Bản án 29/2018/HS-PT ngày 09/02/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

BẢN ÁN 29/2018/HS-PT NGÀY 09/02/2018 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 09 tháng 02 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 231/2017/TLPT-HS ngày 21 tháng 12 năm 2017 đối với bị cáo Phạm Chí T do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 226/2017/HS-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

- Bị cáo có kháng cáo:

Phạm Chí T, sinh năm 1990, tại G, tỉnh K;

Nơi cư trú: 411, Ấp N, xã V, huyện G, tỉnh K; nghề nghiệp: Nhân viên tài chính; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phạm Hoàng Á và bà Trương Thúy H; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo tại ngoại

Bị cáo có mặt

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Phạm Chí T và Phan Quốc K là bạn bè quen biết nhau. Vào khoảng tháng 7-2015, K nói với T là đang tìm việc làm cho hai cháu là Phan Thanh N, Phan Thị Cẩm T1 đã tốt Cao đẳng sư phạm, nhưng chưa có việc làm. Nghe vậy, T nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K để tiêu xài. Ngày hôm sau, T điện thoại nói dối K là có một người chú làm ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh K sẽ xin được việc cho N, T1, để tạo lòng tin T kêu K làm 02 bộ hồ sơ xin việc của N, T1 và phải đưa trước cho T số tiền 10.000.000 đồng để lo chi phí xin việc, K tưởng thật nên đồng ý. Ngày 04-7-2015, tại quán cà phê HD, đường N, thành phố R, tỉnh K, K đã đưa cho T 02 bộ hồ sơ xin việc và 10.000.000 đồng. Sau khi lấy tiền xong T tiêu xài cá nhân hết.

Đến ngày 06-7-2015, T đang làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điện thoại nói với K đưa cho T thêm 50.000.000 đồng nói dối là đưa cho một người quen của T làm việc trong cơ quan nhà nước để giúp cho N, T xin được việc làm. Anh K tưởng thật nên vào ngày 07-7-2015, K đã chuyển vào tài khoản số 070029074753 của T tại Ngân hàng Sacombank với số tiền 50.000.000 đồng. Số tiền này, T tiếp tục dùng mục đích tiêu xài cá nhân hết.

Đến đầu tháng 8-2015, T từ thành phố H về thăm người thân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh K thì gặp K. T tiếp tục nói dối là hồ sơ xin việc của N, T bị sai và kêu K làm lại 02 bộ hồ sơ khác, đưa cho T 1.000.000 đồng để T đi uống cà phê với người giúp xin việc cho hai cháu của K. Khoảng tháng 9-2015, thấy T vẫn chưa xin đựợc việc nên K gọi điện hỏi thì T nói dối K là hiện một người cháu của K đã được nhận vào dạy học hợp đồng ở huyện U, tỉnh K, người còn lại thì phải đợi thêm một thời gian. Nghe vậy, K đến Ủy ban nhân dân huyện U hỏi thì được biết ở đây không có tuyển dụng giáo viên và không có nhận hợp đồng nào tên hai cháu của K như T nói. K biết bị lừa nên đã điện thoại cho T đòi lại số tiền 61.000.000 đồng, T nhiều lần lánh mặt và không nghe điện thoại. Đến tháng 01 -2016, K biết T đang ở quận 4, thành phố H nên làm đơn tố cáo hành vi của T đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4, thành phố H. Tại Cơ quan điều tra Công an quận 4, T đã thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình. Đến ngày 28-7-2016, K làm tố cáo T đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố R, tỉnh K.

*Vật chứng vụ án: 01 USB có lưu trữ các file ghi âm cuộc gọi điện thoại giữa Phạm Chí T và Phan Quốc K (được lưu trong hồ sơ vụ án).

*Tại bản án hình sự số: 226/2017/HS-ST ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố R, tỉnh K G đã quyết định:

Tuyên bố: Bị cáo Phạm Chí T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Áp dụng: Điểm e khoản 2 Điều 139; điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 47 và Điều 33 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Xử phạt: Bị cáo Phạm Chí T 06 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo vào chấp hành án.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và báo quyền kháng cáo theo hạn luật định.

