Bản án 32/2019/HS-PT ngày 03/05/2019 về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 32/2019/HS-PT NGÀY 03/05/2019 VỀ TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong các ngày 02 và 03 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 63/2018/TLPT-HS ngày 25 tháng 9 năm 2018 do có kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn C đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 54/2018/HS-ST ngày 23/08/2018 của Tòa án nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng.

Bị cáo có kháng cáo:

Nguyễn Văn C, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1967 tại Hải Phòng. Nơi ĐKNKTT: Thôn VX, xã QT, huyện AD, thành phố Hải Phòng; nơi cư trú: Số 114 – L8K9 khu chung cư HH, xã AĐ, huyện AD, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Kế toán; trình độ văn hóa: Lớp 10/10; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; con ông Nguyễn Văn Q và bà Nguyễn Thị T (đã chết); có vợ là Nguyễn Thị L; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo ra đầu thú, tạm giữ từ ngày 14/7/2017 đến ngày 17/7/2017 chuyển tạm giam; có mặt.

Những người bào chữa cho bị cáo:

- Ông Trần Mỹ Long và ông Vũ Ngọc Chi – Luật sư của Văn phòng Luật sư Sao Biển thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; vắng mặt không có lý do.

- Ông Trần Hữu Khoát – Luật sư của Văn phòng Luật sư Lam Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Ông Nguyễn Mạnh Hà – Luật sư của Văn phòng Luật sư Nguyên Minh thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bà Trần Hồng Phúc và bà Ngô Thị Thu Hằng – Luật sư của Công ty Luật TNHH Thực hành Luật Nguyễn Chiến thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; đều có mặt.

Bị hại: Trường THCS HP, huyện AD, thành phố Hải Phòng. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng nhà trường; có mặt.

Người làm chứng:

- Ông Vũ Văn Đ, Chị Trần Thị B, Chị Trần Thị Thanh H, Chị Nguyễn Thị L, có mặt.

- Bảo hiểm xã hội huyện AD; người đại diện hợp pháp: Ông Vũ Văn T1 – Phó giám đốc; có mặt

Những người tham gia tố tụng khác:

- Ông Tăng Văn L1 và ông Vũ Văn T2 – Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện AD; đều có mặt.

- Ông Nguyễn Đức T3 - Điều tra viên Công an huyện AD; có mặt.

- Ông Trần Trung K và ông Nguyễn Thế S – Cán bộ điều tra Công an huyện AD; đều có mặt 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 05/12/2012, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện AD, thành phố Hải Phòng có Quyết định số 1576/QĐ - CT quyết định về việc luân chuyển công tác đối với Nguyễn Văn C - kế toán Trường Trung học cơ sở (THCS) LL, huyện AD, Hải Phòng về nhận công tác và giữ chức vụ kế toán tại Trường THCS HP, huyện AD, Hải Phòng. Từ tháng 01/2013, Nguyễn Văn C đã tiếp nhận và giữ chức vụ kế toán Trường THCS HP. Khi nhận công tác tại Trường THCS HP, C được Ban giám hiệu Trường THCS HP giao toàn bộ công tác chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tài chính-kế toán, Nguyễn Văn C được Ban giám hiệu Trường THCS HP giao cho thực hiện nhiệm vụ thu nộp các khoản tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua cuộc họp Hội đồng sư phạm và Trung tâm sư phạm nhà trường ngày 04 tháng 01 năm 2013 (có biên bản cuộc họp ghi nhận). Nguyễn Văn C nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2013.

Đi với những giáo viên trong diện biên chế, hàng tháng việc thu tiền bảo hiểm được Nguyễn Văn C thực hiện bằng cách trực tiếp trừ tiền thu trả cho Bảo hiểm xã hội huyện AD từ nguồn tiền lương rồi làm chứng từ thanh toán qua hệ thống Kho bạc Nhà nước huyện AD thông qua các giấy rút dự toán ngân sách. Khoản thu nộp tiền bảo hiểm của các giáo viên biên chế được Nguyễn Văn C làm thủ tục chuyển đầy đủ. Đối với những giáo viên hợp đồng (gồm cả giáo viên ký hợp đồng với UBND huyện AD và giáo viên ký hợp đồng với Trường THCS HP) thì hàng tháng những giáo viên hợp đồng này phải nộp tiền đóng BHXH trực tiếp bằng tiền mặt cho Nguyễn Văn C và C phải có trách nhiệm nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội huyện AD mở tại Ngân hàng Agribank chi nhánh AD, Hải Phòng.

Trường THCS HP, năm 2013 và năm 2014 có 15 người là giáo viên hợp đồng, trong đó có 13 người giáo viên ký hợp đồng với UBND huyện (gồm: Đoàn Thị D; Phùng Văn Đ2, Lê Thị H3, Trần Thị P, Nguyễn Thị H4, Bùi Thị Kim L2, Đinh Thị Thu H6, Nguyễn Thị T6, Đào Thị T7, Vũ Thúy B1, Nguyễn Mạnh H2, Trần Thị Minh H1, Nguyễn Thị Thanh T4) và 02 người là giáo viên ký hợp đồng với nhà trường (gồm Nguyễn Thị H5 và Nguyễn Thị Thanh T5) tham gia đóng tiền bảo hiểm. Năm 2015, chị Nguyễn Thị Thanh T4 chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng với Trường THCS HP, Trường THCS HP còn 14 người là giáo viên hợp đồng, trong đó có 12 người là giáo viên hợp đồng huyện và 02 người là giáo viên hợp đồng trường tham gia đóng tiền bảo hiểm. Các hợp đồng lao động của những giáo viên này đều được ký có thời hạn 12 tháng. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, đối tượng là các giáo viên hợp đồng công tác và giảng dạy tại Trường THCS HP ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với UBND huyện AD và Trường THCS HP thuộc diện đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 25/10/2011 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, Trường THCS HP là đơn vị sự nghiệp công lập nên việc nộp tiền bảo hiểm xã hội của các giáo viên hợp đồng được thực hiện theo phương thức nộp tiền hàng tháng vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội huyện AD mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo quy định tại quyết định 1111/QĐ-BHXH, mức thu tiền BHXH, BHYT, BHTN như sau: Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013: Thu 30,5% số tiền hưởng lương hàng tháng theo hợp đồng lao động; từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2015: Thu 32,5% số tiền hưởng lương hàng tháng theo hợp đồng lao động. Đối với những giáo viên hợp đồng, hàng tháng Nguyễn Văn C căn cứ vào số tiền lương và mức đóng bảo hiểm của mỗi giáo viên để xác định số tiền bảo hiểm phải nộp cho Cơ quan bảo hiểm xã hội. Nguyễn Văn C lập một danh sách, trong danh sách đó ghi rõ họ tên giáo viên và số tiền bảo hiểm mỗi giáo viên hợp đồng phải nộp. Sau khi các giáo viên nộp tiền, ký tên xác nhận vào danh sách để Nguyễn Văn C lưu vào hồ sơ theo dõi. Nguyễn Văn C thực hiện thu tiền bảo hiểm của những giáo viên hợp đồng của nhà trường từ tháng 01/2013 đến hết tháng 09/2015. Đến thời điểm tháng 09/2015, các giáo viên hợp đồng của nhà trường đã đóng đầy đủ tiền bảo hiểm cho Nguyễn Văn C.

Cụ thể, số tiền bảo hiểm C đã thu của các giáo viên hợp đồng như sau: Đối với 02 giáo viên ký hợp đồng với nhà trường:

- Chị Nguyễn Thị H5: Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng): chị H5 đã nộp tiền BHXH cho Nguyễn Văn C theo mức lương 1.300.000đ (một triệu ba trăm ngàn đồng), mức thu 30,5%. Như vậy mỗi tháng chị H5 đã nộp cho Nguyễn Văn C số tiền bảo hiểm là 396.500đ (ba trăm chín mươi sáu ngàn năm trăm đồng). Trong năm 2013, chị H5 đã nộp cho Nguyễn Văn C tổng số tiền bảo hiểm là 4.758.000đ (bốn triệu bẩy trăm năm mươi tám ngàn đồng). Từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2015 (18 tháng), chị H5 nộp tiền bảo hiểm theo mức lương 2.415.000đ (hai triệu bốn trăm mười lăm ngàn đồng), mức thu 32,5%. Như vậy mỗi tháng chị H5 đã nộp cho Nguyễn Văn C số tiền bảo hiểm là 784.875đ (bẩy trăm tám mươi tư ngàn tám trăm bảy mươi lăm đồng). Trong năm 2014 và 06 tháng đầu năm 2015, chị H5 đã nộp cho Nguyễn Văn C số tiền bảo hiểm là 14.127.000đ (mười bốn triệu một trăm hai mươi bảy ngàn đồng). Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 chị H5 nghỉ sinh con nên không tham gia đóng tiền bảo hiểm. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2015, chị H5 đã nộp cho Nguyễn Văn C tổng số tiền bảo hiểm là 18.885.000đ (mười tám triệu tám trăm tám mươi lăm ngàn đồng).

