Bản án 248/2019/HS-PT ngày 10/05/2019 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 248/2019/HS-PT NGÀY 10/05/2019 VỀ TI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 358/2018/TLPT-HS ngày 26 tháng 9 năm 2018, đối với bị cáo Nguyễn Kim G và đồng phạm bị xét xử về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và bị cáo Lê Thị B phạm tội: “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Do có kháng cáo của các bị cáo: Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Phạm Văn H, Nguyễn Trí Th, Nguyễn Trọng H1, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Trần Văn Th1, Vũ Văn L1, Lê Thị B và Công ty Cổ phần Thép P đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 34/2018/HS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 256/2019/QĐPT-HS ngày 19 tháng 3 năm 2019.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1. Nguyễn Kim G, sinh năm 1978 tại Hà Nội; HKTT: Số 6 Đ1, ĐQB, quận NQ, thành phố Hải Phòng; chỗ ở: Số 02 ngõ 180, CH, phường HN, quận LC, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Thuyền trưởng tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Nguyễn Tăng Ph, sinh năm 1947; con bà Nhuyễn Thị Bích Th2, sinh năm; gia đình có 02 anh em, bị cáo là con thứ hai trong gia đình; vợ Đỗ Thị Lan Ph1, sinh năm 1980 (đã ly hôn); con: Bị cáo có 02 con, nhỏ sinh năm 2009, lớn sinh năm năm 2005; Tiền án, tiền sự: Không; Bị bắt tạm giam ngày 20/6/2015 đến ngày 15/11/2016 được tại ngoại (có mặt).

2. Trần Trọng Ng, sinh năm 1982 tại tỉnh Nam Định; HKTT và chỗ ở: 8/59/212 ĐN, phường LV, quận NQ, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Thuyền phó 1, tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Trần Trọng H3, sinh năm 1958; con bà Trần Thị N, sinh năm 1959; gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ nhất trong gia đình; vợ: Trần Thị Đ2, sinh năm 1982; con: có 3 con, lớn sinh năm 2009, nhỏ sinh năm 2015; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016 được tại ngoại (có mặt).

3. Trần Văn L, sinh năm 1983 tại Hà Nội; HKTT và chỗ ở: Cụm 6, xã TA, huyện ĐP, Thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Thuyền phó 2, tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Trần Văn M, sinh năm 1958; con bà Lê Thị Ch, sinh năm 1960; gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ hai; vợ Vũ Thị Hải N1, sinh năm 1988; có 3 con, lớn sinh năm 2006, nhỏ sinh năm 2017; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 21/6/2015 đến ngày 27/6/2016 được tại ngoại (có mặt).

4. Trần Khắc T, sinh năm 1988 tại tỉnh Hà Nam; HKTT và chỗ ở: Xóm 24, xã HH, huyện LN, tỉnh Hà Nam; nghề nghiệp: Thuyền phó 3, tàu ĐDQ; Trình độ văn hóa: 12/12; con ông Trần Khắc D, sinh năm 1959; con bà Trần Thị D1, sinh năm 1960; gia đình có 02 anh em, bị cáo là con thứ hai trong gia đình; vợ: Trần Thị Hồng V, sinh năm 1987; con: có 1 con, sinh năm 2012; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 21/6/2015, đến ngày 22/12/2016 được tại ngoại (có mặt).

5. Lê Thị B, sinh năm 1978 tại tỉnh Bình Định; HKTT: Lô 155, TCV, phường THĐ, thành phố QN, tỉnh Bình Định; chỗ ở: Số 12, BHTQ, phường HC, Thành phố QN, tỉnh Bình Định; nghề nghiệp: Buôn bán; trình độ văn hóa: 9/12; con ông Lê Văn M1 (đã chết); con bà Trần Thị L2 (đã chết); gia đình có 3 chị em, bị cáo là con út; chồng Lê Trần Anh Kh sinh năm 1974 (đã li hôn); có 02 con, lớn sinh năm 2004, nhỏ sinh năm 2012; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt tạm giam ngày 17/5/2017, đến ngày 14/9/2017 được tại ngoại (có mặt).

6. Đinh Chí C, sinh năm 1983 tại tỉnh Hà Nam; HKTT và chỗ ở: Thôn MC, xã KB, thành phố PL, tỉnh Hà Nam; nghề nghiệp: Thuyền viên tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Đinh Hoàng Th3, sinh năm 1958; con bà Nguyễn Thị Ng1, sinh năm 1959; gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ nhất; Tiền án, tiền sự: Không; Bị bắt ngày 21/6/2015, đến ngày 22/12/2016 được tại ngoại (có mặt).

7. Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1989 tại Hà Nội; HKTT và chỗ ở: Thôn VH, xã KT, huyện PX, Thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Thuyền viên tàu ĐDQ; con ông Nguyễn Văn G1, sinh năm 1958; con bà Lê Thị X, sinh năm 1959; gia đình có 02 chị em, bị cáo là con thứ hai; vợ: Phạm Thị Ngọc H4, sinh năm 1993; có 02 con, lớnsinh năm 2015 nhỏ sinh năm 2017; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 05/10/2015, đến ngày 26/01/2016 được tại ngoại (có mặt).

8. Phạm Văn Đ1, sinh năm 1988 tại Hải Phòng; HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã GB, huyện VB, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Thuyền viên tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Phạm Văn H5, sinh năm 1961; con bà Phạm Thị B1, sinh năm 1968; gia đình có 03 chị em, bị cáo là con thứ hai; Tiền án, tiền sự: kng; Bị bắt ngày 05/10/2015, đến ngày 08/7/2016 được tại ngoại (có mặt).

9. Lê Đình H2, sinh năm 1990 tại tỉnh Thanh Hóa; HKTT: Thôn KP, xã TQ, huyện TT, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Thuyền viên tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Lê Đình L3, sinh năm 1958; con bà Bùi Thị Ng2, sinh năm 1962 Gia đình có 03 chị em, bị cáo là con thứ hai trong gia đình; vợ: Đào Thị Y1, sinh năm 1990, có 1 con sinh năm 2017; Tiền án, tiền sự: Không; Bị bắt ngày 05/10/2015, đến ngày 15/4/2016 được tại ngoại (có mặt).

10. Nguyễn Trọng H1, sinh năm 1990 tại tỉnh Thái Bình; HKTT và chỗ ở: Thôn TĐ, xã TH, huyện TT, tỉnh Thái Bình; nghề nghiệp: Thuyền viên tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Nguyễn Trọng N2, sinh năm 1964; con bà Hoàng Thị S, sinh năm 1963; gia đình có 02 anh chị em, bị cáo là con thứ nhất, vợ Bùi Thị Vân A, có 1 con sinh năm 2018; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

11. Nguyễn Trí Th, sinh năm 1989 tại Hải Phòng; HKTT: Xã AT, huyện AL, thành phố Hải Phòng; chỗ ở: Đội 4, xã AT, huyện AL, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Nguyên Sĩ quan Máy 4 tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Nguyễn Đức M2, sinh năm 1960, Nghề nghiệp: làm ruộng; con bà Vũ Thị L4, sinh năm 1960; gia đình có 02 anh em, Bị cáo là con thứ nhất; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 05/10/2015, đến ngày 15/4/2016 được tại ngoại (có mặt).

