Bản án 32/2019/HSPT ngày 21/11/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

BẢN ÁN 32/2019/HSPT NGÀY 21/11/2019 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, tại phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 33/2019/HSPT ngày 24 tháng 10 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 27/2019/HSPT ngày 29/10/2019 đối với bị cáo Là Văn P, do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 80/2019/HSST ngày 13/09/2019 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên.

- Bị cáo kháng cáo:

Là Văn P; Tên gọi khác: Không; Sinh năm 1983, tại huyện T, tỉnh Điện Biên; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Bản C, xã Q, huyện T, tỉnh Điện Biên; Dân tộc: Thái; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 9/12; Nghề nghiệp: Nông Nghiệp; con ông: Là Văn L, sinh năm: 1950 và bà: Cà Thị S, sinh năm 1954; Vợ: Lường Thị Y, sinh năm 1986; Bị cáo có 03 người con, con lớn nhất sinh năm 2006, con nhỏ nhất sinh năm 2015. Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị bắt tạm giam từ 05/6/2019 cho đến nay, bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Bị hại: Ông Lò Văn A, sinh năm 1964; trú tại: Bản U I, xã Q, huyện T, tỉnh Điện Biên. Có mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo: Ông Nguyễn Trần D - Luật sư, thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên. Có mặt

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Quàng Văn M, sinh năm 1982; Trú tại: Bản I, xã Q, huyện T, tỉnh Điện Biên. Có mặt.

2. Ông Lò Văn L. (Tên gọi khác: Lò Văn Ư), sinh năm 1983; Trú tại: Bản I, xã Q, huyện T, tỉnh Điện Biên. Có mặt

3. Ông Bùi Văn G, sinh năm 1971; Trú tại: Bản F, xã Q, huyện T, tỉnh Điện Biên. Vắng mặt.

4. Ông Lò Văn S, sinh năm 1968; Trú tại: Bản R, xã E, huyện T, tỉnh Điện Biên. Vắng mặt.

5. Ông Lường Văn X, sinh năm 1963; Trú tại: Bản A, xã N, huyện T, tỉnh Điện Biên. Có mặt.

6. Bà Quàng Thị Ơ, sinh năm: 1967; Trú tại: Bản B, xã N, huyện T, tỉnh Điện Biên. Vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong 08 giờ ngày 08/03/2019, Là Văn P đang ở nhà tại bản C, xã Q, huyện T, có nghe loa phát thanh của bản thông báo: “Nhà ai có trâu bị lạc thì lên bản B, xã N, huyện T, tỉnh Điện Biên để nhận trâu”. Từ ngày 08/3/2019 đến ngày 10/3/2019, P nghe nói nhân dân bản U, bản C, xã Q lên bản B, xã N để nhận trâu lạc nhưng đều không phải trâu của họ. Do nắm được thông tin như vậy nên P nảy sinh ý định chiếm đoạt con trâu bị lạc. Ngày 11/3/2019, P một mình lên bản B, xã N để tìm gặp ông Lường Văn X, sinh năm 1963, trú tại bản B, xã N, huyện T là người đang giữ con trâu lạc. Khi gặp ông X, P hỏi: “ Ông có phải là người đang giữ trâu lạc không?” ông X trả lời: “ Có, trâu bây giờ đang chăn thả ở trên rừng”. Sau đó ông X hỏi lại P: “Trâu mất từ bao giờ, có đặc điểm như thế nào?” P trả lời: “Tôi không nhớ thời gian mất do tôi đi làm thuê ở xa”, ông X hỏi tiếp: “ Có phải con trâu cái, lông màu đen, khoảng 10 tuổi, đuôi ngắn không?”. P nghe thấy vậy, P nói đó đúng là con trâu của tôi bị lạc và nói với ông X là P sẽ đi thuê xe chở trâu và kiếm tiền về chuộc trâu. Sau đó P đi về nhà và gọi điện thoại cho Quàng Văn M, trú tại bản I, xã Q, huyện T để bán trâu. M đồng ý đi xem trâu và gọi điện cho Lò Văn L cùng trú cùng bản rủ L đi cùng. Sau khi gặp nhau, P dẫn L và M đến khu vực “Suối đỏ”, thuộc bản B, xã N để xem trâu. Khoảng 11 giờ, ngày 11/3/2019, cả ba người đi đến nơi, lúc này ông X dẫn P, M, L lên lán nương và chỉ vào 01 con trâu cái khoảng 10 tuổi, lông màu đen, có trọng lượng khoảng 250kg, trị giá 20.000.000 đồng đang tắm ở vũng nước cho P xem thì P nhận đó là con trâu của P. Sau khi P nhận con trâu đi lạc đúng trâu của P, ông X và P thỏa thuận P trả cho ông X 2.400.000 đồng tiền công chăn dắt trâu. Sau khi chuộc được con trâu P đã bán con trâu cho Lò Văn L và Quàng Văn M với giá 17.200.000đ. Đến ngày 15/3/2019, ông Lò Văn A, sinh năm 1964, trú tại bản U I, xã Q, huyện T nghe tin ông Lường Văn X đang giữ 01 con trâu có đặc điểm giống con trâu của gia đình ông đang đi lạc nên đã lên gặp ông X để nhận lại trâu nhưng được ông X cho biết Là Văn P đã chuộc trâu đem bán nên ông A đã làm đơn gửi Công an xã Q, huyện T trình báo về vụ việc. Ngày 05/6/2019, Là Văn P bị bắt giam để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ti Kết luận định giá tài sản số: 18/KL-ĐGTS ngày 31 tháng 5 năm 2019, của Hội đồng định giá tài sản huyện T, kết luận: 01 (một) con trâu cái, 10 tuổi, lông màu đen, khối lượng khoảng 250kg trên địa bàn huyện T có giá trị 20.000.000 (hai mươi triệu đồng).