Ngày 29 tháng 9 năm 2017, bị cáo Phạm Chí T kháng cáo bản án sơ thẩm với nội dung xin được hưởng án treo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như án sơ thẩm đã nêu và xin Hội đồng xét xử xem xét cho được hưởng án treo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Phạm Chí T và Phan Quốc K là bạn bè quen biết nhau. Vào khoảng tháng 7-2015, K nói với T là đang tìm việc làm cho hai cháu là Phan Thanh N, Phan Thị Cẩm T1 đã tốt Cao đẳng sư phạm, nhưng chưa có việc làm. Nghe vậy, T nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K để tiêu xài. T điện thoại nói dối K là có một người chú làm ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh K sẽ xin được việc cho N, T, để tạo lòng tin T kêu K làm 02 bộ hồ sơ xin việc của N, T và phải đưa trước cho T số tiền 10.000.000 đồng, K đưa cho T 02 bộ hồ sơ và số tiền 10.000.000 đồng, sau đó T dùng số tiền này vào mục đích chi xài cá nhân mà không xin việc cho hai cháu của K.

Đến ngày 06-7-2015, T đang làm việc ở thành phố H tiếp tục điện thoại nói với K đưa cho T thêm 50.000.000 đồng nói dối là đưa cho một người quen của T làm việc trong cơ quan nhà nước để giúp cho N, T xin được việc làm. Anh K tưởng nên chuyển vào tài khoản số 070029074753 của T tại Ngân hàng Sacombank với số tiền 50.000.000 đồng. Số tiền này, T tiếp tục dùng mục đích tiêu xài cá nhân hết.

Đến đầu tháng 8-2015, T  từ thành phố H về thăm người thân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh K thì gặp K. T tiếp tục nói dối là hồ sơ xin việc của N, T bị sai và kêu K làm lại 02 bộ hồ sơ khác, đưa cho T 1.000.000 đồng để T đi uống cà phê với người giúp xin việc cho hai cháu của K. Khoảng tháng 9-2015, thấy T vẫn chưa xin được việc nên K gọi điện hỏi thì T nói dối K là hiện một người cháu của K đã được nhận vào dạy học hợp đồng ở huyện U , tỉnh K, người còn lại thì phải đợi thêm một thời gian. Nghe vậy, K đến Ủy ban nhân dân huyện U hỏi thì được biết ở đây không có tuyển dụng giáo viên và không có nhận hợp đồng nào tên hai cháu của K như T nói. K biết bị lừa nên đã điện thoại cho T đòi lại số tiền 61.000.000 đồng, T nhiều lần lánh mặt và không nghe điện thoại. Đến tháng 01 -2016, K biết T đang ở quận 4, thành phố H nên làm đơn tố cáo hành vi của T đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4, thành phố H. Tại Cơ quan điều tra Công an quận 4, T đã thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình. Đến ngày 28-7-2016, K làm tố cáo T đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

[2] Về tính chất của hành vi vi phạm:

Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không những xâm phạm tài sản của người khác một trái pháp luật mà còn gây trật tự trị an tại địa phương. Bản thân bị cáo là người đã trưởng thành, nhận thức việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác là vi phạm pháp luật, nhưng vì tư lợi cá nhân bị cáo dùng thủ đoạn gian dối, hứa giúp xin việc cho người khác để chiếm đoạt số tiền 61.000.000 đồng dùng vào mục đích tiêu xài cá nhân. Do vậy, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là có căn cứ, phù hợp quy định của pháp luật.

[3] Xét đơn kháng cáo của cáo, Hội đồng xét xử thấy rằng: Án sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt nên cấp sơ  thẩm áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 và áp dụng thêm Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cho bị cáo là có căn cứ, phù hợp quy định pháp luật..

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo kháng cáo với nội dung xin cho hưởng án treo. Hội đồng xét xử thấy rằng, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, chiếm đoạt của người bị hại số tiền 61.000.000 đồng tương đối lớn, nên mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên cho bị cáo 06 tháng tù là tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, nên kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo không có cơ sở để chấp nhận.

Nên trong thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo mà chấp nhận quan điểm của vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[4] Về án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

[5] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Chí T. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Áp dụng: Điểm e khoản 2 Điều 139; điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 và Điều 33 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Xử phạt: Bị cáo Phạm Chí T 06 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo vào chấp hành án.

2. Về án phí: Áp dụng Điều 99 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Buộc bị cáo Phạm Chí T nộp 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

426
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 29/2018/HS-PT ngày 09/02/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:29/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Kiên Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 09/02/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về