12. Vũ Văn L1, sinh năm 1963 tại Hải Phòng; HKTT chỗ ở: Thôn ĐN 2, TM, TL, Hải Phòng; nghề nghiệp: Thợ điện tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 10/10; con ông Vũ Văn L1uân, sinh năm 1934; con bà Nguyễn Thị Nh, sinh năm 1943; gia đình có 06 anh chị em, bị cáo là con thứ nhất trong gia đình; vợ Trần Thị V1, sinh năm 1967; có 02 con, lớn sinh năm 1988, nhỏ sinh năm 1993; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt ngày 05/10/2015, đến ngày 01/6/2016 được tại ngoại (có mặt).

13. Bùi Duy T1, sinh năm 1990 tại tỉnh Thái Bình; HKTT và chỗ ở: Xã PC, huyện ĐH, tỉnh Thái Bình; nghề nghiệp: Thợ máy; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Bùi Văn T2, sinh năm 1953; con bà Tạ Thị Nh1, sinh năm 1958; gia đình có 03 chị em, bị cáo là con út; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

14. Trần Văn Th1, sinh năm 1983 tại tỉnh Nghệ An; HKTT và chỗ ở: Thôn CS, xã VT, huyện YT, tỉnh Nghệ An; nghề nghiệp: Thợ máy; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Trần Văn C1, sinh năm 1943; con bà Trần Thị L6, sinh năm 1952; gia đình có 05 anh chị em, bị cáo là con thứ nhất; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

15. Phạm Văn H, sinh năm 1956 tại tỉnh Hà Tĩnh; HKTT: 106/21/7 PVH, Phường 17, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh; chỗ ở: A 1706 Chung cư QCGLi, 421 TXS, phường TK, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: Nguyên máy 2 tàu ĐDQ; trình độ văn hóa: 10/10; con ông Phạm H6 (đã chết); con bà Võ Thị Ng3 (đã chết); gia đình có 05 anh chị em, bị cáo là con út; vợ: Đặng Thị H7, sinh năm 1962; có 02 con, lớn sinh năm 1984, nhỏ sinh năm 1990; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

- Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị B: Luật sư Phùng Anh Ch-Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Người bào chữa cho bị cáo Vũ Văn L1: Luật sư Nguyễn Chí Đ3 (có mặt) và Luật sư Phạm Thị H8 (vắng mặt)- Cùng thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

- Người bào chữa cho bị cáo Đinh Chí C: Luật sư Nguyễn Chí Đ3- Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội (có mặt).

- Người bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Kim G, Nguyễn Trí Th: Luật sư Đỗ Hải B2-Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)

- Người bào chữa cho bị cáo Phạm Văn H: Luật sư Lương Văn Th4 -Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Người bào chữa cho các bị cáo Trần Khắc T, Nguyễn Văn Đ: Luật sư Phạm Thị Thanh H9-Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Người bào chữa cho các bị cáo Phạm Văn Đ1, Lê Đình H2, Nguyễn Trọng H1: Luật sư Võ Tuấn A1 - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Người bào chữa cho bị cáo Trần Trọng Ng: Luật sư Nguyễn Văn T3-Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Người bào chữa cho các bị cáo Trần Văn L, Trần Văn Th1, Bùi Duy T1: Luật sư Đoàn Trọng Ng4-Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Các bị cáo không kháng cáo:

1.. Trần Trí N3, sinh năm 1987 tại tỉnh Thanh Hóa; HKTT và chỗ ở: 207 TQK, khu phố NT, phường QT, thị xã SS, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Thợ máy; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Trần Trí V2, sinh năm 1951; con bà Lường Thị S1, sinh năm 1954; gia đình có 05 anh chị em, Bị cáo là con thứ 4; vợ Mai Thị Th5; có 02 con lớn Sn 2017, nhỏ Sn 2018; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (vắng mặt).

2. Hoàng Đức M3, sinh năm 1970; HKTT và chỗ ở: Số 9 PG, thị trấn GL, huyện GL, tỉnh Hải Dương; nghề nghiệp: Thợ cả tàu ĐDQ; Trình độ văn hóa: 12/12; con ông Hoàng Đức Ng5, sinh năm 1918, (Đã chết); con bà Phạm Thị L7, sinh năm 1926, (Đã chết); gia đình có 09 anh chị em, bị cáo là con út; vợ: Đặng Thị H10, sinh năm 1974; con: có 02 con, lớn sinh năm 1999, nhỏ sinh năm 2004; Tiền án, tiền sự: Không; Bị bắt ngày 05/10/2016, đến ngày 22/12/2016 được tại ngoại (vắng mặt).

- Bị hại có kháng cáo: Công ty Cổ phần Thép P.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Phạm Trần Thanh Th6-Chuyên viên pháp lý Nhà máy Luyện phôi thép, Công ty Thép P (có mặt).

- Bị hại không có kháng cáo: Công ty TNHH Đóng tàu ĐD.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Lê Thị Thu H11 -Trưởng phòng Quản lý và Khai thác tàu, Công ty TNHH Đóng tàu ĐD (có mặt).

(Ngoài ra trong vụ án còn có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Cổ phần O Miền Nam không có kháng cáo, không bị kháng cáo kháng nghị nên Tòa án không triệu tập).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Tàu ĐDQ thuộc Công ty TNHH Đóng tàu ĐD (Công ty ĐD), địa chỉ 45 ĐT, phường QT, quận KA, thành phố Hải Phòng. Trên tàu có 22 thuyền viên, trong đó: Thuyền trưởng là Nguyễn Kim G; các Thuyền phó, gồm: Trần Trọng Ng, Thuyền phó 1 (đại phó); Trần Văn L (Thuyền phó 2) và Trần Khắc T (Thuyền phó 3); Máy trưởng là Đinh Văn T4, Phạm Văn H (máy 2),. Trần Trí N3 (máy 3) và Nguyễn Trí Th (máy 4); Thủy thủ trưởng là Đinh Chí C, các thủy thủ, gồm: Nguyễn Trọng H1, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Trần Anh T5 và Phạm Văn Đ1; Các thợ máy: Đinh Thanh Hoàng, Nguyễn Sỹ Dũng, Bùi Duy T1, Trần Văn Th1; Thợ cả là Hoàng Đức M3; Thợ điện là Vũ Văn L1; Nguyễn Văn Ng6, đầu bếp và Nguyễn Văn Ph2, nhân viên phục vụ.

Quá trình điều tra đã xác định hành vi phạm tội của các đối tượng trên như sau:

1. Vụ chiếm đoạt khô dầu đậu nành:

Ngày 07/03/2014, Công ty cổ phần Tập đoàn M miền Nam (Công ty M), địa chỉ: 173 HBT, phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là số 02 bis NTMK, phường ĐK, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) ký hợp đồng mua, bán khô dầu đậu nành với Công ty PC GMBH, Singapore, giá trị hợp đồng 4.429.629,72 USD, phương tiện vận chuyển là Tàu ĐDQ thuộc Công ty ĐD. Ngày 12/03/2014, Công ty M ký hợp đồng số 12/TĐM-VNMN bán lô hàng trên cho Công ty Cổ phần V Miền Nam (nay là Công ty Cổ phần O Miền Nam) và ủy quyền cho Công ty được toàn quyền thay mặt Công ty M quan hệ với các cơ quan liên quan để nhận lô hàng. Ngày 22/04/2014, sau khi nhận 7.309,62 tấn khô dầu đậu nành (theo Giấy chứng nhận khối lượng (Certificate of Weight) do Cơ quan Kiểm nghiệm và Kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc (CIQ) cấp ngày 22/04/2014 và hóa đơn thương mại số SINV 1430194 ngày 22/4/2014), Tàu ĐDQ rời cảng Bei hai (Tie Shan) của Trung Quốc vận chuyển về Cảng tổng hợp TV tại huyện TT, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam (Cảng TV). Khi về đến vùng biển Việt Nam (đảo PQ), G trực tiếp liên lạc bằng điện thoại với Lê Thị B ở thành phố QN, tỉnh Bình Định để thỏa thuận giá cả, số lượng bán và địa điểm G nhận hàng. Sau đó, chỉ đạo cho T, C cắt xích niêm phong kẹp chì nắp hầm hàng và hàn lại xích để dùng tời mở nắp hầm hàng dưới sự giám sát của Ng.

