K đã áp dụng Điều 468, 611, 612, 613, 620, 623, 624, 628, 643, 645, 649, 650, 651, 652, 659 và 660 của Bộ luật Dân sự 2015; các Điều 147, Điều 157, Điều 158, Điều 165 và Điều 166 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

Xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Phạm Thị Đ là ngày 03/10/2006, của cụ Đồng Văn E là ngày 19/01/2011; xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ E và cụ Đ, gồm: Ông Đồng Văn I (anh Đồng Văn C và chị Đồng Thị X, là con của ông I được thừa kế thế vị); ông Đồng Minh K; bà Đồng Thị N; bà Đồng Thị L; ông Đồng Mạnh T; ông Đồng Xuân Q và bà Đồng Thị P.

- Trích trả cho hộ ông K, do ông K đại diện (gồm 5 nhân khẩu: Ông K, anh Y, anh S, anh D và chị V) 195 m2 đất tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18, trong tổng diện tích 533 m2.

- Xác nhận di sản thừa kế của cụ E và cụ Đ là 738 m2 đt tại thửa số 196, tờ bản đồ số 18; 01 nhà ở 5 gian cấp 4 xây dựng trên thửa đất số 196 nêu trên, diện tích 121,39 m2; 338 m2 đất tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18 mang tên ông K.

- Xác nhận di chúc của cụ E có hiệu lực đối với đối với 1/2 khối di sản thừa kế của cụ E và cụ Đ.

- Xác nhận 1/2 di sản thừa kế = 169 m2 tại thửa đất số 198, tờ bản đồ số 18 được chia theo di chúc cho ông K, ông T và ông Q. Cụ thể, chia cho ông K 57 m2, chia cho ông T và ông Q mỗi người được 56 m2. 1/2 di sản còn lại = 169 m2 tại thửa đất số 198, được chia theo pháp luật cho 6 kỷ phần, gồm: Ông Đồng Văn I (do anh Đồng Văn C và chị Đồng Thị X được thừa kế thế vị); ông Đồng Minh K; bà Đồng Thị N; bà Đồng Thị L; ông Đồng Mạnh T và ông Đồng Xuân Q, mỗi người được chia: 169 m2/6 = 28,17m2.

Giao cho ông K được quản lý, sử dụng 280 m2 đất (trong đó 195 m2 đt được trích trả đất 03 bị trừ, 57 m2 đất được chia theo di chúc, 28 m2 đất được chia theo pháp luật) tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18; trên đất có nhà ở, lán lợp tôn, proximang, hiện do anh Y, chị V (là con trai, con dâu ông K) quản lý, sử dụng.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà N, bà L, ông T, ông Q, anh C và chị X về việc giao cho anh C được quản lý, sử dụng 253 m2, tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18 để dùng vào việc thờ cúng (trong đó ông T và ông Q, mỗi người được chia 56 m2 đt theo di chúc; ông I (anh C và chị X), bà N, bà L, ông T, ông Q mỗi người được chia 28,17 m2 đt theo pháp luật).

Việc chia đất có sơ đồ kèm theo. Đối với tài sản gắn liền với đất, cây cối nằm trên đường ranh giới chia đất thì phá bỏ.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn chấp nhận sự tự nguyện và sự thỏa thuận của các đương sự, chi phí thẩm định, định giá, án phí, thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 09/7/2018, bà N, ông X, ông Q, ông T, bà L, anh C có đơn kháng cáo, không đồng ý trích trả cho hộ ông K 195m2 đt tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18 trong tổng diện tích 533m2; yêu cầu cấp phúc thẩm chia di sản thừa kế là thửa số 198, tờ bản đồ số 18 diện tích 533m2 theo di chúc và theo pháp luật.

Anh Bùi A đại diện theo ủy quyền của ông K có đơn kháng cáo đề ngày 12/7/2018, yêu cầu cấp phúc thẩm công nhận thửa số 198, tờ bản đồ số 18 diện tích 533m2 thuc quyền sử dụng hợp pháp của ông K và miễn án phí cho ông K.

Ngày 12/7/2018, VKSND huyện K kháng nghị, đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, xác định cụ E thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Đ và được hưởng thừa kế, từ đó chia lại di sản thừa kế; Sửa giá trị di sản của cụ Đ theo đúng kết quả định giá tài sản; Ghi rõ khoản 5 Điều 26 BLTTDS trong phần quyết định của bản án và miễn án phí cho ông K.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Anh Bùi A vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt và giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, nhất trí với quyết định kháng nghị của VKS.