Từ thời điểm tháng 01/2014, mặc dù đã thu tiền bảo hiểm của chị H5 lên mức 2.415.000đ nhưng Nguyễn Văn C đã không làm điều chỉnh mức đóng bảo hiểm cho chị H5 tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện AD, vẫn để ở mức đóng 1.300.000đ. Khi Cơ quan BHXH huyện AD thanh toán chế độ thai sản cho chị H5 chỉ thanh toán theo mức đóng 1.300.000đ với số tiền thai sản được thanh toán là 10.100.000đ (mười triệu một trăm ngàn đồng). Tiền thanh toán thai sản cho chị H5 nếu tính theo mức đóng thực tế Nguyễn Văn C đã thu (mức 2.415.000đ, thu 32,5%) thì số tiền thai sản chị H5 được hưởng theo quy định sẽ phải là 16.790.000đ. Như vậy, tiền thanh toán chế độ thai sản của chị H5 bị thiệt hại do Nguyễn Văn C không điều chỉnh mức đóng bảo hiểm cho chị H5 là 6.690.000đ (sáu triệu sáu trăm chín mươi ngàn đồng).

- Chị Nguyễn Thị Thanh T5: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2015 chị T5 đã nộp tiền BHXH cho Nguyễn Văn C theo mức lương 1.300.000đ, từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013, chị T5 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là 396.500đ/tháng x 12 tháng = 4.758.000đ (mức thu là 30,5%); từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014, chị T5 nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 422.500đ/tháng x 12 tháng = 5.070.000đ (mức thu 32,5%); từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015, chị T5 nộp số tiền cho C số tiền bảo hiểm là: 422.500đ/tháng x 6 tháng = 2.535.000đ; từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2015 chị T5 nghỉ sinh con nên không tham gia đóng bảo hiểm. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2015, chị T5 đã nộp cho Nguyễn Văn C tổng số tiền bảo hiểm là 12.363.000đ (mười hai triệu ba trăm sáu mươi ba ngàn đồng).

Như vậy từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2015, tổng số tiền bảo hiểm chị Nguyễn Thị H5 và chị Nguyễn Thị Thanh T5 đã nộp cho Nguyễn Văn C là 31.248.000đ (ba mươi mốt triệu hai trăm bốn mươi tám ngàn đồng). Toàn bộ số tiền trên, Nguyễn Văn C đã trực tiếp nhận.

Đi với các giáo viên ký hợp đồng với UBND huyện AD: Thời điểm năm 2013 và năm 2014, tại Trường THCS HP có 13 người là giáo viên ký hợp đồng với UBND huyện công tác tại nhà trường và có tham gia đóng tiền bảo hiểm. Từ tháng 01/2015, giáo viên Nguyễn Thị Thanh T4 xin nghỉ công tác nên Trường THCS HP chỉ còn lại 12 người là giáo viên ký hợp đồng với UBND huyện tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội, cụ thể từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, C đã thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng với UBND huyện AD công tác tại trường THCS HP như sau:

- Chị Đào Thị D: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013 (06 tháng), chị D đã nộp tiền BHXH cho Nguyễn Văn C theo mức lương 1.050.000đ; số tiền bảo hiểm xã hội chị D đã nộp cho C trong 06 tháng đầu năm 2013 là: 1.050.000 x 1,99 x30,5% x06 tháng = 3.823.000đ. Từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2013 (06 tháng) số tiền chị D đã nộp cho C để đóng BHXH là: 1.150.000x1,99x30,5% x06 = 4.188.000đ. Từ tháng 01/2014 đến tháng 3/2014, số tiền chị D đã nộp cho C để đóng BHXH là: 2.094.000đ. Từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014, chị D đã nộp tiền cho C để đóng BHXH là: 1,99 x 1.150.000 x 32,5% x 09=6.687.000đ. Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015 chị D nghỉ sinh con nên không tham gia đóng bảo hiểm. Từ tháng 7/2015 đến tháng 9/2015 (03 tháng) chị D đã nộp cho C để đóng BHXH số tiền là: 2,34x1.150.000x32,5% x 03 tháng= 2.623.000đ. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, chị D đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là 19.415.000đ.

- Anh Phùng Văn Đ2: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, anh Đ2 đã đóng tiền bảo hiểm cho C là: 1.050.000đ x 2,34 x 30,5% x 06= 4.500.000đ; từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 (06 tháng), anh Đ2 đã đóng tiền bảo hiểm cho C là: 1.150.000đ x 2,34 x 30,5% x 06 tháng = 4.920.000đ; Trong năm 2014 và 09 tháng đầu năm 2015 (21 tháng), anh Đ2 đã đóng cho C số tiền bảo hiểm là: 2,34 x 1.150.000đ x 32,5% x 21 tháng = 18.354.000đ. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, anh Đ2 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 27.774.000đ.

- Chị Trần Thị P: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, chị P nộp tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là 637.000đ/tháng x06 tháng = 3.822.000đ (mức thu bảo hiểm là 30,5%); từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, chị P nộp cho C số tiền bảo hiểm là 698.000đ/tháng x 06 tháng = 4.188.000đ (mức thu 30,5%); từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014, chị P đóng bảo hiểm cho C với mức thu là 32,5%, mỗi tháng đóng bảo hiểm là 743.000đ; tổng số tiền đóng trong năm 2014 là 743.000đ x12 tháng = 8.916.000đ. Từ tháng 01/2015 đến tháng 9/2015 (09 tháng), số tiền đóng bảo hiểm là 743.000đ x 09 tháng = 6.687.000đ. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, chị P đã nộp tiền bảo hiểm cho C là 23.613.000đ.

- Chị Nguyễn Thị H4: Năm 2013, chị H4 nghỉ sinh con từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2013, nên trong năm 2013 chị chỉ đóng tiền bảo hiểm cho C 06 tháng (là các tháng 1; 2; 3 và 10; 11; 12/2013), với số tiền là 06 tháng x 820.000đ= 4.920.000đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 3/2014, chị H4 nộp tiền bảo hiểm cho C là 820.000đ/tháng x03 tháng = 2.460.000đ; từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2014, chị H4 đóng tiền bảo hiểm cho C là 874.000đ/tháng x 03 tháng = 2.622.000đ; từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015, chị H4 nộp tiền bảo hiểm cho C là: 874.000đ/tháng x 12 tháng= 10.488.000đ; từ tháng 7/2015 đến hết tháng 12/2015, chị H4 nghỉ sinh con nên không đóng tiền bảo hiểm. Như vậy, tổng số tiền bảo hiểm chị H4 đã đóng cho C tính từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2015 là 20.490.000đ.

- Chị Bùi Thị Kim L2: Từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2013 (05 tháng), chị L2 đóng tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là 573.247đ/tháng x05 tháng = 2.866.235đ; từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013, chị L2 đóng tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là: 627.842đ/tháng x 07 tháng = 4.394.894đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 8/2014, chị L2 đóng tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là 669.012đ/tháng x 8= 5.352.096đ; từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014, chị L2 đóng tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là 669.000đ/tháng x 04 tháng = 2.676.000đ; từ tháng 01/2015 đến tháng 9/2015, chị L2 nộp cho C số tiền bảo hiểm là 784.875đ/tháng x 09 tháng = 7.063.875đ. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, chị L2 đã đóng tiền bảo hiểm cho C là 22.353.000đ - Chị Đinh Thị Thu H6: Từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2013, chị H6 nộp tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là: 637.300đ/tháng x05 tháng = 3.186.000đ; từ tháng 6/2013 đến tháng 8/2013 (03 tháng), chị H6 đóng tiền bảo hiểm cho C tổng số tiền là 2.033.000đ (được trừ trực tiếp qua tài khoản ngân hàng); từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013, chị H6 nộp trực tiếp số tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là 698.000đ/tháng x04 tháng = 2.792.000đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 5/2014, số tiền bảo hiểm chị H6 nộp cho C là 743.63 x 05 tháng = 3.718.815đ; từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2015, C trực tiếp thu tiền bảo hiểm của chị qua tài khoản với mức thu là 743.763/tháng x 16 tháng= 11.900.208đ. Tổng cộng số tiền bảo hiểm chị H6 đã nộp cho C từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015 là: 26.161.213đ.

- Chị Lê Thị H3: Tháng 01/2013, chị H3 đã nộp tiền bảo hiểm cho C là 637.000đ/tháng; từ tháng 3/2013 đến tháng 6/2013 chị H3 nghỉ chế độ thai sản nên không đóng tiền bảo hiểm; tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, chị H3 nộp tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là: 698.000đ/tháng và đóng bù tiền bảo hiểm tháng 02/2013 cho C, tổng cộng số tiền chị H3 đóng cho C là 4.824.000đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2014, chị H3 đã nộp tiền bảo hiểm cho C với mức đóng là: 744.000đ/tháng x 06 tháng = 4.462.000đ; từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2015, C trực tiếp trừ tiền bảo hiểm hàng tháng qua tài khoản lương của chị Lê Thị H3 với mức thu là: 744.000đ/tháng, tổng số tiền thu là: 11.156.000đ. Ngoài ra, chị H3 còn đóng tiền truy thu bảo hiểm xã hội cho C từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012 với mức đóng là 637.000đ/tháng x04 tháng = 2.548.000đ. Tổng số tiền chị H3 đã nộp cho C để đóng bảo hiểm từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015 là: 23.632.000đ.