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 80/2019/HSST ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện T đã quyết định:

1. Tuyên bố: Bị cáo Là Văn P phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

2. Áp dụng: Khoản 1 Điều 174; Điểm i khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38 Bộ luật Hình sự:

Xử phạt bị cáo: Là Văn P 18 (Mười tám) tháng tù.

Thời hạn chấp hành hình phạt tù kể từ ngày 05/6/2019.

3. Trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 584, Điều 585, Điều 589 Bộ luật dân sự:

Buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hai ông Lò Văn A số tiền 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về phần xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của bị cáo, đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 23/9/2019 bị cáo kháng cáo Bản án với nội dung: Không nhất trí với quyết định của bản án sơ thẩm đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xem xét tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của bản án nhân dân huyện T và tuyên bị cáo Là Văn P không có tội. Tại phiên tòa bị cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Ti phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo trình bày ý kiến: Việc đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa khách quan, toàn diện và đầy đủ. Vì không nghiên cứu xem xét thời điểm giữ trâu lạc của ông X có phù hợp với thời gian mất trâu của ông A hay không. Ngày 15/3/2019 ông Lò Văn A mới đến nhà ông X để nhận trâu. Mặt khác, ông A khai gia đình ông A mất trâu vào ngày 25/2/2019. Trong khi đó, ông X đã giữ trâu lạc từ ngày 01/2/2019 Điều này khẳng định rằng: Thời gian ông X đang chăn thả trâu lạc thì gia đình ông A vẫn còn trâu và trâu chưa bị mất. Như vậy, thời gian mất trâu của gia đình ông A sau thời điểm ông X chăn dắt con trâu lạc. Vì theo lời khai của X cho biết “ngày 01/2/2019 ông X phát hiện 01 con trâu cái, lông màu đen đi lạc vào đàn trâu nhà ông”. Đầu tháng 3/2019 ông X báo cho trưởng bản U, xã Q biết việc ông X đang giữ 01 con trâu lạc. Thời gian con trâu thất lạc vào đàn trâu của ông X thì gia đình ông A chưa bị mất trâu, thời gian mất trâu của gia đình ông A chỉ có 09 ngày (từ ngày 25/2/2019 đến 05/3/2019) tính thời điểm mất trâu với thời điểm ông X phát hiện trâu thất lạc lạc vào đàn trâu nhà ông X là không phù hợp. nên ông A tố cáo Là Văn P lừa đảo chiếm đoạt con trâu của nhà ông là thiếu căn cứ pháp luật.

Bản án sơ thẩm đã áp dụng điểm khoản 1 Điều 174/BLHS. Xử phạt bị cáo Là Văn P 18 tháng tù giam là chưa có căn cứ pháp luật. đây là vụ án tranh chấp quyền sở hữu về tài sản “Tranh chấp trâu”, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng huyện T đã xác định dân sự hóa hình sự để điều tra, truy tố và xét xử Là Văn P vê tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đề nghị HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên cho rằng: Về hình thức, đơn kháng cáo của bị cáo nằm trong hạn luật định, được coi là hợp lệ.

Xét nội dung kháng cáo kêu oan của bị cáo Là Văn P, thấy rằng căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và lời khai của bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thể hiện bị cáo Là Văn P đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 01 con trâu trị giá 20.000.000 đồng của gia đình ông Lò Văn A. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố bị cáo phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có căn cứ đúng người, đúng tội bị cáo không bị oan sai. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo Là Văn P và người bào chữa cho bị cáo Là Văn P cũng không cung cấp thêm chứng cứ tài liệu nào mới do vậy không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng cáo kêu oan của bị cáo Là Văn P.