- Ông Q, bà X vắng mặt lần lượt có văn bản ủy quyền cho ông T, anh C là người đại diện.

- Ông T, bà N, bà L, anh C có mặt, giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị HĐXX không trích trả cho hộ ông K 195m2 mà xác định là di sản thừa kế để chia. Anh C đề nghị HĐXX miễn án phí sơ, phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Đi diện VKSND tỉnh Hải Dương phát biểu quan điểm:

- Về việc tuân thủ pháp luật: Từ khi thụ lý vụ án, trong quá trình chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký và các đương sự tham gia phiên tòa tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng.

- Về hướng giải quyết vụ án: Đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND huyện K và kháng cáo của anh C, anh A về án phí. Không chấp nhận phần kháng cáo của các đương sự về nội dung còn lại.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

Về tố tụng:

- Kháng cáo của các đương sự và kháng nghị của VKSND huyện K trong thời hạn quy định tại Điều 273, 280 BLTTDS nên là kháng cáo, kháng nghị hợp lệ và được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Về nội dung:

[1] Xét kháng cáo thứ nhất của anh A – đại diện theo ủy quyền của ông K thì thấy:

Văn bản quy định về đất trong vườn do cụ E lập ngày 01/4/1993 có nội dung: "Thay đổi chính sách của Nhà nước từ khoán 100 sang khoán 10. Đất vườn trừ đất ở là 200 m2. Được tính chuyển sang đất 10% trong vườn. Để đất vườn chuyển sang đất 10% giảm đi, lập văn bản quy định: Tạm giao cho con Đồng Minh K đất ở 200 m2, cộng đất vườn 393 m2 bằng 593 m2 trên sổ sách. Trường hợp anh K chuyển về địa phương làm nhà sẽ giao cho 200 m2 đất ở tại phần vườn ngoài. Phía đông giáp mặt đường trục, phía bắc giáp vườn anh Phạm Văn T. Số đất vườn còn lại 393 m2, anh K tạm quản được giao cho hai anh Đồng Mạnh T và Đồng Xuân Q mỗi anh 1/2, anh T ở giữa, anh Q ở phía cổng vào".

Như vậy văn bản này thể hiện ý chí của cụ E chưa tặng cho ông K quyền sử dụng đất mà chỉ tạm giao cho ông K trên sổ sách, để mục đích đất vườn thừa chuyển sang đất nông nghiệp khi bị trừ sẽ giảm đi. Tại di chúc lập ngày 04/02/2007, cụ E vẫn xác định quyền sử dụng hai thửa đất số 196 và 198 là của cụ nên cụ mới lập di chúc định đoạt toàn bộ hai thửa đất. Do ông K là người sử dụng đất nên có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất. Việc đóng thuế sử dụng đất không phải là căn cứ chứng minh ông K được cho, chuyển nhượng đất hoặc là chủ sử dụng đất hợp pháp của thửa đất. Vì vậy, không có căn cứ xác định cụ E, cụ Đ cho ông K thửa đất số 20, tờ bản đồ số 04 (đến năm 2007 xác định là thửa đất số 198) từ năm 1989 nên không có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của anh A về việc công nhận thửa số 198, tờ bản đồ số 18 diện tích 533m2 thuc quyền sử dụng hợp pháp của ông K.

[2] Xét kháng cáo của ông T, bà N, bà L, ông Q, bà X và anh C thì thấy:

Năm 1993, khi giao đất nông nghiệp (đất 03) cho các hộ dân, UBND xã H không trừ đất 03 vào đất vườn thừa. Đến năm 2001, UBND xã H chia và giao lại đất nông nghiệp cho các hộ dân trên địa bàn xã, trong đó có hộ cụ E, hộ ông K.

