Bản án 24/2019/DS-PT ngày 21/06/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

BẢN ÁN 24/2019/DS-PT NGÀY 21/06/2019 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong ngày 21 tháng 6 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 07/2019/TLPT-DS ngày 22 tháng 01 năm 2019 về việc Tranh chấp về thừa kế tài sản.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 21/2018/DS-ST ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 25/2019/QĐPT-DS ngày 22 tháng 3 năm 2019, Quyết định hoãn phiên tòa số 26/2019/PT-DS ngày 22 tháng 4 năm 2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 33/2019/PT-DS ngày 21 tháng 5 năm 2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Quốc Đ – sinh năm 1957.

2. Bị đơn: Ông Nguyễn Văn C – sinh năm 1963.

Ông Đ, ông C đều ở địa chỉ: thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Cụ Phạm Thị T1 – sinh năm 1933.

- Người đại diện theo ủy quyền của cụ T1 là ông Nguyễn Quốc Đ – nguyên đơn.

3.2. Ông Nguyễn Văn V – sinh năm 1965.

3.3. Bà Nguyễn Thị T2 – sinh năm 1970.

3.4. Bà Trần Thị R – sinh năm 1971.

3.5. Anh Nguyễn Sinh H – sinh năm 2001.

Cụ T1, ông V, bà T2, bà R, anh H đều cư trú tại địa chỉ: thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình.

- Chị Nguyễn Thị H1 - sinh năm 1992.

Đa chỉ: thôn H2, xã N2, huyện T, tỉnh Thái Bình.

- Bà Nguyễn Thị T3 – sinh năm 1976.

Đa chỉ: thôn T4, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình.

- Bà Nguyễn Thị N3 – sinh năm 1967.

Đa chỉ: thôn H3, xã N4, huyện T, tỉnh Thái Bình.

4. Người kháng cáo: Ông Nguyễn Văn V là Bị đơn và ông Nguyễn Văn C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

(Ông Đ, ông C, ông V có mặt; cụ T1, bà N3, bà T2, bà T3, anh H, chị H1 vắng mặt, đều có đơn đề nghị xét xử vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Ti đơn khởi kiện ngày 26/6/2018, biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nguyễn Quốc Đ trình bày: Bố đẻ ông là cụ Nguyễn Văn H4, sinh năm 1930, chết ngày 03/01/2013; mẹ đẻ ông là cụ Phạm Thị T1. Cụ H4 và cụ T1 sinh được 07 người con gồm: Ông và ông Nguyễn Văn C, ông Nguyễn Văn V, bà Nguyễn Thị N3, bà Nguyễn Thị T3, bà Nguyễn Thị T2 và ông Nguyễn Văn H5. Cụ H4 không có con nuôi hợp pháp. Ông H5 chết ngày 11/12/2001, ông H5 có vợ là bà R và hai con là chị H1 và anh H. Cụ H4 và ông H5 đều không để lại di chúc. Cụ H4 không để lại nghĩa vụ về tài sản.

Khi còn sống, cụ H4 và cụ T1 đã tạo lập được một khối tài sản gồm: 01 thửa đất ở ký hiệu số 277 tờ bản đồ 01 đo đạc năm 1995 tại thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Nguyễn Văn H4; tài sản trên đất gồm: 01 ngôi nhà mái ngói + củng thờ, bếp mái ngói, bể nước, giếng khơi, sân, ngõ đi, vườn, chuồng lợn và tường dậu đều xây dựng năm 1984. Sau khi cụ H4 chết, ông đón cụ T1 về ở cùng, đất đai, nhà cửa không ai quản lý, sử dụng; không ai tu bổ, sửa chữa gì, cụ T1 chỉ qua lại trông nom nhà cửa. Do anh em mâu thuẫn nên ông yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật phần di sản của bố ông để lại là ½ thửa đất trên cho ông C và ông V vào một phần đất, còn lại gộp cả cho ông và mẹ ông, bà N3, bà T2, bà T3, bà R, chị H1, anh H vào một phần. Đối với tài sản trên đất đều đã hết giá trị sử dụng nên ông không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bị đơn là ông Nguyễn Văn C và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm ông Nguyễn Văn V, bà Nguyễn Thị N3, bà Nguyễn Thị T3, bà Nguyễn Thị T2, chị Nguyễn Thị H1, anh Nguyễn Sinh H trình bày thống nhất với lời khai của nguyên đơn về quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản là cụ Nguyễn Văn H4 với những người thừa kế của cụ H4 và tài sản thừa kế của cụ H4. Bà N3, bà T2, bà T3, chị H1, anh H đề nghị chia di sản thừa kế của cụ H4 theo pháp luật; Cụ T1, bà N3, bà T2, bà T3 tự nguyện nhường cho ông Đ được sử dụng phần di sản mà mình được chia. Ông C và ông V ông không đồng ý chia di sản của cụ H4; ông C và ông V có nguyện vọng giữ nguyên di sản thừa kế của cụ H4 làm nhà thờ chung và giao cho một người trông coi quản lý. Bà R ý kiến: về ngôi nhà mái bằng là tài sản chung của bà và ông H5 xây trên thửa đất của cụ H4 và cụ T1 đã hết giá trị sử dụng, mẹ con bà đã có chỗ ở khác, bà muốn để lại làm nơi thờ cúng.

Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ do Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải lập ngày 19/10/2018 (bút lục số 132, 133) thể hiện: Thửa đất số 277 tờ bản đồ số 01, đo đạc năm 1995 (Thửa đất số 199 tờ bản đồ số 13, đo đạc năm 2013) diện tích 479,2m2. Các tài sản trên đất gồm: 01 ngôi nhà mái ngói, 01 bếp mái ngói, 01 chuồng lợn mái ngói, 01 bể nước mưa, 01 giếng khơi và tường dậu xây, 01 nhà mái bằng đều đã bị hư hỏng, dột nát, không còn giá trị sử dụng.

Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2018/DSST ngày 29/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải đã quyết định: Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 147, Điều 157 và Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 612, Điều 613, Điều 623, Điều 650, Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH ngày 26/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án.

1. Xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Đ về việc yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật phần di sản của cụ Nguyễn Văn H4 để lại tại số thửa 227, tờ bản đồ số 01, đo đạc năm 1995.

Chia cho ông Nguyễn Quốc Đ, sinh năm 1957, nơi cư trú: thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình được sử dụng 239,6m2 đt gồm: 195m2 đất thổ + 44,6m2 đất vườn tại số thửa 227, tờ bản đồ số 01, đo đạc năm 1995 có tứ cận như sau:

- Phía Đông giáp nhà cụ T1 dài 32,75m;

- Phía Tây giáp giao thông dài 32,54m;

- Phía Nam giáp đường giao thông dài 8,58m;

- Phía Bắc giáp nhà ông T5 dài 5,75m.

(Có sơ đồ kèm theo).

Ghi nhận sự thỏa thuận giữa cụ T1, bà T3, bà T2, bà N3 thỏa thuận suất thừa kế của những người trên mỗi suất là 8.643.857 đồng x 4 = 34.575.428 đồng cho ông Nguyễn Quốc Đ quản lý, sử dụng.

- Buộc ông Nguyễn Quốc Đ có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Văn C, sinh năm 1963, địa chỉ: thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình là 8.643.857 đồng (Tám triệu sáu trăm bốn mươi ba nghìn tám trăm năm mươi bảy đồng).

- Buộc ông Nguyễn Quốc Đ có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Văn V, sinh năm 1965, địa chỉ: thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình là 8.643.857 đồng (Tám triệu sáu trăm bốn mươi ba nghìn tám trăm năm mươi bảy đồng).

2. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và chi phí định giá tài sản: Ông Nguyễn Quốc Đ tự nguyện nộp 3.000.000 đồng chi phí tố tụng (đã nộp xong).

3. Về án phí: Ông Nguyễn Quốc Đ phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là 1.296.000 đồng. Chuyển số tiền 1.700.000 đồng ông Đ đã nộp tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo Biên lai số 0008809 ngày 04/9/2018 sang tiền án phí. Trả lại ông Nguyễn Quốc Đ 404.000 đồng. Ông Nguyễn Văn C phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là 432.000 đồng. Ông Nguyễn Văn V phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là 432.000 đồng.

Ngoài ra án còn tuyên về quyền thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 08/12/2018, ông Nguyễn Văn C và ông Nguyễn Văn V có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, ông C và ông V không đồng ý chia di sản bằng giá trị, hai ông yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn H4 để lại bằng hiện vật (bằng đất), ông C và ông V tự nguyện nhập kỷ phần thừa kế mà hai ông được chia thành một mảnh để hai ông sử dụng chúng làm nơi thờ cúng.