Trước khi chiếm đoạt hàng, theo chỉ đạo của G, T lên loa thông báo yêu cầu tất cả các thuyền viên nộp điện thoại cho T tại câu lạc bộ thủy thủ. Sau đó, T thu tất cả điện thoại để vào kho trên tàu để không cho liên lạc ra bên ngoài. Đến khoảng 23h đến 24h cùng ngày, có hai xà lan cập mạn tàu thì bộ phận boong và Th kéo dây cột xà lan vào tàu, tháo nêm, nẹp, dỡ bạt, kéo lưới nắp hầm hàng ra để mở nắp hầm hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt. Bộ phận boong điện thoại xuống buồng máy xin cấp điện để mở nắp hầm hàng và cho cần cẩu hoạt động để cẩu hàng từ tàu xuống xà lan. Sỹ quan máy trực ca nghe điện thoại, chỉ đạo thợ máy trực cùng ca cấp điện, sau đó dùng cần cẩu số 02 trên tàu đưa qua xà lan móc vào gàu cạp (sán cạp) của xà lan mang theo rồi chuyển qua tàu, đưa xuống hầm hàng múc và cẩu khô dầu đậu nành từ tàu xuống xà lan. Cách tính số lượng khô dầu đậu nành bán là dùng cân đồng hồ loại 100kg của xà lan mang theo, cân 01 gàu cạp đầu tiên được 1,5 tấn, sau đó đếm số lượng gàu cạp tiếp theo và nhân lên thành số lượng. Thời gian thực hiện khoảng từ 04 đến 05 giờ.

Lấy hàng xong, Ng yêu cầu các thuyền viên xuống 02 hầm hàng san khô dầu đậu nành cho bằng phằng như trước khi lấy rồi đóng nắp hầm hàng, các thuyền viên trên tàu tiến hành, cài nêm, nẹp, kéo lưới, phủ bạt lên nắp hầm hàng. Sau đó, T, C và M3 cắt xích để đưa niêm phong kẹp chì vào vị trí cũ và hàn lại xích. Sau đó, Tàu ĐDQ tiếp tục hành trình về Cảng TV và ngày 29/04/2014 thì trả hàng cho Công ty cổ phần O Miền Nam (Công ty O), số lượng cân thực tế là 6.602.215 tấn. Ngày 21/5/2014, bên mua Công ty M thông qua Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình chuyển 4.429.412,72 USD cho bên bán hàng.

Như vậy, khối lượng hàng bị thiếu so với vận đơn là 707.405 tấn. Căn cứ hợp đồng mua bán giữa Công ty M với Công ty PC GMBH thì đơn giá bã đậu nành là 606 USD/tấn. Do đó, giá trị khối lượng hàng bị thiếu là 428.687,43 USD (=707.405 x 606USD), tương đương 9.027.385.638 đồng (tính theo tỷ giá USD vào thời điểm xảy ra). Theo yêu cầu của Công ty O, ngày 02/04/2015, Cảnh sát Singapore bắt Tàu ĐDQ, với lý do tháng 04/2014, Tàu ĐDQ vận chuyển khô dầu đậu nành từ Trung Quốc về Cảng TV bị mất 707,405 tấn. Vì vậy, Công ty ĐD đã chuyển 8,641 tỷ đồng cho Công ty O để giải phóng tàu, hiện tại còn thiếu 1.512.000.000 đồng.

Quá trình điều tra, các bị cáo khai nhận khối lượng khô dầu đậu nành bị chiếm đoạt khoảng 250 tấn, giá bán 5000đồng/kg, số tiền thu được 1.250.000.000 đồng. G và Ng khai chủ hàng G thiếu 300 tấn nhưng không có tài liệu chứng minh.

2. Vụ chiếm đoạt sắt thép phế liệu:

Ngày 08/07/2014, Nhà máy Luyện phôi thép P - Công ty Cổ phần Thép P (Công ty Thép P), khu Công nghiệp PM, huyện TT ký Hợp đồng số 1201407SP01 với Công ty SS Corporation, Nhật Bản (Công ty SS) mua 5.000 tấn sắt, thép phế liệu (+/- 5%). Giá trị hợp đồng: 1.887.664,5 USD. Ngày 15/08/2014, Công ty Thép P 03 mở tờ khai hải Quan số 100.102.324.230 tại Chi cục Hải quan PM, khai báo lô hàng 4.954,5 tấn sắt, thép phế liệu mua của Công ty SS, trị giá 1.887.664,5 USD, phương tiện vận chuyển là Tàu ĐDQ. Ngày 13/8/2014, Tàu ĐDQ vận chuyển sắt, thép phế liệu từ cảng Jurong của Singapore về Cảng Quốc tế SG (SITV), thị trấn PM, huyện TT, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khi tàu về đến khu vực vùng biển CĐ, G trực tiếp liên lạc bằng điện thoại với B để thỏa thuận giá cả, số lượng bán và địa điểm G nhận hàng. Sau đó, vào khoảng 07 giờ đến 08 giờ sáng 15/8/2014, theo chỉ đạo của G, T - đã thu điện thoại của các thuyền viên trên tàu. G chỉ đạo T, C cắt xích niêm phong kẹp chì nắp hầm hàng và hàn lại xích để dùng tời mở nắp hầm hàng. Sau đó, có 01 chiếc xà lan (không rõ số hiệu) cập vào mạn tàu, bộ phận boong thực hiện nhiệm vụ: Kéo dây cột xà lan vào tàu; các thuyền viên dỡ bạt, kéo lưới, tháo nêm, nẹp nắp hầm hàng, bộ phận boong điện thoại xuống buồng máy xin cấp điện để mở nắp hầm hàng và cho cần cẩu hoạt động để cẩu hàng từ tàu xuống xà lan. Thợ máy trực ca nghe điện thoại nhận lệnh và báo cáo sỹ quan máy trực ca biết để cấp điện và bộ phận boong dùng tời để mở nắp hầm hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Khong 20 đối tượng từ xà lan lên tàu, trong đó có 01 người đàn ông (chưa xác định được tên, địa chỉ) lên gặp G để thống nhất việc mua bán sắt thép phế liệu. Sau đó, người của xà lan điều khiển cần cẩu số 02 của tàu đưa qua xà lan móc vào 01 thùng bằng tôn mà xà lan mang theo đưa xuống hầm hàng của tàu, người của xà lan dùng tay bốc sắt, thép phế liệu cho vào thùng và dùng cần cẩu số 02 trên tàu cẩu, đổ xuống xà làn. Để xác định số lượng sắt thép phế liệu bán, G cùng các đồng phạm cân 01 thùng đầu tiên và đếm số lượng thùng tiếp theo để xác định khối lượng. Sau đó, các thuyền viên trên tàu tiến hành đóng nắp hầm hàng, phủ bạt, cài nêm, nẹp, kéo lưới phủ lên nắp hầm hàng như cũ. T, C và M3 cắt xích để đưa niêm phong kẹp chì vào vị trí cũ và hàn lại xích. Thời gian thực hiện khoảng từ 03 giờ sáng đến khoảng 14 giờ ngày 16/8/2014. Xong việc, Tàu ĐDQ tiếp tục hành trình và cập Cảng SITV ngày 20/8/2014.