Như đã phân tích ở trên, thửa đất số 20 tờ bản đồ số 04, diện tích 593 m2 (đến năm 2007 xác định là thửa đất số 198) đưc cụ E tạm giao cho ông K trên sổ sách, mục đích là để đóng thuế và để đối trừ đất vườn thừa vào đất nông nghiệp giảm đi. UBND xã H đã căn cứ vào quy định của pháp luật, xác định hộ ông K có 05 nhân khẩu (gồm ông K, anh Y, anh S, anh D, chị V) được giao đất nông nghiệp năm 1993, sau khi quy đổi đã trừ 195 m2 đất nông nghiệp của hộ ông K là đúng. Việc trừ đất này thực hiện theo chủ trương chung và thực hiện công khai trên toàn xã, hộ cụ Đ, cụ E có 01 nhân khẩu cũng bị trừ 72 m2 nên cụ Đ và cụ E buộc phải biết chủ trương này nhưng cũng không có ý kiến gì về việc trừ ruộng của hộ ông K. Do đó để đảm bảo quyền lợi của gia đình ông K, cấp sơ thẩm trích trả cho hộ ông K 195m2 đt tại thửa đất số 20 tờ bản đồ số 04 nay là thửa đất số 198 tờ bản đồ số 18 là phù hợp. Thửa đất 198 tờ bản đồ số 18 còn (533m2 – 195m2) = 338m2 là di sản thừa kế của cụ E, cụ Đ để chia. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của các ông/bà T, N, L, Q, X, C.

[3] Xét kháng nghị của VKSND huyện K thì thấy:

Di sản thừa kế của cụ E và cụ Đ gồm 738m2 ở tại thửa 196 và tài sản trên đất thì các đồng thừa kế không yêu cầu chia mà thống nhất giao lại cho anh Đồng Văn C để thờ cúng, cấp sơ thẩm đã công nhận sự thỏa thuận và không có kháng cáo, kháng nghị về phần này.

Phần di sản cụ E và cụ Đ còn lại cần giải quyết là thửa 198, phần diện tích để chia còn lại theo phân tích ở trên là 338m2. Tuy nhiên thời điểm mở thừa kế của cụ Đ trước thời điểm mở thừa kế của cụ E nên khi chia di sản thừa kế của cụ Đ theo pháp luật phải xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm cụ E và 06 người con. Phần di sản của của cụ Đ là 338m2 : 2 = 169m2 chia theo pháp luật thì mỗi người được hưởng phần di sản là 169m2 : 7 = 24,14m2 (làm tròn). Theo đó phần di sản của cụ E là 169m2 + 24,14m2 = 193,14m2. Cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ E và di sản của cụ Đ bằng nhau và bằng ½ khối tài sản chung của hai cụ là không C xác. Như vậy có căn cứ chấp nhận kháng nghị của VKS huyện K về việc chia lại di sản thừa kế.

Chia di sản của cụ E theo di chúc. Theo như cấp sơ thẩm đã phân tích và tính tỷ lệ thì ông K được hưởng 34% tương đương 65,67m2; ông T và ông Q mỗi người được hưởng 63,73m2.

Tng phần diện tích đất ông K được trích trả và được hưởng thừa kế là 195m2 + 24,14m2 + 65,67m2 = 284,81m2. Tại cấp sơ thẩm ông K được giao 280m2. Như vậy phần diện tích của ông K tăng thêm 4,8m2 (làm tròn), trị giá 4,8m2 x 5.000.0000đ/m2 = 24.000.000đ.

Cấp sơ thẩm đã chia di sản thừa kế theo hiện vật, cấp phúc thẩm thấy rằng đã phù hợp với thực tế sử dụng nên cần giữ nguyên. Do toàn bộ phần tài sản còn lại anh C được các đồng thừa kế nhường lại nên anh C có trách nhiệm trả phần chênh lệch cho ông K là số tiền 24.000.000đ.

[4] Đối với kháng nghị của VKS huyện K về việc phần nhận định của bản án sơ thẩm đã ghi chia di sản thừa kế của cụ Đ thành 6 kỷ phần: 169m2/6 = 28,17m2, trị giá 140.833.330đ là không đúng với kết quả thẩm định giá tài sản. Tuy nhiên cấp phúc thẩm đã chia lại di sản của cụ Đ thành 7 kỷ phần nên không xem xét về nội dung này.

[5] Kháng nghị của VKSND huyện K về việc bổ sung khoản 5 Điều 26 BLTTDS trong phần quyết định của bản án là phù hợp nên cần chấp nhận.