- Chị Nguyễn Thị T6: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, mỗi tháng chị T6 đã đóng tiền bảo hiểm cho C là 573.000đ/tháng x 06 tháng = 3.439.000đ; từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, số tiền bảo hiểm chị T6 đã nộp cho C là: 627.842đ/tháng x 06 tháng = 3.767.000đ. Năm 2014 và 09 tháng đầu của năm 2015 (21 tháng), chị T6 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 669.000đ/tháng x 21 tháng = 14.049.000đ. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, chị T6 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 21.255.000đ - Chị Đào Thị T7: Từ tháng 01/2013 đến tháng 4/2013, chị T7 nghỉ sinh con nên không đóng tiền bảo hiểm; từ tháng 5/2013 đến tháng 6/2013, chị T7 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 637.000đ/tháng x 02 tháng = 1.274.000đ; từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, chị T7 đã nộp tiền bảo hiểm cho C là 698.000đ/tháng x 06 tháng = 4.188.000đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 10/2014, chị T7 nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 744.000đ/tháng x 10 tháng = 7.440.000đ; từ tháng 11/2014 đến tháng 02/2015, chị T7 không nộp tiền bảo hiểm do cắt lương theo chế độ nghỉ thai sản. Từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2015, chị T7 nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 875.000đ/tháng x 07 tháng = 6.125.000đ. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015 chị T7 đã nộp số tiền bảo hiểm cho C là: 19.027.000đ.

- Chị Vũ Thúy B1: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, chị B1 nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 573.000đ/tháng x 06 tháng = 3.439.000đ; từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, chị B1 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 627.842đ/tháng x 06 tháng = 3.767.000đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 5/2014 là: 627.842đ/tháng x 05 tháng = 3.140.000đ (mức thu 30,5%); từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015, số tiền bảo hiểm chị B1 đã nộp cho C là: 669.000đ/tháng x 12 tháng = 8.028.000đ (mức thu 32,5%). Từ tháng 6/2015 chị B1 nghỉ thai sản nên không tham gia đóng bảo hiểm. Tổng cộng từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, chị B1 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 18.374.000đ.

- Anh Nguyễn Mạnh H2: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, anh H2 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 750.000đ/tháng x 06 tháng= 4.500.000đ (mức thu 30,5%, hệ số lương 2,34); từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, số tiền bảo hiểm anh H2 đã nộp cho C là: 820.000đ/tháng x 06 tháng = 4.920.000đ (mức thu 30,5%, hệ số lương 2,34, lương cơ bản: 1.150.000đ); Năm 2014 và 09 tháng đầu năm 2015 (21 tháng) anh H2 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 874.457đ/tháng x 21 tháng = 18.363.000đ (mức thu 32,5%, hệ số lương 2,34, lương cơ bản 1.150.000đ). Tổng cộng số tiền bảo hiểm anh H2 đã nộp cho C từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015 là: 27.783.000đ.

- Chị Trần Thị Minh H1: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, chị H1 nộp tiền bảo hiểm cho C là: 750.000đ/tháng x 06 tháng = 4.500.000đ (mức thu là 30,5% trong số tiền lương được lĩnh là 2.457.000đ/tháng); từ tháng 7/2013 đến tháng 3/2014 (09 tháng), chị H1 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 821.000đ/tháng x 09 tháng = 7.389.000đ (mức thu 30,5% trong tổng số tiền lương mỗi tháng là 2.691.000đ); từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2015, C thu tiền bảo hiểm của chị H1 là: 874.000đ/tháng x18 tháng = 15.732.000đ (mức thu là 32,5% trong tổng số lương lĩnh mỗi tháng là 2.691.000đ). Tổng cộng số tiền bảo hiểm từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, C đã thu của chị H1 là: 27.621.000đ.

- Chị Nguyễn Thị Thanh T4: Từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013, chị T4 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là 750.000đ/tháng x 06 tháng = 4.500.000đ (mức thu 30,5%); từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013, chị T4 đã nộp cho C số tiền bảo hiểm là: 820.000đ/tháng x 06 tháng = 4.920.000đ; từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 chị T4 nộp cho C số tiền đóng bảo hiểm là 874.500đ/tháng x 12 tháng = 10.494.000đ. Năm 2015, chị T4 chuyển công tác khác, chấm dứt hợp đồng với trường THCS HP nên không tham gia đóng bảo hiểm cho C nữa. Tổng cộng số tiền bảo hiểm chị T4 đã nộp cho C từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014 là: 19.914.000đ.

Căn cứ các tài liệu điều tra xác định: Tổng số tiền bảo hiểm Nguyễn Văn C đã thu của 13 giáo viên ký hợp đồng với UBND huyện AD tại Trường THCS HP từ thời điểm tháng 01/2013 đến hết tháng 09/2015 là 297.141.000đ (hai trăm chín mươi bảy triệu một trăm bốn mươi mốt ngàn đồng). Trong đó từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2014, Nguyễn Văn C thu tiền bảo hiểm bằng hình thức thu trực tiếp bằng tiền mặt hàng tháng với tổng số tiền là 124.721.544đ (một trăm hai mươi bốn triệu bẩy trăm hai mươi mốt ngàn năm trăm bốn mươi bốn đồng). Từ tháng 07/2014 đến tháng 09/2015, Nguyễn Văn C thỏa thuận với các giáo viên hợp đồng huyện thu tiền bảo hiểm của họ bằng hình thức trừ trực tiếp tiền bảo hiểm hàng tháng trong tài khoản cá nhân khi C làm tiền lương và được các giáo viên đồng ý. Để thực hiện được việc thu tiền của các giáo viên bằng hình thức này, Nguyễn Văn C đã làm ra 02 Danh sách chi trả tiền lương có số liệu khác nhau. Trong đó 01 danh sách chi trả tiền lương C làm đúng số liệu tiền lương của C và của các giáo viên. Danh sách này C lưu vào hồ sơ kế toán của nhà trường để lưu trữ và phục vụ việc thanh tra, kiểm tra và giao cho ông Vũ Văn Đ một bản để ông Đ lưu giữ; 01 danh sách chi trả tiền lương C điều chỉnh số liệu tiền lương của các giáo viên khi đã trừ đi tiền bảo hiểm mỗi tháng của họ rồi chuyển toàn bộ số tiền bảo hiểm đó vào tài khoản cá nhân của C. Danh sách đã điều chỉnh này, C chuyển cho Ngân hàng Agribank để thực hiện việc chuyển tài khoản trả tiền lương hàng tháng. Bị cáo C khai nhận về nguyên tắc, C không được thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng bằng hình thức trừ tiền trong tài khoản cá nhân của họ để chuyển vào tài khoản cá nhân của mình. Tuy nhiên, C đã thực hiện việc điều chỉnh và làm ra 02 danh sách chi trả tiền lương khác nhau như trên.

Căn cứ số liệu trong sổ phụ tài khoản cá nhân số 2102205047703 mang tên Nguyễn Văn C do Ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng cung cấp, xác định tổng số tiền bảo hiểm Nguyễn Văn C đã thu của các giáo viên hợp đồng huyện bằng hình thức trừ trong tài khoản từ tháng 07/2014 đến tháng 09/2015 là 172.419.456đ (một trăm bảy mươi hai triệu bốn trăm mười chín ngàn bốn trăm năm mươi sáu đồng). Toàn bộ số tiền này, Nguyễn Văn C chuyển vào tài khoản cá nhân của mình. Sau đó Nguyễn Văn C đã nhiều lần làm thủ tục rút tiền ra để chi tiêu cá nhân mà không làm thủ tục nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện AD( từ ngày 22/7/2014 đến 30/9/2015).

Ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng đã cung cấp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện AD sổ phụ tài khoản cá nhân mang tên Nguyễn Văn C và mang tên 13 giáo viên hợp đồng huyện của trường THCS HP. Các số liệu tiền lương tháng từ tháng 07/2014 đến tháng 09/2015 của Nguyễn Văn C và 13 giáo viên phù hợp với lời khai của Nguyễn Văn C và lời khai của các giáo viên về việc Nguyễn Văn C thu tiền bảo hiểm bằng hình thức trừ trực tiếp trong tài khoản ngân hàng. Ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng cũng đã cung cấp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện AD danh sách chi trả tiền lương các tháng từ tháng 07/2014 đến tháng 09/2015. Đây là danh sách bản thứ 2 do Nguyễn Văn C làm ra để thực hiện việc thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng chuyển vào tài khoản cá nhân của Nguyễn Văn C.