Khi lượng sắt thép phế liệu xếp dỡ qua cầu cân của Cảng SITV là 4.825,640 tấn. Như vậy, khối lượng hàng bị thiếu so với vận đơn là 123,79 tấn. Căn cứ hợp đồng mua bán giữa Nhà máy Luyện phôi thép P với Công ty SS thì đơn giá là 381USD/tấn. Do đó giá trị khối lượng hàng bị thiếu là 47.163,99 USD (=123,79 x 381USD), tương đương 1.002.046.000 đồng (theo quy đổi tỷ giá USD/VND tại thời điểm mở tờ khai hải quan). Quá trình điều tra, các bị cáo khai khoảng 40 tấn, số tiền thu được 120.000.000 đồng. Hiện tại chưa xác định được chủ và số hiệu của chiếc xà lan mua sắt thép phế liệu của tàu ĐDQ.

Hành vi phạm tội của từng bị cáo như sau:

1. Nguyễn Kim G: Là Thuyền trưởng, có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động trên Tàu ĐDQ. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, G đã tổ chức cho các thuyền viên trên tàu chiếm đoạt bã đậu nành và sắt thép phế liệu bán lấy tiền chia nhau, cụ thể: G trực tiếp liên lạc với B để thỏa thuận giá cả, số lượng bán, địa điểm G nhận hàng; trực tiếp nhận tiền bán hành; Đồng thời chỉ đạo T thu điện thoại của các thuyền viên trên tàu; Trực tiếp chỉ đạo T, Ng, C cắt, phá xích niêm phong nắp hầm hàng; Trong tổng số tiền bán khô đậu nành và sắt thép phế liệu là 1.120.000.000 đồng thì G đã giữ lại 270.000.000 đồng, số tiền còn lại, G trực tiếp chia tiền cho các bị cáo khác tùy vào vị trí, vai trò tham gia của các đồng phạm.

2. Bị cáo Trần Trọng Ng: Giữ chức danh Thuyền phó 1 (đại phó), có nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng hóa trên tàu không để hư hỏng, mất mát. Ng đã cùng với các bị cáo khác thực hiện hành vi chiếm đoạt hàng hóa bán lấy tiền chia nhau, với vai trò đồng phạm như sau: Trực tiếp giám sát việc cắt, phá xích niêm phong nắp hầm hàng; tham gia cùng với T kiểm đếm số lượng hàng hóa chiếm đoạt; tính toán số lượng hàng hóa trên tàu trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt; chỉ đạo và giám sát việc san khô dầu đậu nành cho bằng phẳng như trước khi chiếm đoạt; tham gia kiểm đếm tiền bán sắt, thép phế liệu. Ng khai nhận được G chia 50.000.000 đồng (trong vụ khô dầu đậu nành), đối với vụ sắt thép phế liệu, được chia 12.000.000 đồng nhưng Ng không nhận.

3. Bị cáo Trần Văn L: Giữ chức danh Thuyền phó 2, có nhiệm vụ quản lý buồng lái, lập kế hoạch an toàn cho chuyến đi, trực ca từ 0 giờ đến 04 giờ và từ 12 giờ đến 16 giờ. L được G phân công cảnh giới trên buồng lái để G cùng các đồng phạm khác chiếm đoạt bã đậu nành và sắt thép phế liệu. L được chia 28.000.000 đồng (trong đó vụ khô dầu đậu nành 17.000.000 đồng; vụ sắt thép phế liệu 11.000.000 đồng).

4. Bị cáo Trần Khắc T: Giữa chức danh Thuyền phó 3, có nhiệm vụ đi ca từ 08 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 20 giờ tối đến 24 giờ đêm, thời gian đi ca thay Thuyền trưởng lái tàu. Trong 02 vụ chiếm đoạt, T tham gia đã thực hiện yêu cầu của G, cụ thể: Trước khi tổ chức chiếm đoạt hàng, T đã thông báo và thu điện thoại của các thuyền viên trên tàu, tham gia cùng với C cắt, hàn xích niêm phong nắp hầm hàng, trực tiếp kiểm đếm số lượng hàng hóa chiếm đoạt G cho bên mua, kiểm đếm tiền bán sắt thép phế liệu, nhận tiền bán khô dầu đậu nành và sắt thép phế liệu từ thuyền trưởng Nguyễn Kim G đưa cho các thuyền viên trên tàu, được chia cho 28.000.000 đồng (trong đó vụ khô dầu đậu nành 20.000.000 đồng, vụ sắt thép phế liệu 8.000.000 đồng).

5. Bị cáo Lê Thị B: Là người trực tiếp bàn bạc với G về thời gian tàu đến vị trí, tọa độ lấy hàng, số lượng và giá mua trước khi G chiếm đoạt hàng. Sau đó, B báo lại cho Võ Văn T6 biết để chuẩn bị xà lan và người để đi lấy hàng. B cử Dương Văn C2 tham gia lấy hàng và trả công cho C2 3 triệu đồng trong vụ bã đậu nành, 500.000 đồng trong vụ sắt thép phế liệu. Bản thân B thu lợi 50 triệu đồng.

6. Bị cáo Đinh Chí C: Giữ chức danh Thủy thủ trưởng, có nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý các thủy thủ, bảo quản, bảo dưỡng các công việc trên boong tàu. Trong 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa trên tàu, C đã thực hiện hành vi phạm tội như sau: Trực tiếp cắt, hàn xích niêm phong nắp hầm hàng, chỉ đạo các thủy thủ boong kéo dây cột xà lan vào tàu, mở, đóng nắp hầm hàng, san bã đậu nành sau khi chiếm đoạt. C được chia 22 triệu đồng (trong đó vụ khô dầu đậu nành 15 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 7 triệu đồng).

7. Bị cáo Phạm Văn H: Giữ chức danh Máy 2, có nhiệm vụ: Thay thế máy trưởng khi cần thiết, phân ca trực cho các sỹ quan máy, điều động nhân lực của bộ phận máy. Trong 02 vụ tàu chiếm đoạt hàng hóa, H đã thực hiện hành vi phạm tội như sau: Trông coi máy phát điện và yêu cầu M3 lên hỗ trợ boong (trong vụ chiếm đoạt bã đậu nành). Trong vụ chiếm đoạt sắt thép, thời gian xảy ra từ khoảng 07 giờ đến 08 giờ sáng 15/8/2014 (Ca trực của H, Th1 từ 4h sáng đến 8h sáng). Sau khi, Máy trưởng nhận lệnh tắt máy chính để tàu thả trôi thì Th1 nghe điện thoại từ bộ phận boong yêu cầu cấp điện cho hầm hàng và cẩu hoạt động, H và Th1 là người cấp điện. Quá trình điều tra, M3 cho rằng được sự đồng ý của H nên M3 đã lên boong để phụ giúp việc cắt xích hầm hàng và H là người chỉ đạo xuống san bã đậu nành. L1 trình bày H đã chỉ đạo L1 xuống hầm hàng để san bã đậu nành. Trong 02 vụ, H được chia 11 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 8 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 3 triệu đồng.