Ti phiên tòa phúc thẩm, ông C và ông V giữ nguyên kháng cáo; các đương sự không hòa giải được với nhau về việc giải quyết vụ án. Ông Đ, ông C và ông V thống nhất: xác định di sản của cụ H4 là ½ diện tích đất ở vị trí phía Đông Nam thửa đất giáp với đất của gia đình ông H6 (thửa 300), ½ diện tích đất ở vị trí phía Tây Bắc thửa đất giáp với ngõ vào nhà ông T5 là của cụ T1, di sản của cụ H4 được chia làm 8 phần cho cụ T1, ông Đ, ông C, ông V, bà N3, bà T2, bà T3 mỗi người hưởng 1 phần, hai con của ông H5 là anh H và chị H1 được hưởng 1 phần, chia bằng đất nhưng không thống nhất được với nhau về hình thể, kích thước mỗi phần đất khi phân chia.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phát biểu tại phiên tòa: Quá trình thực hiện tố tụng của Hội đồng xét xử, các đương sự đảm bảo đúng pháp luật và đề nghị: áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, chấp nhận kháng cáo của ông C và ông V, sửa bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo hướng chia di sản của cụ H4 bằng hiện vật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm đưa ông Nguyễn Văn H5 sinh năm 1971, chết ngày 11/12/2001 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và đưa bà R là vợ ông H5 và chị H1, anh H là các con ông H5 vào tham gia tố tụng với tư cách là người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông H5 là không đúng quy định tại Điều khoản 4 Điều 68 và khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa ông H5 vào tham gia tố tụng, đồng thời xác định lại tư cách tham gia tố tụng của bà R, chị H1, anh H là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.

[2] Về nội dung: Xét kháng cáo và những nội dung có liên quan đến việc xem xét kháng cáo của ông Nguyễn Văn C và ông Nguyễn Văn V, Hội đồng xét xử thấy:

[2.1] Về việc xác định người thừa kế:

Cụ Nguyễn Văn H4 và cụ Phạm Thị T1 sinh được 07 người con gồm: Ông Nguyễn Quốc Đ, ông Nguyễn Văn C, ông Nguyễn Văn V, bà Nguyễn Thị N3, bà Nguyễn Thị T3, bà Nguyễn Thị T2 và ông Nguyễn Văn H5. Cụ H4 không có con nuôi hợp pháp. Cụ H4 chết ngày 03/01/2013, ông H5 chết ngày 11/12/2001, ông H5 có vợ là bà R và hai con là chị H1 và anh H. Ông H5 chết trước cụ H4 nên quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 là chị H1 và anh H được quyền thừa kế thế vị nhưng Toà án cấp sơ thẩm xác định chỉ có 7 người gồm cụ T1, ông Đ, ông C, ông V, bà T2, bà T3, bà N3 thuộc diện thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cụ H4 được quyền hưởng di sản của cụ H4 mà không chia cho chị H1 và anh H là vi phạm tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, ông Đ, ông C và ông V đều thống nhất chia lại di sản của cụ H4 cho cả chị H1 và anh H là phù hợp với pháp luật.

[2.2] Về xác định di sản thừa kế: Các đương sự đều thống nhất:

- Tài sản chung của cụ H4 và cụ T1 gồm: Thửa đất số thửa 227, tờ bản đồ số 01 đo đạc năm 1995 (Thửa đất số 199 tờ bản đồ số 13, đo đạc năm 2013) và tài sản trên đất gồm: 01 ngôi nhà mái ngói + củng thờ, bếp mái ngói, bể nước, giếng khơi, sân, ngõ đi, vườn, chuồng lợn, 04 bức tường dậu đều xây dựng năm 1984 nhưng các tài sản trên đất đều hết giá trị sử dụng.

- Về diện tích thửa đất số thửa 227, tờ bản đồ số 01 đo đạc năm 1995 (Thửa đất số 199 tờ bản đồ số 13, đo đạc năm 2013):

Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất trên có diện tích 390 m2 loại đất T (đất ở).

Theo kết quả đo đạc, thẩm định tại chỗ ngày 19/10/2018 thì diện tích đất đo đạc trên thực tế là 479,2m2 đt thổ + đất vườn.

Do Toà án cấp sơ thẩm đo đạc bằng phương pháp thủ công nên kết quả đo không được chính xác; vì vậy Toà án cấp phúc thẩm đã yêu cầu các đương sự và đại diện các chủ sử dụng thửa đất liền kề xác định ranh giới, mốc giới và đo đạc lại bằng máy toàn đạc điện tử. Kết quả đo đạc ngày 31/5/2019 thể hiện diện tích thửa đất là 484,8m2.

Đi diện UBND xã N1 đã xác nhận gia đình cụ T1 không lấn chiếm đất công cộng và không tranh chấp ranh giới, mốc giới với các hộ liền kề, diện tích chênh lệch qua các lần đo đạc là do sai số đo, diện tích đất chênh lệch tăng lên so với giấy chứng nhận được xác định là đất vườn.