Xác minh tại Bảo hiểm xã hội huyện AD xác định: Tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN do Bảo hiểm xã hội huyện AD đã thu (tính trên phần mềm thu) của 15 đồng chí giáo viên hợp đồng trường THCS HP từ thời điểm tháng 01/2013 đến tháng 09/2015 là 310.911.165đ (ba trăm mười triệu chín trăm mười một ngàn một tăm sáu mươi lăm đồng). Đối chiếu với số tiền bảo hiểm thực tế C đã thu của 15 giáo viên hợp đồng là 328.660.000đ (ba trăm hai mươi tám triệu sáu trăm sáu mươi ngàn đồng) thấy: Nguyễn Văn C đã thu thừa số tiền là 17.486.835đ, trong đó C truy thu tiền bảo hiểm 04 tháng năm 2012 của 02 giáo viên hợp đồng (chị H6 và chị H4) số tiền là 5.098.000đ, số tiền còn lại C thu thừa do không điều chỉnh mức đóng tiền bảo hiểm của một số giáo viên hợp đồng.

Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội huyện AD, đến thời điểm hết tháng 12/2012, Trường THCS HP không còn nợ tiền nộp bảo hiểm của cán bộ giáo viên nhà trường đối với Bảo hiểm xã hội huyện AD. Số tiền nộp bảo hiểm cán bộ giáo viên còn dư là 39.675.883đ (ba mươi chín triệu sáu trăm bảy mươi lăm ngàn tám trăm tám mươi ba đồng). Theo phần mềm thu tiền bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội huyện AD xác định: Từ thời điểm tháng 01/2013 đến hết tháng 09/2015, tổng số tiền bảo hiểm phải thu của tất cả cán bộ giáo viên trường THCS HP(gồm cả biên chế và hợp đồng) là 1.735.635.018đ (một tỷ bảy trăm ba mươi lăm triệu sáu trăm ba mươi lăm ngàn không trăm mười tám đồng) bao gồm cả số tiền 157.654.469đ là tiền bảo hiểm bị can C đã làm thủ tục điều chỉnh mức lương cho 30 giáo viên biên chế trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2015. Trong đó tổng số tiền thu bảo hiểm của các giáo viên biên chế là 1.424.723.854đ, tổng số tiền bảo hiểm thu của giáo viên hợp đồng là 310.911.165đ (ba trăm mười triệu chín trăm mười một ngàn một trăm sáu mươi lăm đồng).

Căn cứ chứng từ Trường THCS HP nộp tiền bảo hiểm cho các giáo viên biên chế qua hệ thống kho bạc Nhà nước huyện AD xác định:

Từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2015 có 10 (mười) chứng từ nộp tiền bảo hiểm cho các giáo viên biên chế chuyển qua hệ thống Kho bạc Nhà nước huyện AD với tổng số tiền là 1.656.694.955đ. So sánh đối chiếu với số tiền bảo hiểm đã thu trên phần mềm thu của Bảo hiểm xã hội huyện AD đối với các giáo viên biên chế trong cùng khoảng thời gian trên là 1.424.723.854đ thấy số tiền nộp bảo hiểm của các giáo viên biên chế từ nguồn Kho bạc Nhà nước huyện AD chuyển sang tài khoản thu của Bảo hiểm xã hội huyện AD dư 231.971.101đ (hai trăm ba mươi mốt triệu chín trăm bảy mươi mốt ngàn một trăm linh một đồng). Số tiền 231.971.101đ bảo hiểm nộp dư là do hệ số lương của các giáo viên biên chế chưa được điều chỉnh so với mức hưởng lương thực tế của các giáo viên và được nộp cho số giáo viên hợp đồng của nhà trường. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2015, C đã nhiều lần thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng nhưng không nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện AD. Song đến tháng 9/2015, nhà trường mới phát hiện được. Do vậy, tính đến tháng 9/2015, trường THCS HP còn nợ tiền bảo hiểm đối với Bảo hiểm xã hội huyện AD là 83.011.637đ, trong đó lãi chậm nộp là 22.997.445đ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện AD đã làm việc với Trường THCS HP để thu thập tài liệu, chứng cứ. Các giáo viên hợp đồng của Trường THCS HP đã cung cấp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện AD một số giấy biên nhận về việc nộp tiền bảo hiểm các tháng cho Nguyễn Văn C từ tháng 01/2013, có chữ ký xác nhận của người thu là Nguyễn Văn C. Bị can C sau khi được xem kỹ các chữ ký xác nhận trong các giấy biên nhận trên đã xác nhận và khẳng định đúng chữ ký và chữ viết trực tiếp do bị can C viết và ký xác nhận đã nhận tiền bảo hiểm của các giáo viên. Tại Bản kết luận giám định số 122/KLGĐ ngày 08/01/2018 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hải Phòng kết luận: Chữ viết “Nguyễn C” và “Ng C” và chữ ký mang tên “Ng C” có trong các giấy biên nhận so với chữ viết và chữ ký của Nguyễn Văn C, sinh năm 1967, ĐKNKTT: thôn VX, xã QT, huyện AD, thành phố Hải Phòng trên các tài liệu mẫu so sánh (các bản tự khai của Nguyễn Văn C, bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại giáo viên các năm 2007 - 2008; 2010 - 2011; Sơ yếu lí lịch cán bộ, công chức mang tên Nguyễn Văn C) là chữ viết, chữ ký của cùng một người.

Như vậy, tổng số tiền bảo hiểm Nguyễn Văn C đã thu và chiếm đoạt của 15 giáo viên hợp đồng tại Trường THCS HP từ thời điểm tháng 01/2013 đến tháng 09/2015 (33 tháng) là 328.389.000đ (ba trăm hai mươi tám triệu ba trăm tám mươi chín ngàn đồng).

Ngày 24/9/2015, bị can Nguyễn Văn C đã nộp khắc phục hậu quả được số tiền là 80.000.000đ (tám mươi triệu đồng). Số tiền bị can C đã chiếm đoạt sử dụng nhưng chưa nộp khắc phục được là 248.389.000đ (hai trăm bốn mươi tám triệu ba trăm tám mươi chín ngàn đồng).

Tại Bản án sơ thẩm số 54/2018/HS-ST ngày 23/8/2018, Tòa án nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng đã căn cứ điểm c, d khoản 2 Điều 355; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và xử phạt: Nguyễn Văn C: 07 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày 14/7/2017.

Ngoài ra, còn quyết định trách nhiệm dân sự, tuyên nghĩa vụ nộp án phí và quyền kháng cáo Bản án.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 31/8/2018, bị cáo Nguyễn Văn C có đơn kháng cáo xin được giảm nhẹ hình phạt; ngày 03/01/2019, bị cáo có đơn bổ sung nội dung kháng cáo, bị cáo kêu oan. Tại phiên tòa, bị cáo rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và chỉ còn kháng cáo kêu oan về các nội dung bị cáo đã trình bày trong đơn. Việc kháng cáo của bị cáo trong thời hạn luật định nên được xem xét giải quyết.

Tại phiên tòa, bị cáo trình bày:

+ Bị cáo về nhận công tác tại trường THCS HP, bị cáo không được giao nhiệm vụ thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng. Bị cáo được các giáo viên hợp đồng nhờ thu hộ, các giáo viên có lên gặp riêng bị cáo để nhờ bị cáo thu.

+ Bị cáo không chiếm đoạt tiền của các giáo viên hợp đồng; bị cáo chỉ thu hộ các giáo viên để nộp bảo hiểm, khi chưa nộp thì ông Đ - Hiệu trưởng cũ của nhà trường chỉ đạo chi phục vụ công việc của Nhà nước, bị cáo không nhớ số tiền cụ thể là bao nhiêu.

+ Khi Công an khám xét phòng làm việc của bị cáo mà không có mặt bị cáo, việc khám xét làm mất hết chứng từ, hóa đơn kế toán của bị cáo, nhất là mất sổ ghi chép các khoản chi theo sự chỉ đạo của ông Đ (chi tiền của các giáo viên đóng tiền bảo hiểm vào mục đích khác theo sự chỉ đạo của ông Đ). Ngoài ra, quá trình khám xét, bị cáo bị mất 300.000.000 đồng để ở trong phòng làm việc nhưng không được làm rõ.

Những người làm chứng và người tham gia tố tụng khác trình bày:

- Ông Vũ Văn Đ (nguyên là Hiệu trưởng trường THCS HP): Trong các cuộc họp Hội đồng Sư phạm nhà trường đều có phân công bị cáo C làm nhiệm vụ thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng (đây là công việc kiêm nhiệm, hầu hết các trường học trên địa bàn huyện AD đều thực hiện việc kiêm nhiệm này). Ngoài ra, ông Đ không chỉ đạo bị cáo C chi tiền thu bảo hiểm của các giáo viên để chi tiêu phục vụ nhà trường.