8. Bị cáo Nguyễn Trí Th: Giữ chức danh Máy 4. Trong 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa, Th đã thực hiện hành vi phạm tội như sau: Vụ chiếm đoạt sắt thép, ca trực của Th, H12 là từ 8h sáng đến 12h trưa. Sau khi nhận ca trực của H và Th1, Th đã chỉ đạo H12 tiếp tục cấp điện cho hầm hàng và cẩu hoạt động theo yêu cầu của bộ phận boong. Trong vụ chiếm đoạt bã đậu nành thì Th đang trực ca. Th nhận lệnh của máy trưởng yêu cầu cấp điện cho bộ phận boong và chỉ đạo H12 cấp điện. Quá trình điều tra, H1 xác định Th có tham gia san bã đậu nành. Lời khai của Ng xác nhận tất cả thợ máy đều tham gia san bã đậu nành, trừ những người đang đi ca. Th được chia 11 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 8 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 3 triệu đồng).

9. Bị cáo Nguyễn Văn Đ: Giữ chức danh: Thủy thủ AB số 3. Theo sự chỉ đạo của C, trong 02, trong 02 vụ Tàu ĐD chiếm đoạt hàng hóa, Đ thực hiện hành vi phạm tội như sau: Kéo dây cột xà lan vào tàu khi xà lan cặp mạn tàu, tháo nẹp, nêm, kéo bạt, kéo lưới che nắp hầm hàng để mở nắp hầm hàng; sau khi chiếm đoạt hàng xong tháo dây cho xà lan đi, xuống hầm hàng san khô dầu đậu nành, kéo bạt, đóng nẹp, cài nêm, kéo lưới phủ lên nắp hầm hàng. Đ được chia 14 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 10 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 4 triệu đồng).

10. Bị cáo Phạm Văn Đ1: Giữ chức danh: Thủy thủ OS số 2. Theo sự chỉ đạo của C, trong 02 vụ tàu chiếm đoạt hàng hóa, Đ1 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Kéo dây cột xà lan vào tàu, tháo nẹp, nêm, kéo bạt, kéo lưới che nắp hầm hàng để mở nắp hầm hàng; sau khi chiếm đoạt hàng xong tháo dây cho xà lan đi, xuống hầm hàng san khô dầu đậu nành, kéo bạt, đóng nẹp, cài nêm, kéo lưới phủ lên nắp hầm hàng. Đ được chia 14 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 10 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 4 triệu đồng).

11. Bị cáo Lê Đình H2: Giữ chức danh: Thủy thủ AB số 2. Theo sự chỉ đạo của C, trong 02 vụ Tàu ĐD chiếm đoạt hàng, H2 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Kéo dây cột xà lan vào tàu, tháo nẹp, nêm, kéo bạt, kéo lưới che nắp hầm hàng để mở nắp hầm hàng, sau khi chiếm đoạt hàng xong tháo dây cho xà lan đi, xuống hầm hàng san phẳng khô dầu đậu nành, kéo bạt, đóng nẹp, cài nêm, kéo lưới phủ lên nắp hầm hàng. H2 được chia 14 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 10 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 4 triệu đồng).

12. Bị cáo Nguyễn Trọng H1: Giữ chức danh: Thủy thủ AB số 1. Theo sự chỉ đạo của C, trong 02 vụ Tàu ĐD chiếm đoạt hàng, H1 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Kéo dây hàn, cùng với các thủy thủ kéo dây cột xà lan vào tàu; tháo nẹp, nêm, kéo bạt, kéo lưới che nắp hầm hàng để mở nắp hầm hàng, sau khi chiếm đoạt hàng thì tháo dây cho xà lan đi và san phẳng khô dầu đậu nành, kéo bạt, đóng nép, nêm, kéo lưới phủ lên nắp hầm hàng. H1 được chia 14 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 10 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 4 triệu đồng).

13. Bị cáo Hoàng Đức M3: Giữ chức danh: Thợ cả. Trong 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa, M3 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Trực tiếp tham gia hàn xích niêm phong nắp hầm hàng, san bằng khô dầu đậu nành cho bằng phẳng. M3 được chia 12 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 10 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 2 triệu đồng).

14. Bị cáo Vũ Văn L1: Giữ chức danh: Thợ điện. Trong 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa trên tàu, L1 thực hiện hành vi phạm tội như sau: San bằng khô dầu đậu nành, tham gia đóng nắp hầm hàng, kéo lưới, cài nêm, phủ bạt. L1 được chia cho 9 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 8 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 1 triệu đồng).

15. Bị cáo Trần Văn Th1: Giữ chức danh Thợ máy. Trong 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa trên tàu, Th1 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Th1 khai nhận trong vụ chiếm đoạt sắt thép thì vào ca trực của mình là từ 4h sáng đến 8h sáng, sỹ quan máy là H và N3 chỉ đạo Th1 cấp điện cho bộ phận boong. Trong vụ khô dầu đậu nành thì không xảy ra vào ca trực của Th1. Theo lời khai của Ng, C, T1, D, H1 và H2 thì Th1 có tham gia san bằng khô dầu đạu nành và tham gia kéo lưới, kéo bạt, kéo lưới đậy nắp hầm hàng trong vụ sắt thép phế liệu. Th1 được chia 7 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 5 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 2 triệu đồng).

16. Bị cáo Bùi Duy T1: Giữ chức danh: Thợ máy bảo quản. Trong 02 chiếm đoạt hàng hóa trên tàu vụ tàu, T1 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Tham gia san bằng khô dầu đậu nành, kéo lưới, cài nêm, phủ bạt lên nắp hầm hàng sau khi nắp hầm hàng đã đóng lại. Vụ chiếm đoạt sắt thép phế liệu, T1 trình bày: Trực ca từ 20 giờ đến 24 giờ, xà lan cặp mạn tàu lúc 23 giờ nên trong ca trực nên không tham gia công việc gì. T1 được chia 7 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 5 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 2 triệu đồng. Về ý thức chủ quan, T1 biết số tiền 7 triệu đồng là tiền do tàu chiếm đoạt khô dầu đậu nành và sắt thép phế liệu bán mà có.

17. Bị cáo. Trần Trí N3: Giữ chức danh: Máy 3. Trong 02 chiếm đoạt hàng hóa trên tàu vụ tàu, N3 thực hiện hành vi phạm tội như sau: Kéo bạt, buộc lưới, cài nêm, nẹp nắp hầm hàng (vụ chiếm đoạt sắt thép phế liệu), trong vụ chiếm đoạt khô dầu đậu nành thì trông coi máy phát điện để phục vụ cho cẩu hoạt động. N3 được chi 12 triệu đồng (vụ khô dầu đậu nành 8 triệu đồng và vụ sắt thép phế liệu 4 triệu đồng).

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 34/2018/HS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã quyết định:

Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Phạm Văn H,. Trần Trí N3, Nguyễn Trí Th, Nguyễn Trọng H1, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Trần Văn Th1, Hoàng Đức M3, Vũ Văn L1 phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Lê Thị B phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

1. Bị cáo Nguyễn Kim G 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời gian đã bị tạm giam trước đó từ ngày 20/6/2015 đến ngày 15/11/2016.

Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 38, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

2. Bị cáo Trần Khắc T 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016.

Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s, k khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 38, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

3. Bị cáo Trần Trọng Ng 06 (sáu) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016.

4. Bị cáo Trần Văn L 04 (bốn) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 27/6/2016.

5. Bị cáo Đinh Chí C 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016.

6. Bị cáo Nguyễn Văn Đ 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 26/01/2016.

7. Bị cáo Phạm Văn Đ1 02 (hai) năm tù.Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 08/7/2016.

8. Bị cáo Lê Đình H2 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 15/4/2016.

9. Bị cáo Nguyễn Trọng H1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

10. Bị cáo Hoàng Đức M3 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 22/12/2016.

11. Bị cáo Vũ Văn L1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 01/6/2016.

12. Bị cáo Bùi Duy T1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

13. Bị cáo Nguyễn Trí Th 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 15/4/2016.

14. Bị cáo Trần Văn Th1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

15. Bị cáo Phạm Văn H 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s, k khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17, Điều 54, Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

16. Bị cáo. Trần Trí N3 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày tuyên án.

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 250; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt:

17. Bị cáo Lê Thị B 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 17/5/2017 đến ngày 14/9/2017.

Ngoài ra, bản án còn quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định.

Ngày 06/8/2018, bị cáo Nguyễn Kim G kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 04/8/2018, bị cáo Nguyễn Trọng Nghĩa kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 06/8/2018, bị cáo Trần Văn L kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 02/8/2018, bị cáo Trần Khắc T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 06/8/2018, bị cáo Đinh Chí C kháng cáo kêu oan.

Ngày 07/8/2018, bị cáo Phạm Văn H kháng cáo xin hưởng án treo.

Ngày 06/8/2018, bị cáo Nguyễn Trọng H1 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 04/8/2018, bị cáo Lê Đình H2 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 02/8/2018 bị cáo Nguyễn Văn Đ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.

Ngày 03/8/2018, bị cáo Phạm Văn Đ1 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 06/8/2018, bị cáo Bùi Duy T1 kháng cáo xin hưởng án treo.

Ngày 02/8/2018, bị cáo Trần Văn Th1 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.

Ngày 03/8/2018 , bị cáo Vũ Văn L1 kháng cáo kêu oan.

Ngày 31/7/2018, bị cáo Lê Thị B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.

Ngày 01/8/2018, Công ty Thép P kháng cáo yêu cầu Công ty ĐD bồi thường thiệt hại do các bị cáo gây ra cho Công ty Thép P với số tiền 900.046.132 đồng.

Tại phiên tòa, các bị cáo và Công ty Thép P giữ nguyên kháng cáo.

Bị cáo C và bị cáo L1 thay đổi kháng cáo, hai bị cáo xác định Tòa án cấp sơ thẩm xử các bị cáo tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là đúng nên các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo C trình bày: Hiện cha mẹ già yếu, gia đình khó khăn và thuộc diện có công với cách mạng, bản thân đã phục vụ trong quân đội. Bị cáo L1 trình bày: Gia đình có công với cách mạng, con trai đang phục vụ trong quân đội, cha già yếu, bản thân là lao động chính. Vì vậy bị cáo L1 và bị cáo C đề nghị được hưởng án treo.

Các bị cáo G, Ng, L, T, H, Th, H1, H2, Đ, Đ1, T1, Th1 xác nhận: Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là đúng. Bị cáo G cho cho rằng số lượng hàng hóa bị mất ít hơn so với số lượng bị quy kết; Bị cáo Ng trình bày: Hiện đang nuôi con nhỏ, gia đình thuộc diện có công với cách mạng; Bị cáo L trình bày: Là lao động chính, nuôi con nhỏ, có anh trai được tặng thưởng huy chương, bằng khen, giấy khen; Bị cáo T trình bày: Có con nhỏ, gia đình khó khăn; Bị cáo H2 trình bày: Mẹ ốm, con nhỏ. Vì vậy, các bị cáo: G, Ng, L, T, H đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt do hình phạt quá nghiêm khắc so với hành vi phạm tội gây ra.

Bị cáo Đ trình bày: Có cha là thương binh, hiện già yếu, là lao động chính và đang nuôi con nhỏ; Bị cáo Đ1 trình bày: Có cha bị bệnh, là lao động chính; Bị cáo H1 trình bày: Gia đình có công với cách mạng, đã chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả 30 triệu đồng, bản thân là lao động chính, đang nuôi con nhỏ, vợ bị bệnh, mẹ già yếu; Bị cáo Th trình bày: Công ty TNHH Đóng tàu ĐD đã có đơn xin bãi nại, đã chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả 30 triệu đồng, cha mẹ già yếu; Bị cáo T1 trình bày: Gia đình có công với cách mạng, cha mẹ già yếu, gia đình thuộc hộ nghèo; Bị cáo Th1 trình bày: Có ông nội là Liệt sỹ, bố có công với cách mạng, đang bị bệnh, đã chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả 20 triệu đồng, bản thân là lao động chính, gia đình thuộc hộ nghèo; Bị cáo H trình bày: Gia đình có công với cách mạng, là người cao tuổi, sức khỏe yếu. Vì vậy, các bị cáo đề nghị được hưởng án treo.

Đi với bị cáo B xác định Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” là đúng, đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt.

- Người bào chữa cho bị cáo G, Th trình bày: Bị cáo G tuy là người cầm đầu, chủ mưu nhưng so với các vụ án đã xét xử trước đó thì hình phạt là nghiêm khắc nên đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đối với bị cáo Th, có vai trò thứ yếu, sau khi xét xử sơ thẩm đã chủ động khắc phục một phần hậu quả. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo.

- Người bào chữa cho bị cáo B trình bày: Tại phiên tòa, bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, trong vụ án này, bị cáo chỉ có tính chất môi giới, được hưởng lợi 50 triệu đồng và đã nộp lại số tiền trên. Bị cáo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, vợ chồng đã ly hôn, hiện đang nuôi con 02 con nhỏ nên đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

- Người bào chữa cho bị cáo L1, C trình bày: Các bị cáo đã nộp lại số tiền được hưởng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chưa áp dụng tình tiết này nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự để cho bị cáo L1, C được hưởng án treo.

- Người bào chữa cho bị cáo Phạm Văn H trình bày: Trong vụ án này, vai trò của bị cáo là mờ nhạt, chỉ được chia 11 triệu đồng, phạm tội do bị cưỡng bức, gia đình có công với cách mạng hiện rất khó khăn được chính quyền địa phương xác nhận xin giảm án phí. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo.

- Người bào chữa cho các bị cáo Trần Khắc T, Nguyễn Văn Đ trình bày: Bị cáo T thực hiện chỉ đạo của bị cáo G và được chia 28 triệu đồng. So với bị cáo G đã nhận 250 triệu đồng thì hình phạt của bị cáo là quá nặng nên đề nghị giảm hình phạt cho bị cáo. Đối với bị cáo Đ, là con thương binh nên đề nghị chấp nhận kháng cáo của bị cáo.