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 355 và Điều 356 BLTTHS không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm số 80/20119/HSST ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi kiểm tra, xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

[1] Về hình thức: Do không đồng ý với Bản án hình sự số 80/2019/HSST ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên, ngày 23/9/2019 bị cáo Là Văn P đã làm đơn kháng cáo kêu oan, theo quy định tại Điều 331 và khoản 1 Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo Là Văn P làm đơn trong hạn luật định, đều trong phạm vi xét xử phúc thẩm nên được coi là hợp lệ.

[2] Xét nội dung đơn kháng cáo HĐXX thấy rằng: Ti phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, Bị cáo Là Văn P không thừa nhận hành vi phạm tội của mình như bản cáo trạng của VKS nhân dân huyện Tuấn Giáo đã truy tố, bị cáo nói rằng con trâu cái mà bị cáo lên lấy chỗ ông X rồi bán lại cho anh M và anh L là trâu của bị cáo lấy bò đổi vào cuối năm 2018, sau đó bị cáo đưa trâu đi thả ở đồi cách nhà khoảng 4 đến 5 km và bị lạc vào đàn trâu của ông X, nên bị cáo mới lên chỗ ông X để lấy trâu và bán cho anh M và anh L. Bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện T đã tuyên xử đối với bị cáo.

Xong qua các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà cơ quan điều tra đã thu thập hợp pháp thì tại bút lục số 161-163 lời khai của Lường Thị W (mẹ vợ của P): năm 2005 đến 2006 ông Là Văn L bố đẻ của P cho P 02 con bò cái để chăn nuôi, năm 2007 đến 2008 02 con bò cái đẻ được 4 con, cũng trong thời gian 2005 bà W có cho P 01 con trâu. Năm 2008 thì vợ chồng P có 06 con bò và 01 con trâu. Đến năm 2010 do không có tiền làm nhà P đã bán con trâu. Khoảng năm 2015 đến 2016 P mang 06 con bò đến gửi ông L (bố đẻ) nuôi hộ. Đến đầu năm 2019 P đã bán 04 con bò, còn 02 con bò ông L bảo con gái của P lấy về để bà ngoại (W) nuôi vào tháng 4/2019. Trong tháng 4/2019 P đã gọi người đến lấy nốt, P không còn có trâu bò.

Tại bút lục số 207 lời khai của ông Là Văn L (bố đẻ của P) cũng khai như lời khai của bà W và khẳng định P không có con trâu bò đổi chác gì và ông còn hỏi tiền bán 02 con bò vào tháng 4/2019 thì P còn nói “Tiền bán bò sẽ để trả lại cho ông A”.

Tại bút lục số: 189 đến số194 lời khai của bị cáo P: Sau khi nghe loa phát thanh của bản thông báo “Nhà ai có trâu bị lạc thì lên bản B, xã N, huyện T, tỉnh Điện W để nhận trâu”. P nghe nói nhân dân bản U, bản C, xã Q lên bản B, xã N để nhận trâu lạc nhưng đều không phải trâu của họ. Do nắm được thông tin như vậy nên P nảy sinh ý định chiếm đoạt con trâu bị lạc. Ngày 11/3/2019, P một mình lên bản B, xã N để tìm gặp ông Lường Văn X và nhận đó là con trâu của mình về để bán kiếm lời. Bị cáo đã lên nhà ông X nhận trâu trong khi đó không biết tý gì về đặc điểm của con trâu rồi bán lại cho ông M và ông L để lấy tiền tiêu sài.

Ti phiên tòa phúc thẩm ông Lường Văn X người giữ con trâu khẳng định rằng Là Văn P không tả được đặc điểm con trâu và cũng không nhận ra con trâu của mình, chỉ đến khi ông X tả về đặc điểm con trâu cho P nghe “Con trâu cái, lông màu đen, sừng dài khoảng 40cm và đuôi hơi ngắn” và chỉ con trâu đang tắm dưới vũng thì P mới nói đó đúng là con trâu của mình. Hơn nữa trước khi lên nhận trâu chỗ ông X, P đã nảy sinh ý định bán con trâu đó cho những người thường mua bán trâu nên P đã gọi điện thoại cho ông Lò Văn L và ông Quàng Văn M lên xem con trâu cùng. Rồi sau đó khi P nhận trâu từ ông X xong P bán luôn cho ông L và ông M. Như vậy lời khai của bị cáo tại bút lục 189 đến 194 về mục đích nhằm chiếm đoạt con trâu bị lạc là có căn cứ. Việc bị cáo cho rằng con trâu đó là do bị cáo lấy bò đổi nhưng tại phiên tòa bị cáo không cung cấp được tài liệu chứng cứ gì để HĐXX xem xét như việc bị cáo lấy bò đổi trâu không ai biết, không ai nhìn thấy, việc bị cáo đem trâu đi thả cũng không ai nhìn thấy. Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng: Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét về thởi điểm ông A mất con trâu (11/3/2019) ông X giữ con trâu (ngày 01/2/2019). Nên luật sư cho rằng Tòa án sơ thẩm xác định ông Lò Văn A là chủ sở hữu và là người bị hại là không chính xác.