- Chị Trần Thị B (Giáo viên trường THCS HP): Chị B là người trực tiếp ghi các biên bản cuộc họp nhà trường. Chị B khẳng định bị cáo C được phân công nhiệm vụ thu các loại tiền bảo hiểm trong một số cuộc họp và sổ ghi biên bản họp của chị không có biểu hiện viết chèn. Các biên bản họp không ghi tên cụ thể thành phần vì theo thông lệ từ các năm trước đều ghi như vậy.

- Chị Trần Thị Thanh H (Giáo viên trường THCS HP): Chị H là thành viên Hội đồng Sư phạm nhà trường, chị có tham gia các cuộc họp hội đồng và có được biết, chứng kiến việc ông Đ giao nhiệm vụ cho bị cáo C thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng.

- Chị Nguyễn Thị L (vợ bị cáo Nguyễn Văn C): Ông Đ có đến nhà vợ, chồng chị và thuyết phục vợ, chồng chị cùng ông Đ bỏ tiền ra để nộp tiền bảo hiểm còn thiếu. Chồng chị không bỏ trốn, cuối tháng 6 vẫn làm việc tại Kho bạc Nhà nước và có mặt tại địa phương nhưng Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã là không đúng.

- Đại diện Bảo hiểm xã hội huyện AD: Bảo hiểm xã hội chỉ căn cứ vào người sử dụng lao động để đôn đốc việc nộp tiền bảo hiểm. Trách nhiệm của các giáo viên là đóng tiền bảo hiểm theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm chỉ thu tiền và làm việc với người sử dụng lao động, không thu tiền riêng của từng cá nhân. Đối với số tiền bảo hiểm đã bị bị cáo C chiếm đoạt, không đóng bảo hiểm thì nhà trường phải có nghĩa vụ nộp cho Bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên.

- Ông Tăng Văn L1 và ông Vũ Văn T2 (Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện AD) và các ông Nguyễn Đức T3, ông Trần Trung K và ông Nguyễn Thế S (Điều tra viên, Cán bộ điều tra Công an huyện AD): Kiểm sát viên có mặt cùng Điều tra viên thực hiện việc khám xét nơi làm việc của bị cáo. Tuy nhiên, Kiểm sát viên và Điều tra viên đều nhận thiếu sót do nhầm lẫn nên khi khám xét không có mặt của bị cáo nhưng việc tiến hành, trình tự thủ tục khám xét đều thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc khám xét có sự chứng kiến của nhiều người khác và không phát hiện, thu giữ số tiền và sổ ghi chép các khoản chi mà bị cáo C đã trình bày.

* Quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên thể hiện như sau:

Bị cáo C được giao nhiệm vụ thu tiền bảo hiểm xã hội của các giáo viên hợp đồng, bị cáo đã thu từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2015 của 15 giáo viên hợp đồng với số tiền là 328.660.000 đồng nhưng bị cáo đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao, làm trái quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về việc thu nộp tiền bảo hiểm xã hội nhằm chiếm đoạt số tiền bảo hiểm. Đến ngày 24/9/2015, bị cáo đã khắc phục hậu quả được 80.000.000 đồng, số tiền còn lại 248.660.000 đồng bị cáo chưa khắc phục; trong đó, 241.867.000 đồng là tiền bảo hiểm bị cáo thu của các giáo viên hợp đồng chưa nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện AD, 6.522.000 đồng là tiền thu thừa của chị H5 do bị cáo tự ý nâng mức đóng bảo hiểm và 22.997.445 đồng tiền lãi nộp chậm. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm c, d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội.

Xét kháng cáo kêu oan của bị cáo:

- Bị cáo cho rằng mình không có chức vụ quyền hạn là không có căn cứ; bởi: Theo Công văn số 64 ngày 27/12/2016 của Trường THCS HP, thể hiện: Từ tháng 01/2013, trường THCS HP thay đổi kế toán, bị cáo C được điều động theo quyết định của huyện AD làm kế toán và được giao nhiệm vụ cộng tác viên thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ, giáo viên và hợp đồng. Theo Biên bản làm việc giữa Điều tra viên và Phòng Nội vụ thể hiện trường THCS là đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần. Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 thì người có chức vụ, quyền hạn là d.“người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”. Bị cáo C là cán bộ, công chức, được giao nhiệm vụ thu BHXH cho tất cả giáo viên trong đó có giáo viên hợp đồng nên là người có chức vụ, quyền hạn. Tại các biên bản họp Hội đồng giáo viên, thể hiện bị cáo C có được giao nhiệm vụ thu, nộp tiền bảo hiểm; nội dung biên bản phù hợp với lời khai của 15 giáo viên hợp đồng và các giáo viên khác, lời khai của ông Đ và lời khai ban đầu của bị cáo C. Như vậy, với quy định trên thì C là người có chức vụ, quyền hạn, trực tiếp giữ chức vụ kế toán của Trường THCS HP. Ngoài việc được giao nhiệm vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán thì C còn được giao thực hiện nhiệm vụ thu nộp các khoản tiền BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp của tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường.

- Bị cáo không chiếm đoạt số tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng, mặc dù tại phiên tòa bị cáo không thừa nhận việc sử dụng số tiền thu đóng bảo hiểm của giáo viên hợp đồng để chi tiêu cá nhân. Bị cáo khai chi tiêu số tiền này theo sự chỉ đạo của ông Đ nhưng ngoài lời khai của bị cáo, không có căn cứ nào khác để chứng minh việc chi tiêu này, tuy nhiên, bị cáo đã thừa nhận có việc thu tiền bảo hiểm và không nộp số tiền này cho bảo hiểm xã hội.

- Đối với việc bị cáo khai bị mất số tiền 300 triệu và các chứng từ kế toán, sổ tay ghi chép của bị cáo: Tại phiên tòa sơ thẩm, các điều tra viên đã thừa nhận việc vắng mặt bị cáo là thiếu sót trong quá trình khám xét nhưng việc khám xét đã đảm bảo đúng trình tự, thủ tục về khám xét theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, có sự tham gia của nhiều người làm chứng, các Điều tra viên, Kiểm sát viên đều khẳng định không phát hiện và thu giữ số tiền 300 triệu, chứng từ kế toán và sổ tay ghi chép như bị cáo trình bày. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận.

- Đối với việc truy nã bị cáo không đúng: Căn cứ vào các biên bản xác minh tại nơi làm việc và nơi ở của bị cáo thể hiện việc bị cáo không có mặt tại địa phương khi cơ quan điều tra ra lệnh bắt. Do đó, việc cơ quan điều tra ra lệnh truy nã bị cáo là đúng quy định Quan điểm của những người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn C:

- Luật sư Trần Hữu Khoát trình bày: Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo C về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là không đúng; bởi lẽ: Việc khám xét phòng làm việc không có mặt của bị cáo là vi phạm tố tụng; quá trình khám xét, bị cáo bị mất 300 triệu đồng, 01 quyển sổ ghi chép và các chứng từ. Nhiệm vụ của C là làm kế toán nhưng việc ông Đ giao cho C thu tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp không có quyết định. Trong biên bản họp không có thành phần cụ thể, có dấu hiệu viết chèn thêm. Ngoài ra, theo Bảo hiểm xã hội huyện AD xác nhận: Từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2015, trường THCS HP đã nộp nhiều hơn so với mức lương và bảo hiểm quy định (vì chưa có điều chỉnh). Trường THCS HP chỉ nợ 83 triệu đồng, số tiền nợ này do chuyển giao từ kế toán cũ sang kế toán mới không được bàn giao cụ thể. Do đó, thể hiện bị cáo C không chiếm đoạt tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng, trường THCS HP không nợ tiền bảo hiểm nên bị cáo không có trách nhiệm phải bồi thường cho trường. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo, hủy Bản án sơ thẩm.

- Luật sư Nguyễn Mạnh Hà trình bày: Người lao động chỉ có trách nhiệm phải đóng từ 6 – 7 % số tiền bảo hiểm, còn lại 16 – 18% là do người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng (tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ 28,5 – 32,5% qua các giai đoạn). Tuy nhiên, Bản án sơ thẩm lại tuyên bắt bị cáo phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền bảo hiểm đã chiếm đoạt cho trường THCS HP là không đúng. Thực tế, các giáo viên hợp đồng đang phải đóng toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội, việc đóng như vậy là không đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, cần phải xác định trong số tiền bảo hiểm xã hội THCS HP còn nợ, có bao nhiêu phần trăm do người lao động đóng và bao nhiêu phần trăm do người sử dụng lao động đóng. Do đó, đề nghị hủy Bản án sơ thẩm để xác định lại tư cách tố tụng, ai là người chiếm đoạt tiền bảo hiểm và ai là bị hại – người bị thiệt hại. Ngoài ra, không có căn cứ để xác định việc bị cáo được giao nhiệm vụ thu tiền tại các cuộc họp giao ban, bởi các biên bản họp Hội đồng nhà trường không ghi thành phần, không ra Nghị quyết là vi phạm Chỉ thị 12 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Biên bản họp để trống vài ba dòng rồi lại bổ sung vào. Các tài liệu khi khám phòng bị cáo mà bị cáo cho rằng đã bị mất đề nghị được làm rõ bằng việc hủy Bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

- Luật sư Trần Hồng Phúc trình bày: Nhất trí với quan điểm của các Luật sư về việc hủy Bản án sơ thẩm để điều tra lại.Việc điều tra vụ án có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể:

+ Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện có việc bỏ ngoài hồ sơ văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát ngày 6/3/2018, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu khắc phục tình trạng vi phạm tố tụng nhưng hồ sơ vụ án lại không có văn bản này. Theo khoản 3 Điều 131 và điểm o khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc bỏ ngoài hồ sơ vụ án tài liệu, chứng cứ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra.