- Người bào chữa cho các bị cáo Đ1, H2, H1 trình bày: Các bị cáo Đ1, H2 đã cung cấp các tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị chấp nhận kháng cáo của các bị cáo. Đối với bị cáo H1, đã chủ động khắc phục hậu quả ngoài số tiền được hưởng lợi đã nộp nên đề nghị áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự cho bị cáo được hưởng án treo.

- Người bào chữa cho bị cáo Ng trình bày: Bị cáo Ng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, gia đình có công với cách mạng nên đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

- Người bào chữa cho các bị cáo L, T1, Th1 trình bày: Các bị cáo đề có vai trò thứ yếu, phạm tội do bị cưỡng bức. Bị cáo L có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Gia đình bị cáo T1 thuộc diện có công với cách mạng, thuộc hộ cận nghèo. Bị cáo Th1 đã chủ động nộp 20 triệu đồng khắc phục hậu quả ngoài số tiền hưởng lợi đã nộp, nên cần áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo. Vì vậy đề nghị cho bị cáo T1, Th1 được hưởng án treo.

Công ty Thép P trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo, buộc Công ty ĐD phải bồi thường 900 triệu đồng.

Công ty ĐD trình bày: Công ty không ký hợp đồng vận chuyển với Công ty Thép P mà ký hợp đồng với Công ty của Singapore, lượng hàng hóa có thiếu nhưng mức độ cho phép. Các bị cáo gây thiệt hại cho Công ty Thép P nên Tòa án buộc các bị cáo liên đới bồi thường thiệt hại là đúng. Đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của Công ty Thép P, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đi diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến: Tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, xác định Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo là đúng hành vi và tội danh. Các bị cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Do vậy, việc quy kết các bị cáo G, Ng, L, T, C, H, Th, H1, H2, Đ, Đ1, T1, Th1, L1 về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và bị cáo B phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ, đúng pháp luật. Về hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã các thể hóa tội phạm và tuyên hình phạt đối với từng bị cáo là phù hợp với vai trò của các bị cáo trong vụ án, đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo nên đề nghị không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo G, Ng, L, T, C, H, Th, H1, H2, Đ, Đ1, T1, Th1, L1. Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo H1, Th1 và Th có cung cấp chứng cứ nộp tiền khắc phục hậu quả sau khi xét xử sơ thẩm nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét theo quy định pháp luật. Đối với kháng cáo của Công ty Thép P, Tòa án cấp sơ thẩm xác định các bị cáo trực tiếp gây thiệt hại cho Công ty Thép P nên buộc các bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Công ty là có căn cứ. Vì vậy, đề nghị không chấp nhận kháng cáo của Công ty Thép P.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Các bị cáo, người bị hại là Công ty Thép P kháng cáo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự nên vụ án được xem xét lại theo trình tự phúc thẩm.

[2] Xét kháng cáo của các bị cáo: Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Phạm Văn H, Nguyễn Trí Th, Nguyễn Trọng H1, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Trần Văn Th1, Vũ Văn L1:

[2.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và thừa nhận bản án sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là đúng. Các bị cáo chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Xét lời khai nhận tội của các bị cáo là phù hợp với các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, có đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của các bị cáo như sau: Lợi dụng việc được chủ tàu G trách nhiệm trong việc G, nhận, quản lý và vận chuyển khô dầu nành từ Cảng Bei hai (Trung Quốc) về Cảng TV thuộc huyện TT, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vận chuyển sắt thép phế liệu từ Cảng Jurong (Singapore) về Cảng SITV thuộc huyện TT, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả 02 lần, Thuyền trưởng Tàu ĐD là G đã trực tiếp điện thoại cho B để thoả thuận về giá cả, địa điểm lấy hàng là khô dầu đậu nành và sắt thép phế liệu trên tàu. Trước khi chiếm đoạt hàng, G chỉ đạo T (Thuyền phó 3) thông báo trên loa cho tất cả các thuyền viên trên tàu yêu cầu nộp điện thoại cho T tại câu lạc bộ thủy thủ. Đồng thời, T trực tiếp thu tất cả điện thoại để vào kho, với mục đích không cho liên lạc ra bên ngoài.

[2.2] Trong 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa trên tàu, G đã cùng Ng (đại phó), L (thuyền phó 2), T (thuyền phó 3), T4 (máy trưởng), C (thủy thủ trưởng), H (máy 2), N3 (máy 3), Th (máy 4), các thủy thủ, gồm: H1, H2, Đ, Đ1, các thợ máy, gồm: T1, Th1, M2 (thợ cả), L1 (thợ điện) cùng thực hiện hành vi chiếm đoạt khô dầu đậu nành và sắt thép phế liệu để bán cho B lấy tiền chia nhau. Kết quả giám định đã xác định tổng giá trị hàng hóa bị chiếm đoạt là 10.029.431.638 đồng (trong đó, giá trị khô dầu đậu nành là 9.027.385.638 đồng và sắt thép phế liệu là 1.002.046.000 đồng. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo G, Ng, L, T, C, H, N3, Th, H1, H2, Đ, Đ1, T1, Th1, M2 và L1 về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

[2.3] Xét kháng cáo của các bị cáo thấy rằng:

[2.3.1] Trong vụ án này, G là Thuyền trưởng, là người cầm đầu, khởi xướng, đã chủ động bàn bạc thủ đoạn, cách thức thực hiện hành vi phạm tội với T, được hưởng lợi 250 triệu đồng. T là Thuyền phó đã tích cực thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của G, được hưởng lợi 28 triệu đồng. Ng là Thuyền phó có nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng hóa trên tàu, không để hư hỏng, mất mát hàng hóa trong suốt quá trình từ khi xếp hàng lên tàu, quá trình vận chuyển và trả hàng nhưng Ng đã cùng với các thuyền viên thực hiện hành vi chiếm đoạt hàng hóa, được hưởng lợi 50 triệu đồng. L là Thuyền phó đã thực hiện yêu cầu của G là cảnh giới trên buồng lái để G và các đồng phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt hàng hóa, được hưởng lợi 17 triệu đồng. C là Thủy thủ trưởng đã trực tiếp dùng máy mài cầm tay cắt, hàn xích niêm phong nắp hầm hàng, chỉ đạo các thủy thủ boong kéo dây cột xà lan vào tàu, mở, đóng nắp hầm hàng, san phẳng khô dầu đậu nành sau khi chiếm đoạt và hưởng lợi 22 triệu đồng. Ngoài G thì T, L, Ng, C đều là các nhân sự quan trọng trên tàu, chịu trách nhiệm chính theo nhóm công việc được phân công. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt G 12 năm tù, T 07 năm tù, Ng 06 năm tù, L 04 năm tù, C 04 năm tù là có căn cứ đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo nên kháng cáo của các bị cáo G, T, Ng, L, C không có căn cứ chấp nhận.

[2.3.2] Đối với các bị cáo còn lại đều cùng thực hiện hành vi phạm tội nên được xác định là phạm tội có tổ chức là có căn cứ. Tuy nhiên, ngoài người cầm đầu, khởi xướng là G và người được bàn bạc thủ đoạn, cách thức phạm tội là T, các bị cáo còn lại đều có vai trò thứ yếu, bị cưỡng bức phạm tội theo yêu cầu của G và T, sau khi phạm tội đã nộp lại toàn bộ số tiền được hưởng lợi . Trong đó, các bị cáo Đ, Đ1, H2, L1, T1, H đều tham gia 02 vụ chiếm đoạt hàng hóa trên tàu. Tại phiên tòa, các bị cáo tuy có cung cấp tình tiết như gia đình có công với cách mạng nhưng đã được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của các bị cáo trên.