Hi đồng xét xử thấy rằng: Tại phiên tòa ông Lò Văn A trình bày ông thả con trâu ở Pú Bút (bãi thả chung của nhiều bản) từ ngày 25/2/2019. Cứ 2 đến 3 ngày ông A lên xem trâu một lần và chỉ xem ban ngày. Đến ngày 11/3/2019 ông lên xem và không thấy con trâu và đã tổ chức cho anh em đi tìm.

Ông Lường Văn X khai rằng: ông giữ trâu bị lạc vào đàn trâu của ông vào ngày 28/2/2019 xong ban ngày ông vẫn thả cùng đàn trâu của nhà ông lên bãi, ban đêm ông lại lùa về buộc cùng trâu của nhà ông. Trong khoảng thời gian đó ông A lên xem trâu vẫn thây ở trên bãi chung nên ông A không biết con trâu của mình bị lạc vào đàn trâu của ông X để đến nhận vì khi lên xem ông vẫn thấy con trâu trên bãi chỉ đến ngày 11/3/2019 khi ông X giao con trâu cho P thì ông mới biết con trâu của mình bị mất và đã đi tìm và được dân bản báo là ông X đang giữ một con trâu cái do đó ông mới đến gặp ông X hỏi lại và được biết ông X đã giao con trâu cho P. Như vậy về thời gian giữ con trâu và thời gian mất con trâu như người bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã trình bày ở trên là không có gì mâu thuẫn. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định ông Lò Văn A là người bị hại trong vụ án là có căn cứ. Những lý do mà luật sư đưa ra là không có căn cứ và không thể chấp nhận được.

Như đã phân tích ở trên mặc dù tại phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa phúc thẩm ngày hôm nay bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội của mình xong qua các tài liệu chứng cứ như đã phân tích ở trên cùng một số tài liệu khác được cơ quan điều tra thu thập hợp pháp có trong hồ sơ vụ án đã có đủ cơ sở khẳng định: Sau khi biết được thông tin ở bản B, xã N, huyện T, tỉnh Điện Biên đang giữ một con trâu bị lạc, một số người dân bản U, bản C, xã Q lên xem nhưng đều không phải trâu của họ. Là Văn P đã nảy sinh ý định chiếm đoạt con trâu đó, trước khi đi P đã điện thoại cho L và M mục đích là bán luôn nên P đã có những hành vi thủ đoạn gian dối lừa người giữ con trâu tưởng là thật nên người giữ con trâu đã giao cho P (P nói với ông X người giữ con trâu do đi làm ăn xa nên không nhớ đặc điểm con trâu) và thực tế Là Văn P đã chiếm đoạt được con trâu đó và bán với giá 17.200.000 đồng. Do đó Là Văn P phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự như tòa án nhân dân huyện T đã tuyên là chính xác. Những lý do mà bị cáo nêu ra là không có căn cứ, do đó HĐXX phúc thẩm không thể chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo được cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[3] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện T, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân nhân huyện T, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án nhân dân huyện T trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra truy tố và tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[4] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[5] Về án phí hình sự phúc thẩm: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

1. Không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo; giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số: 80/2019/HS-ST ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên như sau:

Ti danh: Bị cáo Là Văn P phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Áp dụng: Khoản 1 Điều 174; Điểm i khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38 Bộ luật Hình sự:

Xử phạt bị cáo: Là Văn P 18 (Mười tám) tháng tù.

Thời hạn chấp hành hình phạt tù kể từ ngày 05/6/2019.

2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 584, Điều 585, Điều 589 Bộ luật dân sự: Buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hại ông Lò Văn A số tiền 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

3. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, Bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

4. Các quyết định khác của Bản án hình sự sơ thẩm số 80/2019/HSST ngày ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Điện Biên, không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

217
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 32/2019/HSPT ngày 21/11/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:32/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Điện Biên
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 21/11/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về