+ Về hoạt động khám xét nơi làm việc của bị cáo: Trước khi tiến hành việc khám xét, do phòng làm việc của bị cáo khóa cửa nên phải gọi thợ khóa đến phá khóa. Bị cáo trình bày có các chứng từ kế toán (lưu trữ 5 năm, 10 năm, vĩnh viễn), các chứng từ này đều bị mất sau khi khám xét vậy cần xác định ai là chịu trách nhiệm. Trong khi đó, các chứng từ này có thể là tài liệu quan trọng để chứng minh bị cáo không phạm tội nhưng bị cáo không được có mặt khi khám xét để trình bày. Bị cáo còn khai bị mất số tiền 300 triệu đồng, vậy cần xác định ai là người chiếm đoạt tiền của bị cáo. Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc khám xét nơi làm việc phải có mặt của bị cáo trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng xét thấy, khi khám xét, bị cáo đang ở nhà tạm giữ của Công an huyện AD, việc khám xét phải có sự chuẩn bị, mời thợ khóa đến phá khóa; vậy việc khám xét có thuộc trường hợp không thể trì hoãn không, không được làm rõ. Ngoài ra, việc mất sổ ghi chép có chữ kí của ông Độ làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Sau khi xem xét xong, việc bàn giao tài liệu lại cho nhà trường cũng không được đảm bảo, các tài liệu còn lại được cho vào trong thùng và không được kiểm kê nên chưa làm rõ được trong thùng có các tài liệu gì. Đây là sai phạm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát huyện AD dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo + Có dấu hiệu giả mạo chứng cứ: Biên bản họp hội đồng trung tâm trong hồ sơ vụ án chỉ là bản photo, không có bản gốc (bản gốc hiện đang do trường lưu giữ) nên tài liệu này không có giá trị chứng minh làm chứng cứ trong vụ án. Các biên bản có dấu hiệu ghi chèn thêm. Bị cáo C khai chỉ là người thu hộ bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng. Do vậy, C phải là người có chức vụ quyền hạn. Để làm rõ dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn của bị cáo C, cần phải trưng cầu giám định các biên bản họp Hội đồng có nghi ngờ là ghi chèn nội dung “giao cho C thu nộp bảo hiểm của các giáo viên” tuy nhiên hồ sơ không có bản gốc nên đề nghị hủy bản án sơ thẩm và tiến hành trưng cầu giám định.

+ Hoạt động giám định có sự vi phạm thủ tục tố tụng: Cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định chữ ký của bị cáo C nhưng sau khi có Kết luận giám định, bị cáo và Luật sư không được thông báo kết luận giám định là vi phạm nghiêm trọng tố tụng quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo Kết luận giám định, mẫu chữ ký A1 – A11 chỉ xác định và kết luận được 2 mẫu chữ ký. Do vậy, việc Cáo trạng căn cứ vào Kết luận giám định chữ ký của bị cáo C để xác định tất cả các biên bản ký “Ng C’, “Nguyễn C” là của bị cáo C là không đúng.

+ Có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ: Tại biên bản giao nộp chứng cứ ngày 18/12/2017 hồi 14h, không có mặt chị H5 nhưng Điều tra viên lại ghi biên bản thể hiện chị H5 đã giao nộp tài liệu (Cơ quan điều tra chưa làm rõ, chị H5 không có mặt khi giao nộp thì ai là người nộp tài liệu thay chị H5 hoặc chị H5 nộp cho ai, ở đâu). Ngày 20/7/2018, bị cáo C có gửi đến Tòa án nhân dân huyện AD đơn tố cáo việc bị cáo có đưa tiền cho một số người thuộc Cơ quan tiến hành tố tụng nhưng không được thẩm tra, làm rõ, gây mất uy tín của Cơ quan điều tra. Do đó, cần phải xác minh, xem xét, đồng thời làm rõ khoản tiền 300 triệu bị cáo đã bị mất?

+ Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo C trình bày bị Điều tra viên ép cung, bức cung. Quá trình lấy lời khai, bị cáo được Điều tra viên yêu cầu chép lại nội dung đã được đánh máy sẵn, thực tế, các lời khai trong biên bản không phải sự thật.

+ Việc ra lệnh truy nã bị cáo là không đúng quy định của pháp luật: Bị cáo không bỏ trốn và hợp tác tích cực với Cơ quan điều tra. Ngày 30/6/2017, bị cáo vẫn đi làm và chốt số liệu với Kho bạc Nhà nước. Ông Đ có trình bày việc đã gọi điện thoại, nhắn tin nhiều lần và có cử người đi tìm bị cáo nhưng việc ông Đ trình bày không được xác minh, rút list điện thoại để xác minh lời khai của ông Đ có chính xác hay không? Ngoài ra, Quyết định truy nã được ban hành vào ngày 26/6/2017, ngoài ra, có 01 biên bản xác minh vào chiều ngày 26/6/2017, như vậy, Quyết định truy nã được ban hành vào thời điểm nào trong ngày 26/6/2017; bên cạnh đó, ngày 29/6/2017 vẫn có biên bản xác minh việc vắng mặt của bị cáo C. Bị cáo C đầu thú vào hồi 18h30 ngày 14/7/2017, do gia đình bị cáo đưa lên Cơ quan Công an huyện AD tuy nhiên, thực tế, gia đình bị cáo không có ai đưa bị cáo lên đầu thú thể hiện việc lập biên bản này là không khách quan.

+ Nhà trường là chủ sử dụng lao động nhưng bị cáo đã thu tiền và chiếm đoạt tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng là người lao động, như vậy cần phải xem xét lại tư cách bị hại trong vụ án? Luật sư Ngô Thị Thu Hằng trình bày: Nhất trí với quan điểm của các Luật sư khác về việc đề nghị hủy Bản án sơ thẩm để điều tra lại, Luật sư bổ sung thêm một số ý kiến sau:

+ Viện kiểm sát cho rằng bị cáo đã vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội nhưng chưa chỉ rõ bị cáo đã vi phạm điều luật nào?

+ Bị cáo thu tiền của 13 giáo viên hợp đồng bằng hình thức thu tiền mặt (từ tháng 1/2013 đến 6/2014), các tài liệu điều tra thể hiện bị cáo đã thu 174 triệu nhưng theo các chứng từ bị cáo C đã ký của các giáo viên hợp đồng chỉ thể hiện bị cáo đã thu hơn 49 triệu. Số tiền còn lại không có tài liệu chứng minh. Đối với số tiền bị cáo thu qua hình thức chuyển khoản (từ tháng 7/2014 đến 9/2015) là 172 triệu đồng. Cơ quan điều tra xác định số tiền này bằng cách lấy tổng số tiền trong tài khoản của bị cáo là 284 triệu trừ đi các khoản tiền lương để kết luận số tiền còn lại là tiền chiếm đoạt; tuy nhiên, bị cáo có nhiều nguồn thu khác ngoài tiền lương, như: tiền dạy thêm, tiền thưởng Tết, tiền kinh doanh và các khoản tiền khác. Do đó, việc xác định tiền các giáo viên chuyển khoản cho bị cáo để chiếm đoạt là không chính xác, bất lợi cho bị cáo. Như vậy, việc kết luận số tiền bị cáo đã nhận và chiếm đoạt của các giáo viên hợp đồng là thiếu chính xác.