[2.3.3] Đối với các bị cáo Th1, H1, Th: Tại phiên tòa các bị cáo cung cấp chứng cứ tự nguyện bồi thường thiệt hại, cụ thể: Th1 nộp 20 triệu đồng, H1 nộp 30 triệu đồng, Th nộp 30 triệu đồng theo các Biên lai thu tiền số 0001858, ngày 02/5/2019, số 0001859 ngày 03/5/2019 và số 0001865 ngày 08/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đây là tình tiết mới chưa được xem xét nên ngoài tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm k, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với bị cáo Th1, H1, Th cần áp dụng thêm cho các bị cáo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo quy định: Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Các bị cáo đều có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù do người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội nên cần chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Th1, H1, Th cho bị các cáo trên được hưởng án treo là phù hợp với điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 năm 2015 là: Khoan hồng đối với người thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra và Điều 2 Nghị quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thời gian thử thách đối với bị cáo H1, Th1 là 48 tháng, thời gian thử thách đối với bị cáo Th là 35 tháng 10 ngày (=24 tháng tù-6 tháng 10 ngày là thời gian tạm giam x 2) kể từ ngày tuyên án.

[3] Xét kháng cáo của bị cáo Lê Thị B: Bị cáo B đã thừa nhận hành vi phạm tội và xác định Tòa án cấp sơ thẩm xét xử là đúng về hành vi và tội danh. Lời khai nhận tội của bị cáo là phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nên có căn cứ xác định bị cáo B đã phạm tội: “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, thấy rằng: Tại phiên tòa bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện việc ăn năn hối cải đối với hành vi phạm tội đã gây ra. Ngoài ra, bị cáo mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, vợ chồng bị cáo đã ly hôn, bị cáo trực tiếp nuôi 02 con nhỏ nên cần xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt đối với bị cáo thể hiện sự khoan hồng đối với bị cáo.

[4] Xét kháng cáo của Công ty Thép P: Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Trong vụ án này, Công ty Thép P trực tiếp bị thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội của G và đồng phạm gây ra. Quá trình tố tụng, Công ty Thép P cũng không khiếu nại về tư cách tham gia tố tụng trong vụ án nên Tòa án cấp sơ thẩm xác định Công ty là người bị hại, đồng thời tại phần quyết định của bản án sơ thẩm có nội dung buộc G và các đồng phạm bồi thường thiệt hại cho Công ty Thép P là có căn cứ, đúng pháp luật. Vì vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty Thép P.

[5] Từ những nội dung nêu trên, Hội đồng xét xử thống nhất chấp nhận một phần ý kiến của Viện kiểm sát; Không chấp nhận kháng cáo và nội dung bào chữa của Luật sư cho các bị cáo: G, Ng, L, T, C, H, H2, Đ, Đ1, T1, L1 và kháng cáo của Công ty Thép P; Chấp nhận kháng cáo và nội dung bào chữa của Luật sư cho các bị cáo: H1, Th1, Th, B; Sửa một phần bản án về hình phạt đối với các bị cáo H, Th1, Th, B. Các bị cáo và Công ty Thép P không được chấp nhận kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, các bị cáo được chấp nhận kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

2. Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo: Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Vũ Văn L1, Phạm Văn H và kháng cáo của Công ty Cổ phần Thép P.

3. Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo: Nguyễn Trọng H1, Trần Văn Th1, Nguyễn Trí Th, Lê Thị B.

4. Sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số: 34/2018/HS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phần hình phạt đối với các bị cáo: Nguyễn Trọng H1, Trần Văn Th1, Nguyễn Trí Th, Lê Thị B.

5. Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Phạm Văn H, Nguyễn Trí Th, Nguyễn Trọng H1, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Trần Văn Th1, Vũ Văn L1 phạm tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Lê Thị B phạm tội: “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

- Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

5.1 Bị cáo Nguyễn Kim G 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời gian đã bị tạm giam trước đó từ ngày 20/6/2015 đến ngày 15/11/2016.

- Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 38, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

5.2 Bị cáo Trần Khắc T 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016.

- Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s, k khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 38, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt:

5.3 Bị cáo Trần Trọng Ng 06 (sáu) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016.

5.4 Bị cáo Trần Văn L 04 (bốn) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 27/6/2016.

5.5 Bị cáo Đinh Chí C 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 21/6/2015 đến ngày 22/12/2016.

5.6 Bị cáo Nguyễn Văn Đ 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 26/01/2016.

5.7 Bị cáo Phạm Văn Đ1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 08/7/2016.

5.8 Bị cáo Lê Đình H2 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 15/4/2016.

5.9 Bị cáo Vũ Văn L1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 05/10/2015 đến ngày 01/6/2016.

5.10 Bị cáo Bùi Duy T1 02 (hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

5.11 Bị cáo Phạm Văn H 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng khoản 4 Điều 175, điểm s, k khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17, Điều 54, Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 năm 2015; Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, xử phạt:

5.12 Bị cáo Nguyễn Trọng H1 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 (bốn mươi tám) tháng kể từ ngày tuyên án. G bị cáo Hiếu cho Ủy ban nhân dân xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

5.13 Bị cáo Trần Văn Th1 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 (bốn mươi tám) tháng kể từ ngày tuyên án. G bị cáo Thắng cho Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

5.14 Bị cáo Nguyễn Trí Th 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 35 (ba mươi lăm) tháng 10 (mười) ngày kể từ ngày tuyên án. G bị cáo Thức cho Ủy ban nhân dân xã An Tiến, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng Vĩnh Thành giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo khoản 1 Điều 69 Luật thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên quy định tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 250; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt:

5.15 Bị cáo Lê Thị B 06 (sáu) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam trước đó từ ngày 17/5/2017 đến ngày 14/9/2017.

Tiếp tục quản lý số tiền 20 triệu đồng do bị cáo Trần Văn Th1, 30 triệu đồng do bị cáo Nguyễn Trọng H1 và 30 triệu đồng do bị cáo Nguyễn Trí Th nộp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để bảo đảm thi hành án.

6. Buộc các bị cáo Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Phạm Văn H,. Trần Trí N3, Nguyễn Trí Th, Nguyễn Trọng H1, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Trần Văn Th1, Hoàng Đức M3, Vũ Văn L1 phải liên đới bồi thường cho Công ty Cổ phần thép P 900.000.000 (chín trăm triệu đồng).

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên thì còn phải chịu thêm tiền lãi đối với số tiền chậm thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tương ứng với thời gian chậm thi hành án, tại thời điểm thanh toán.

7. Án phí hình sự phúc thẩm:

Các bị cáo: Nguyễn Kim G, Trần Trọng Ng, Trần Văn L, Trần Khắc T, Đinh Chí C, Phạm Văn H, Lê Đình H2, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Bùi Duy T1, Vũ Văn L1, mỗi bị cáo và Công ty Cổ phần Thép P phải chịu 200.000 (Hai trăm ngàn) đồng.

Các bị cáo: Nguyễn Trọng H1, Trần Văn Th1, Nguyễn Trí Th, Lê Thị B không phải chịu án phí.

8. Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.

9. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (ngày 10 tháng 5 năm 2019)./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

300
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 248/2019/HS-PT ngày 10/05/2019 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Số hiệu:248/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 10/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về