Bản án 32/2019/HS-PT ngày 22/10/2019 về tội vi phạm các quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

BẢN ÁN 32/2019/HS-PT NGÀY 22/10/2019 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Trong ngày 22 tháng 10 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 38/2019/TLPT-HS ngày 09 tháng 9 năm 2019 đối với bị cáo Nguyễn Duy G do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 12/2019/HS-ST ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

* Bị cáo có kháng cáo: Nguyễn Duy G, sinh ngày 08/01/1990, tại tỉnh Bắc Kạn; HKTT và chỗ ở: Thôn N, xã K, huyện R, tỉnh Bắc Kạn; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Tày; Gtính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyên Duy Quanh và bà Đinh Thị Tấm ;có vợ Triệu Thị Hoài Thu và 02 con; tiền án: không; tiền sự: 01; bị cáo tại ngoại (có mặt).

Các bị cáo không có kháng cáo và không bị kháng nghị: Nông Phúc Bội; Đặng Văn Khánh; Nguyễn Duy T.

* Người bào chữa cho bị cáo: Bà Đỗ Thị Xuân- Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn (có mặt)

* Nguyên đơn dân sự : Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Địa chỉ trụ sở: xã L, huyện R, tỉnh Bắc Kạn.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Doanh Thiêm L - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm N - Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên K(theo quyết định số 101/QĐ-KBT, ngày 29/5/2019 của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên K).

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Tòa án không triệu tập): Anh Nông Phúc Đ, trú tại thôn Bản Kẹ , xã K, huyện RTỉnh Bắc Kạn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong 11 giờ ngày 12/5/2019, Công anhuyện Rnhận được tin báo của quần chúng nhân dân trình báo tại khu vực lũng L, thôn B, xã K, huyện R, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên K có người đang khai thác gỗ trái phép. Sau khi nhận được tin báo, Công anhuyện Rphối hợp vơi Công an xã K, Hạt kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ,huyện Rtiến hành kiểm tra, xác minh theo nguồn tin. Đến hơn 11 giờ cùng ngày thì phát hiện Nguyễn Duy T, Nguyễn Duy G, Nông Phúc B và Đặng Văn K đang sử dụng máy cưa xăng (loại cưa lốc 365) khai thác 01 cây gỗ nghiến (nhóm IIA) đã bị cắt đổ từ lâu tại khu vực L, thôn B, xã K, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên K. Khi tổ công tác bắt giữ thì G và B bỏ chạy, còn Tới, K bị bắt giữ. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, thu giữ 02 máy cưa xăng vỏ màu vàng cam có cả lam và xích, tiến hành niêm phong 02 máy cưa xăng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tổ công tác còn thu giữ một số đồ vật mà K, T, G, B sử dụng cho việc khai thác trái phép gỗ, đồng thời xác định số gỗ nghiến mà các đối tượng khai thác được có khối lượng là 2,173 m3.

Vào khoảng 15 giờ 10 phút ngày 12/5/2019. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện R đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường cùng có mặt K và T. Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện: 01 cây gỗ nghiến bị khai thác trái phép tại lũng L, thôn B, xã K thuộc khoảnh 3 tiểu khu 173. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, vị trí gốc cây gỗ nghiến có tọa độ X: 0452743, Y: 2462977, gốc cây đã bị chặt hạ từ lâu, có đường kính rộng nhất là 90 cm, hẹp nhất là 63cm , gốc cây cao cách mặt đất 50cm. Tại gốc cây có 03 vết cắt, các vết cắt đã cũ , gỗ đã chuyển màu đen, tại các mặt cắt xung quanh gốc cây không phát hiện mùn cưa mới. Cách vị trí gốc cây về phía Tây Nam 48m phát hiện nhiều khúc gỗ nghiến đã bị cắt khúc, trong đó có 05 khúc ở hai đầu khúc gỗ có vết cắt và có nhiều mùn cưa còn mới. Cây gỗ nghiến có tổng khối lượng là 5.449m3, gồm có 09 khúc, số gỗ K, G, T và B khai thác là 05 khúc có khối lượng 2,173m3. Sau khi khám nghiệm hiện trường , số gỗ trên được giao cho Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên K và Uỷ ban nhân dân xã K trông coi, quản lý theo quy định.

Đến chiều cùng ngày Nguyễn Duy G và Nông Phúc B đến trụ sở Uỷ ban nhân dân xã K, huyện R trình diện và tự khai nhận được cùng với K, T vào Khu bảo tồn thiên nhiên K để khai thác trái phép gỗ nghiến tại khu vực lũng L, thôn B, xã K, huyện R thuộc khoảnh 3 tiểu khu 173 Khu bảo tồn thiên nhiên K là rừng đặc dụng theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn .

Tại Cơ quan điều tra, các bị cáo khai nhận: Khoảng 09 giờ 00 phút ngày 11/5/2019, Nguyễn Duy G đến nhà Nông Phúc B để nhờ B đi khai thác gỗ nghiến ở L, thôn B, xã K vào ngày 12/5/2019 để lấy gỗ làm sàn phơi thóc, G có nói cho B biết cách đây khoảng 01 tuần có gặp anh Hoàng Đức T1, sinh năm 1984, trú tại thôn N, xã K,huyện R, anh T1 hỏi G có gỗ bán không, G bảo không và nói hôm nào đi lấy gỗ về còn thừa thì sẽ để lại cho. Lúc này B liền gọi điện cho anh T1 đến nhà B nói chuyện. Khi anh T1 đến nhà B, G và B hỏi anh T1 còn có nhu cầu mua gỗ không, anh T1 trả lời là có, G bảo nếu đi lấy gỗ về làm sàn phơi thóc còn thừa sẽ để lại cho T1, rồi G đi về nhà mình. G gọi điện cho Đặng Văn K để nhờ K đi khai thác gỗ hộ K đồng ý nên G nhờ K mua xăng. Khi G đến nhà T thì gặp T, K đang ngồi uống rượu, G vào ngồi uống rượu cùng và nhờ T đi cùng khai thác gỗ nghiến, T đồng ý.

Khong 07 giờ 30 phút ngày 12/5/2019, G, K, T cùng nhau đi vào lũng L để khai thác gỗ, lúc này B đã chờ trước ở đó. Cả bốn người cùng ngồi nghỉ khoảng 20 phút thì cùng nhau đi tìm gỗ nghiến để khai thác. Sau đó, phát hiện cách vị trí ngồi nghỉ khoảng 100m có 01 cây gỗ nghiến đã bị chặt hạ từ trước đó, phần vỏ đã bị mục. Lúc này K cầm máy cưa của G cắt vào thân cây gỗ nghiến để kiểm tra xem còn sử dụng được không, sau khi cắt thấy gỗ vẫn còn tốt nên cả 04 người cùng thống nhất khai thác lấy gỗ, K và B trực tiếp cầm máy cưa để cắt gỗ thành khúc, còn G và T dùng dao phát xung quanh, vót nêm và chặt cây làm đòn bẩy. Cắt khoảng 40 phút thì được 05 khúc có kích thước dài ngắn khác nhau, khúc ngắn nhất là 1,09m, khúc dài nhất là 2,94m rồi cả 04 người ngồi nghỉ tại địa điểm đang khai thác thì bị lực lượng chức năng phát hiện, G và B bỏ chạy còn K và T bị bắt giữ. Các bị cáo thừa nhận việc khai thác gỗ nghiến trong Khu bảo tồn thiên nhiên K không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trước khi G rủ K, B, T đi khai thác gỗ trái phép để làm ván sàn phơi không nói sẽ trả tiền công cho mọi người, nếu số ván còn thừa sẽ bán cho Hoàng Đức T1 và số tiền thu được sẽ chia đều cho 04 người.

Tại kết luận định giá tài sản số: 06, ngày 29/5/2019 của Hội đồng định giá tài sảnhuyện Rxác định: 5,449m3 gỗ nghiến có giá trị tại thời điểm bị xâm hại là 24.134.100đ (hai mươi bốn triệu một trăm ba mươi bốn nghìn một trăm đồng), riêng 05 khúc gỗ nghiến có tổng khối lượng 2,173m3 mà các bị cáo khai thác có trị giá là 9.618.200đ (chín triệu sáu trăm mưới tám nghìn hai trăm đồng).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 12/2019/HSST ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện R đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Duy G phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” Áp dụng điểm e khoản 1 Điều 232; điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58; Điều 38 Bộ luật hình sự 2015 Xử phạt bị cáo Nguyễn Duy G 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên phạt các bị cáo Nông Phúc B, Đặng Văn K, Nguyễn Duy T mức án 06 (sáu) tháng tù cho hưởng án treo và tuyên xử lý vật chứng, án phí, quyền kháng cáo theo quy định.

Ngày 29/7/2019 bị cáo kháng cáo xin hưởng mức án cải tạo không giam giữ.