+ Theo Bản kết luận điều tra và Cáo trạng đều thể hiện Trường THCS HP đã nộp gần đủ tiền bảo hiểm đến hết tháng 9/2015. Đến ngày 24/9/2015, trường THCS HP nợ tiền bảo hiểm là hơn 83 triệu đồng, bị cáo C đã nộp tiếp 80 triệu đồng, vậy số tiền bảo hiểm còn thiếu chỉ khoảng 3 triệu đồng, không phải trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, số tiền 80 triệu đồng bị cáo là nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện AD là tiền nộp bảo hiểm, bị cáo nộp trước khi khởi tố vụ án nên không được coi là tiền khắc phục hậu quả.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Đối với kháng cáo kêu oan và các quan điểm của Luật sư về việc bị cáo không phạm tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản”; đề nghị hủy Bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử đánh giá:

[2] - Bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn, được giao nhiệm vụ thu nộp các khoản tiền bảo hiểm (BHXH, BTYT và BHTN) của các giáo viên, giáo viên hợp đồng trong trường:

[3] + Bị cáo Nguyễn Văn C chuyển công tác từ trường THCS LL sang công tác tại trường THCS HP từ ngày 01/01/2013 theo Quyết định số 1576 ngày 05/12/2012 của Chủ tịch UBND huyện AD về việc chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức (Bút lục 519). Tại trường THCS HP, bị cáo C có nhiệm vụ làm Kế toán, được Hiệu trưởng nhà trường giao toàn bộ công tác chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán. Theo Công văn số 64/CV-THCSHP ngày 27/12/2016 do Hiệu trưởng (ông Vũ Văn Đ); Trưởng ban Thanh tra nhân dân (ông Nguyễn Mạnh H7); Chủ tịch Công đoàn (bà Trần Thị Thanh H) đều ký thể hiện: Từ tháng 01/2013, trường THCS thay đổi kế toán, ông Nguyễn Văn C được điều động theo quyết định của huyện AD làm kế toán trường THCS HP.

[4] + Trong quá trình điều tra, bị cáo C khai: Ngoài công tác kế toán, C còn được Ban giám hiệu nhà trường giao cho phụ trách thu nộp các loại tiền bảo hiểm của các giáo viên biên chế và hợp đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo khai C không được phân công nhiệm vụ thu tiền bảo hiểm, bị cáo chỉ thu hộ các giáo viên hợp đồng và chi tiêu số tiền này theo sự chỉ đạo của ông Vũ Văn Đ - Hiệu trưởng nhà trường.

[5] Ông Vũ Văn Đ - Nguyên Hiệu trưởng nhà trường khai: Lãnh đạo nhà trường giao cho C phụ trách việc thu nộp các khoản tiền bảo hiểm của giáo viên trong trường; toàn bộ sổ bảo hiểm của các giáo viên đều được nhà trường giao cho C quản lý, cất giữ trong tủ tài liệu tại phòng kế toán của C từ tháng 01/2013. Theo ông Đ việc giao nhiệm vụ này không được thể hiện bằng văn bản hay quyết định gì mà chỉ giao bằng lời nói tại cuộc họp.

[6] + Tại các Biên bản họp Hội đồng Sư phạm trường THCS HP (Bút lục 604, 627, 630) đều ghi: “Phân công nhiệm vụ cho C thu nộp bảo hiểm cho giáo viên hợp đồng”. Theo quan điểm của các Luật sư đề nghị giám định một số Biên bản họp Hội đồng Sư phạm trường THCS HP có biểu hiện viết chèn: mực không đồng nhất, khoảng cách các chữ không phù hợp nên không có căn cứ để xác định bị cáo C được giao nhiệm vụ này. Bị cáo C cũng không thừa nhận việc được phân công nhiệm vụ thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng, việc bị cáo nhận tiền, việc thu nộp bảo hiểm là do các giáo viên hợp đồng nhờ thu hộ.

[7] Hội đồng xét xử xét thấy, các Biên bản họp Hội đồng Sư phạm trường THCS HP trong hồ sơ vụ án đều là tài liệu photo nên không có căn cứ để xác định có việc viết chèn chữ hay không như đề nghị của Luật sư. Các tài liệu này không phải là căn cứ duy nhất để kết luận việc bị cáo có được phân công nhiệm vụ thu, nộp tiền bảo hiểm mà căn cứ vào lời khai của chính bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và tại Cơ quan điều tra, bị cáo đều thừa nhận có việc thu tiền đóng bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng, cụ thể tại Bút lục 198 – 200 (có sự tham gia của Kiểm sát viên và Luật sư), bị cáo C khai nhận: “Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ kế toán tại trường THCS HP, tôi được ban giám hiệu nhà trường giao cho thực hiện nhiệm vụ thu nộp tiền bảo hiểm của tất cả cán bộ, giáo viên trường THCS HP, trong đó, có các giáo viên hợp đồng của nhà trường. Việc giao nhiệm vụ này không có văn bản, quyết định gì cả mà chỉ giao trong các buổi họp hội đồng giáo dục, trung tâm giáo dục của nhà trường hàng năm. Việc phân công này đều được lập biên bản cuộc họp lưu tại nhà trường, ngày tháng năm cụ thể tôi không nhớ, có nhiều người tham gia họp chứng kiến, biết việc phân công nhiệm vụ trên. Sau khi được giao nhiệm vụ, tôi chấp hành và bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2013”. Bị cáo trình bày việc thu tiền giáo viên hợp đồng là thu hộ không phải được giao nhiệm vụ chỉ là lời khai của một mình bị cáo. Tuy nhiên, căn cứ vào các Biên bản họp Hội đồng Sư phạm trường THCS HP và lời khai của 15 giáo viên hợp đồng thể hiện: Các giáo viên hợp đồng không nhờ C thu hộ, mà do nhà trường chỉ đạo. Mỗi lần đóng bảo hiểm đều được C tính toán để nộp. Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014, C thu tiền mặt. Từ tháng 7/2014 đến 9/2015, C thu qua hình thức chuyển khoản (Qua tài khoản cá nhân mang tên C đăng ký tại Ngân hàng Agribank, từ tài khoản này bị cáo mới rút tiền chi tiêu). Mỗi lần thu C có ký vào các sổ của các giáo viên để họ chứng minh đã nộp cho C, Cơ quan Giám định khẳng định đúng chữ ký của C và C cũng công nhận có thu. Lời khai của các giáo viên hợp đồng phù hợp với lời khai của ông Đ và bà B về việc có sự phân công nhiệm vụ cho bị cáo C thu, nộp tiền bảo hiểm cho các giáo viên hợp đồng.

[8] + Theo khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. Theo đó, việc tại các cuộc họp, có phân công nhiệm vụ bằng miệng cho bị cáo C “thu, nộp tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng” đã thể hiện bị cáo được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó.

[9] Do vậy, đủ căn cứ kết luận ngoài nghiệp vụ chuyên môn là tài chính, kế toán (theo Quyết định), C còn được giao nhiệm vụ thu nộp các khoản tiền bảo hiểm (BHXH, BTYT và BHTN) của các giáo viên, giáo viên hợp đồng trong trường, nhiệm vụ này không bằng quyết định mà chỉ phân công bằng miệng tại các cuộc họp của Hội đồng trung tâm trường THCS HP.

[10] - Về việc bị cáo lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản là số tiền đóng bảo hiểm xã hội của các giáo viên hợp đồng:

[11] + Số tiền bảo hiểm xã hội phải thu của tất cả cán bộ, giáo viên trường THCS HP từ tháng 01/2013 đến hết tháng 9/2015:

[12] Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội huyện AD, đến thời điểm hết tháng 12/2012, trường THCS HP không còn nợ tiền nộp bảo hiểm của cán bộ giáo viên nhà trường đối với Bảo hiểm xã hội huyện AD. Số tiền nộp bảo hiểm cán bộ giáo viên còn dư là 39.675.883 đồng. (Bút lục 921) [13] Theo phần mềm thu tiền bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội huyện AD xác định: Từ thời điểm tháng 01/2013 đến hết tháng 9/2015, tổng số tiền bảo hiểm phải thu của tất cả cán bộ, giáo viên trường THCS HP (gồm cả biên chế và hợp đồng) là 1.735.635.018 đồng. Trong đó, tổng số tiền thu bảo hiểm của các giáo viên biên chế là 1.424.723.854 đồng; tổng số tiền thu bảo hiểm của giáo viên hợp đồng là 310.911.165 đồng (Bút lục 969, 970 – 971) [14] + Số tiền bị cáo C đã thu và nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện AD:

[15] Từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015 có 10 chứng từ nộp tiền bảo hiểm cho các giáo viên biên chế chuyển qua hệ thống Kho bạc. Nhà nước huyện AD với tổng số tiền là 1.656.694.955 đồng. Đối chiếu với số tiền phải thu bảo hiểm của các giáo viên biên chế là 1.424.723.854 đồng; bị cáo đã chuyển dư số tiền 231.971.101 đồng. Số tiền bị cáo chuyển dư là do hệ số lương của các giáo viên biên chế chưa được điều chỉnh so với mức hưởng lương thực tế của các giáo viên, đồng thời do việc đóng bảo hiểm xã hội không thu theo cá nhân mà bắt buộc phải qua tổ chức nên tổng số tiền bị cáo đã nộp được chuyển sang cho số giáo viên hợp đồng của nhà trường.

[16] Từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, bị cáo đã thu tiền bảo hiểm của 15 giáo viên hợp đồng là 328.660.000 đồng (gồm thu trực tiếp bằng tiền mặt và thu bằng hình thức chuyển qua tài khoản cá nhân của C).