[6] Về án phí: Tại cấp sơ thẩm anh C có đơn đề nghị miễn án phí theo trường hợp thân nhân liệt sỹ nhưng không cung cấp được căn cứ chứng minh; ông K là người cao tuổi nhưng không có yêu cầu hay đơn đề nghị miễn án phí nên cấp sơ thẩm quyết định anh C, ông K phải chịu án phí là đúng quy định. Tại cấp phúc thẩm anh C đã cung cấp căn cứ chứng minh là thân nhân liệt sỹ; anh A đã có đơn đề nghị miễn án phí phúc thẩm và án phí dân sự cho ông K. Do đó căn cứ quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng miễn án phí cho anh C và ông K. Do sửa bản án sơ thẩm nên các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

1. Không chấp nhận kháng cáo của các ông Đồng Mạnh T, bà Đồng Thị N, bà Đồng Thị L, ông Đồng Xuân Q, bà Đồng Thị X, anh Đồng Văn C; chấp nhận một phần kháng cáo của anh Bùi A – người đại diện theo ủy quyền của ông Đồng Minh K và chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện K, sửa bản án sơ thẩm số 02/2018/DS-ST ngày 28/6/2018 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Hải Dương.

1.1. Căn cứ: Các Điều 468, 611, 612, 613, 620, 623, 624, 628, 643, 645, 649, 650, 651, 652, 659 và 660 của Bộ luật Dân sự 2015; khoản 5 Điều 26, Điều 147, Điều 157, Điều 158, Điều 165 và Điều 166 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

1.2. Trích trả cho hộ ông Đồng Minh K, do ông K đại diện (gồm 5 nhân khẩu: Ông Đồng Minh K, anh Đồng Quang Y, anh Đồng Mạnh S, anh Đồng Văn D và chị Đồng Thị Thu V) 195 m2 đất tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18, trong trổng diện tích 533 m2.

1.3. Xác định di sản thừa kế của cụ Phạm Thị Đ và cụ Đồng Văn E gồm:

- 738 m2 đất, trị giá 2.206.000.000 đồng, tại thửa số 196, tờ bản đồ số 18 mang tên cụ E, địa chỉ: Thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

- 01 nhà ở 5 gian cấp 4 xây dựng trên thửa đất số 196 nêu trên, diện tích 121,39 m2 trị giá còn lại là 106.742.000 đồng.

- 338 m2 đất, trị giá 1.690.000.000 đồng, tại thửa số 198, tờ bản đồ số 18 mang tên ông K, địa chỉ: Thôn Q, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

Tng trị giá di sản thừa kế là 4.002.742.000 đồng.

1.4. Chia di sản theo giá trị:

- Chia di sản thừa kế của cụ Phạm Thị Đ gồm 169m2 đất tại thửa 198, tờ bản đồ số 18 thôn Q, xã H, huyện K theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm 7 người là cụ Đồng Văn E, ông Đồng Văn I (anh Đồng Văn C, chị Đồng Thị X là con ông I được thừa kế thế vị), ông Đồng Minh K, bà Đồng Thị N, bà Đồng Thị L, ông Đồng Mạnh T, ông Đồng Xuân Q và bà Đồng Thị P. Mỗi kỷ phần được hưởng 24,12m2.

- Chia di sản thừa kế của cụ E gồm 193,14m2 đất tại thửa 198, tờ bản đồ số 18 thôn Q, xã H, huyện K theo di chúc cho ông Đồng Minh K được hưởng 65,67m2; ông Đồng Mạnh T và ông Đồng Xuân Q mỗi người được hưởng 63,73m2 (ông T, ông Q tự nguyện nhường kỷ phần cho anh C).

- Anh Đồng Văn C có trách nhiệm trả cho ông Đồng Minh K chênh lệch giá trị là 24.000.000đ (Hai mươi bốn triệu đồng).

1.5. Về án phí dân sự sơ thẩm: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho anh Đồng Văn C và ông Đồng Minh K.

2. Về án phí phúc thẩm: Hoàn trả cho bà Đồng Thị N, bà Đồng Thị L, ông Đồng Mạnh T, ông Đồng Xuân Q, anh Đồng Văn C, chị Đồng Thị X mỗi người 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện K, tỉnh Hải Dương ngày 16/7/2018 lần lượt theo các biên lai số AA/2016/0000958; AA/2016/0000957; AA/2016/0000955; AA/2016/0000954; AA/2016/0000956; AA/2016/0000959.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án 30/7/2019.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

457
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 33/2019/DS-PT ngày 30/07/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:33/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 30/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về