Tại phiên tòa bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và khẳng định việc bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 232 là đúng, không oan. Tuy nhiên, mức án 06 tháng tù là nghiêm khắc bị cáo mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét hoàn cảnh gia đình của bị cáo và cho bị cáo được hưởng mức án cải tạo không giam giữ.

Ý kiến của Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa: Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội danh và điều luật áp dụng như vậy là có căn cứ, đúng pháp luật. Bị cáo có kháng cáo xin hưởng mức án cải tạo không giam giữ. Xét thấy, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, là lao động chính trong gia đình, bị cáo được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ nên có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo. Đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo từ 09 tháng đến 12 tháng cải tạo không giam giữ.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của bị cáo phù hợp với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo và thời hạn kháng cáo do vậy được HĐXX xem xét.

Về nội dung vụ án: Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo khai nhận hành vi phạm tội. Sáng ngày 12/5/2019 bị cáo cùng với các bị cáo khác là Đặng Văn K, Nguyễn Duy T và Nông Phúc B sử dụng cưa lốc đến khu vực L, thôn B, xã K thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên K để khai thác gỗ nghiến trái phép. Căn cứ theo bản đồ quy hoạch thì đây là khu rừng đặc dụng thuộc loại rừng tự nhiên. Trong lúc các bị cáo đang khai thác gỗ thì bị cơ quan chức năng phát hiện bắt quả tang. Số gỗ các bị cáo khai thác trái phép được là 05 khúc khối lượng 2,173m3 có tổng giá trị là 9.618.200đ (chín triệu sáu trăm mười tám nghìn hai trăm đồng). Từ những căn cứ trên có đủ cơ sở kết luận Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Nguyễn Duy G và đồng bọn về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định.

Xét đơn kháng cáo của bị cáo: Bị cáo kháng cáo xin được hưởng mức án cải tạo không giam giữ với lý do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị cáo là lao động chính phải nuôi 02 con nhỏ con lớn sinh năm 2014, con nhỏ sinh năm 2017. HĐXX thấy rằng bị cáo được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ là “Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; “Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm i, s khoản 1 Điều 51. Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Duy G đã tự nguyện ra cơ quan công an để đầu thú về hành vi của mình; bị cáo có ông nội là Nguyễn Duy Slông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến nên được hưởng 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015. Các tình tiết giảm nhẹ này đều đã được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét khi quyết định hình phạt đối với bị cáo. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Về nhân thân bị cáo có 01 tiền sự, tại Quyết định số 114/QĐ-XPVPHC ngày 21/9/2018 của Ủy ban nhân dân xã K xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản trái phép.

Tại cấp phúc thẩm, bị cáo có đơn xin xác nhận của chính quyền địa phương về việc bị cáo phạm tội do nhận thức pháp luật còn hạn chế, sống ở vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng trọt. Vì điều kiện mưu sinh bị cáo mới phải vào Khu bảo tồn để tìm gỗ bị cắt hạ từ trước để sử dụng trong gia đình, bị cáo không biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Bị cáo mong được hưởng mức án cải tạo không giam giữ để có điều kiện chăn sóc 02 con nhỏ. Ủy ban nhân dân xã có xác nhận những lời khai của bị cáo trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật. Qua xem toàn bộ hồ sơ và lời khai của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm thấy rằng bị cáo đã nhận ra sai lầm và rất ăn năn về hành vi của mình. Bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, có nơi cư trú rõ ràng, được chính quyền địa phương xác nhận về điều kiện gia đình, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ và không phải chịu tình tiết tăng nặng nào. Do vậy có đủ điều kiện để được hưởng mức án cải tạo không giam giữ theo quy định, kháng cáo của bị cáo được HĐXX chấp nhận.

Về nghĩa vụ khấu trừ thu nhập: Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có thu nhập ổn định nên không áp dụng.

Về án phí: Kháng cáo của bị cáo được HĐXX chấp nhận nên bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bán án sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị HĐXX không xem xét.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm đ khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Duy G. Sửa bản án hình sự sơ thẩm số: 12/2019/HSST ngày 26/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Áp dụng điểm e khoản 1 Điều 232; điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58, Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015;

Xử phạt bị cáo Nguyễn Duy G 12 (mười hai) tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Thời hạn được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Nguyễn Duy G cho Ủy ban nhân dân xã K, huyện R, tỉnh Bắc Kạn giám sát giáo dục. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục bị cáo.

Về án phí: Bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

375
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 32/2019/HS-PT ngày 22/10/2019 về tội vi phạm các quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:32/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Kạn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 22/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về