[17] Tính đến tháng 9/2015, trường THCS HP còn nợ tiền bảo hiểm đối với Bảo hiểm xã hội huyện AD là 83.011.637 đồng, trong đó, số tiền lãi chậm nộp là 22.997.445 đồng. Do có nhiều giáo viên chưa điều chỉnh mức hưởng lương thực tế để đóng bảo hiểm, đến nay, trường vẫn chưa chốt đúng, đủ số liệu tiền đóng bảo hiểm xã hội của tất cả các giáo viên nên số tiền do Bảo hiểm xã hội huyện AD chốt đến hết tháng 9/2015 chưa đúng với số tiền lương thực lĩnh của các giáo viên.

[18] + Bị cáo C thừa nhận có việc bị cáo thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng. Bị cáo cũng trình bày, các khoản tiền bảo hiểm bị cáo thu của các giáo viên hợp đồng đã chi tiêu theo sự chỉ đạo của ông Vũ Văn Đ - Hiệu trưởng. Bị cáo không nộp cho bảo hiểm, chỉ đến khi thanh tra, kiểm tra ngày 24/9/2015 bị cáo mới nộp cho Bảo hiểm huyện AD số tiền 80.000.000 đồng. Như vậy, căn cứ vào lời khai của chính bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm cũng đã thể hiện, bị cáo có thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng nhưng không nộp cho bảo hiểm. Việc bị cáo khai bị cáo không chiếm đoạt số tiền này để chi tiêu cá nhân mà chi theo sự chỉ đạo của ông Đ, ngoài lời khai này của bị cáo, không có căn cứ nào khác thể hiện việc chi tiêu theo sự chỉ đạo của ông Đ. Ngoài ra, theo các lời khai của bị cáo tại giai đoạn điều tra, có sự tham gia của Kiểm sát viên và Luật sư, bị cáo đều thừa nhận số tiền chiếm đoạt này được bị cáo sử dụng để chi tiêu vào việc của cá nhân và gia đình. Như vậy, bị cáo đã thu được tiền bảo hiểm của 15 giáo viên hợp đồng là 328.389.000 đồng, đây là số tiền trường THCS HP phải nộp cho bảo hiểm xã hội huyện AD. Tuy nhiên, bị cáo không nộp cho bảo hiểm xã hội huyện AD mà chiếm đoạt để sử dụng chi tiêu vào mục đích khác khiến trường THCS HP phải nợ tiền bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cán bộ, giáo viên trong trường.

- Về tư cách tham gia tố tụng:

[19] Theo khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Do trường THCS HP đã giao nhiệm vụ cho bị cáo C có trách nhiệm thu tiền bảo hiểm của các giáo viên trong trường (bị cáo C trích từ lương hàng tháng của giáo viên hợp đồng và thu trực tiếp tiền mặt) nhưng C không dùng số tiền này để đóng bảo hiểm xã hội cho các giáo viên hợp đồng mà sử dụng tiền tăng thu (sau khi điều chỉnh lương) của các giáo viên biên chế để đóng cho các giáo viên hợp đồng. Số tiền bị cáo chiếm đoạt là tiền của Trường THCS HP, bởi nhà trường có trách nhiệm phải đóng số tiền này cùng lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội, các giáo viên đã đóng đầy đủ bảo hiểm và được nhà trường tự trích từ lương của mình để nộp bảo hiểm, việc bị cáo C thu tiền bảo hiểm là theo sự phân công của Nhà trường nên trường THCS HP là người bị thiệt hại do hành vi chiếm đoạt của bị cáo C. Nhà trường phải có trách nhiệm đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm các giáo viên hợp đồng và biên chế đã nộp cho bảo hiểm xã hội huyện AD để đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên. Việc bị cáo C thu tiền bảo hiểm theo tỷ lệ % lương, nếu có việc tính sai, phân chia không đúng quy định của pháp luật thì việc giải quyết giữa người lao động, người sử dụng lao động và bảo hiểm xã hội; việc giải quyết tranh chấp không thuộc phạm vi xét xử của Hội đồng xét xử phúc thẩm.

[20] Từ những căn cứ trên, có đủ cơ sở kết luận: Từ tháng 01/2013 đến tháng 9/2015, bị cáo Nguyễn Văn C là kế toàn của trường THCS HP được nhà trường giao nhiệm vụ thu, nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, trong thời giạn này, bị cáo đã nhiều lần lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt số tiền đóng bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng, chiếm đoạt số tiền 328.660.000 đồng nhằm sử dụng vào mục đích cá nhân. Do đó, hành vi của bị cáo đã phạm tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm c, d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 như Bản án cấp sơ thẩm đã tuyên là có căn cứ.

[21] Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo C và các quan điểm bào chữa của các Luật sư cho rằng bị cáo C không phạm tội

[22] Đối với các đề nghị của bị cáo về việc xem xét việc truy nã và khám xét nơi làm việc của bị cáo làm mất số tiền 300.000.000 đồng:

[23] Hội đồng xét xử đánh giá quá trình khám xét nơi làm việc của bị cáo Nguyễn Văn C tại trường THCS HP mặc dù có mặt của Kiểm sát viên nhưng không có mặt của bị cáo C là vi phạm tố tụng theo khoản 4 Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (nay là khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của C tại trường THCS HP, việc khám xét có sự tham gia của Kiểm sát viên, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà trường gồm: Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn chứng kiến, quá trình khám xét được lập biên bản theo quy định của pháp luật và không phát hiện có khoản tiền nào, cũng như sổ ghi chép và các hóa đơn chứng từ trong tủ tài liệu và trong phòng kế toán của trường. Ngoài lời khai của bị cáo C, không có căn cứ nào khác thể hiện bị cáo bị mất số tiền 300.000.000 đồng, sổ ghi chép và các hóa đơn chứng từ kế toán trong quá trình khám xét nơi làm việc của bị cáo như nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm là có căn cứ.

[24] Về việc truy nã bị cáo Nguyễn Văn C: Sau khi có lệnh bắt tạm giam nhưng không thực hiện được do bị cáo C không có mặt tại địa phương. Điều tra viên đã tiến hành xác minh tại nơi cư trú và tại nơi làm việc của bị cáo, cụ thể tại biên bản xác minh nơi bị cáo C đăng kí thường trú (Bút lục 20) thể hiện: “Gia đình ông C đã chuyển đi nơi khác sinh sống chỉ có hộ khẩu đăng ký thường trú tại địa phương. Hiện tại ông C và gia đình không có mặt tại địa phương”; tại Biên bản xác minh nơi bị cáo làm việc (Bút lục 21 – 22) thể hiện: “Anh Nguyễn Văn C, sinh năm 1967 – nhân viên kế toán của nhà trường trong thời gian qua thường xuyên vắng mặt, không đến cơ quan để làm việc, không báo cáo, nghỉ việc không có lý do. Nhà trường đã nhiều lần thông báo đến cơ quan để làm việc, nhà trường đã cử cán bộ đến nơi ở của anh C số nhà 80 tổ 3, thị trấn AD, AD, Hải Phòng thì được biết gia đình anh C đã bán nhà và chuyển đi nơi khác sinh sống. Hiện nay, nhà trường không biết địa chỉ cư trú của anh C ở đâu”. Do không xác định được nơi cư trú của bị cáo và bị cáo không có mặt tại địa phương nên việc ra lệnh truy nã là đúng quy định của pháp luật và có căn cứ. Như vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận các đề nghị này của bị cáo C.

[25] Như đã phân tích trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận quan điểm của các Luật sư bào chữa cho bị cáo về việc hủy Bản án sơ thẩm để điều tra bổ sung. Mặc dù, quá trình điều tra có một số vi phạm tố tụng như Luật sư đã đưa ra (như việc khám xét nơi làm việc không có mặt bị cáo nhưng không ghi rõ lý do vào biên bản, việc thu giữ tài liệu không được lập biên bản đúng quy định, chưa cho vào hồ sơ văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát, chưa bàn giao tài liệu sau khám xét đúng quy định) nhưng không phải là các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Với hành vi của bị cáo có thu tiền bảo hiểm của các giáo viên hợp đồng nhưng không nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện AD mà chi tiêu vào mục đích khác nên Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là đúng người, đúng tội.

[26] Hội đồng xét xử kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Công an thành phố Hải Phòng làm rõ trách nhiệm, sai phạm của các Điều tra viên, Cán bộ điều tra Công an huyện AD và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện AD trong quá trình tiến hành tố tụng. Kiến nghị Tòa án nhân dân huyện AD điều chỉnh số liệu số tiền chiếm đoạt của bị cáo (có sự sai lệch nhưng không ảnh hưởng đến tình tiết định khung hình phạt).

[26] Về án phí: Bị cáo phải nộp án phí hình sự phúc thẩm.

[27] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không xét.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Căn cứ điểm c, d khoản 2 Điều 355; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015; xử phạt Nguyễn Văn C: 07 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 14/7/2017.

2. Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Bị cáo Nguyễn Văn C phải nộp 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của Bản án số 54/2018/HS-ST ngày 23/8/2018 của Toà án nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

626
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 32/2019/HS-PT ngày 03/05/2019 về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:32/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 03/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về