Vì vậy, căn cứ vào sự thỏa thuận của các đương sự và các tài liệu chứng cứ nêu trên, Toà án xác định: diện tích thửa đất của cụ H4 và cụ T1 theo số đo thực tế là 484,8m2 (trong đó: 390m2 đất ở và 94,8m2 đất vườn), đồng thời xác định di sản của cụ H4 bằng ½ diện tích thửa đất bằng 242,4m2 (trong đó:195m2 đất ở và 47,4m2 đt vườn) ở vị trí phía Đông thửa đất (có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 2 đến mốc 3 dài 3,56m; từ mốc 3 đến mốc 4 dài 9,24m; từ mốc 4 đến mốc 5 dài 4,04m, từ mốc 5 đến mốc 6 dài 6,01 m; từ mốc 6 đến mốc 7 dài 2,56m; từ mốc 7 đến mốc 8 dài 2,67m; từ mốc 8 đến mốc 9 dài 14,89m; từ mốc 9 đến mốc 10 dài 4,79m; từ mốc 10 đến mốc 11 dài 5,0m; từ mốc 11 đến mốc 2 dài 33,11m); còn lại 1/2 diện tích thửa đất bằng 242,4m2 (trong đó 195m2 đt ở và 47,4m2 đt vườn) ở vị trí phía Tây thửa đất (có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 1 đến mốc 2 dài 6,99m; từ mốc 2 đến mốc 11 dài 33,11m; từ mốc 11 đến mốc 12 dài 7m; từ mốc 12 đến mốc 13 dài 0,74m; từ mốc 13 đến mốc 14 dài 9,8m; từ mốc 14 đến mốc 1 dài 22,32m là của cụ T1.

[2.2] Về việc phân chia di sản của cụ H4:

Di sản của cụ H4 để lại là 242,4m2 đt được chia thành 8 kỷ phần thừa kế, mỗi kỷ phần bằng 30,3m2 trong đó có 24,375m2 đất ở và 5,925m2 đt vườn. Cụ T1, ông Đ, ông C, ông V, bà T2, bà T3, bà N3 mỗi người được hưởng 1 kỷ phần; chị H1 và anh H được hưởng 1 kỷ phần.

Cụ T1, bà N3, bà T2, bà T3, chị H1 và anh H đều tự nguyện nhường cho ông Đ được quyền sử dụng diện tích đất mà mình được chia thừa kế, vì vậy ông Đ được quyền sử dụng 6 kỷ phần thừa kế bằng 181,2m2. Ông C và ông V thống nhất nhập diện tích đất mà các ông được chia thừa kế thành một thửa để sử dụng chung vào việc thờ cúng bằng 60,6m2.

Theo Quyết định số 08/2018/QĐ- UBND ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh Thái Bình quy định: Đối với đất ở tại nông thôn: diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 4m.

Căn cứ vào kết quả đo đạc hiện trạng sử dụng đất ngày 31/5/2019, Hội đồng xét xử thấy, phần diện tích đất được xác định là di sản của cụ H4 đủ điều kiện để phân chia (tách) cho ông Đ, ông C và ông V sử dụng, cụ thể như sau:

Phần đất ông Đ được quyền sử dụng có diện tích 181,2m2 (trong đó: 145,65m2 đt ở và 35,55m2 đt vườn), có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 2 đến mốc 3 dài 3,56m; từ mốc 3 đến mốc 4 dài 9,24m; từ mốc 4 đến mốc 5 dài 4,04m, từ mốc 5 đến mốc 6 dài 6,01m; từ mốc 6 đến mốc 7 dài 2,56m; từ mốc 7 đến mốc 8 dài 2,67m; từ mốc 8 đến mốc 15 dài 3,5m; từ mốc 15 đến mốc 10 dài 14,41m; từ mốc 10 đến mốc 11 dài 5m; từ mốc 11 đến mốc 2 dài 33,11m.

Phần đất ông C và ông V được sử dụng chung có diện tích 60,6m2 (trong đó: 48,75m2 đất ở và 11,85m2 đất vườn), có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 15 đến mốc 8 dài 3,5m; từ mốc 8 đến mốc 9 dài 14,89m; từ mốc 9 đến mốc 10 dài 4,79m.

Trên phần đất ông Đ được chia có 1 ngôi nhà mái bằng của ông H5 và bà R. Theo Biên bản lấy lời khai của bà R và Đơn đề nghị xét xử vắng mặt của chị H1 và anh H thể hiện: bà R, chị H1 và anh H đều đồng ý cho người được hưởng phần đất ngôi nhà mái bằng được quyền sử dụng hoặc tháo dỡ ngôi nhà này nên ông Đ được quyền sử dụng dụng hoặc tháo dỡ ngôi nhà mái bằng của ông H5 và bà R.

[3] Về chi phí tố tụng:

[3.1] Chi phí định giá; chi phí xem xét thẩm định tại chỗ:

Tổng số tiền chi phí định giá; chi phí xem xét thẩm định tại chỗ theo quyết định là 6.500.000 đồng. Ông Đ tự nguyện chịu 3.000.000 đồng; ông C, ông V mỗi người tự nguyện chịu 1.750.000 đồng (ông Đ, ông C, ông V đã nộp đủ).

[3.2] Án phí dân sự sơ thẩm:

Căn cứ vào Điều 144, Điều 147, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án;

- Ông C và ông V, mỗi người phải chịu 378.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản mà mỗi ông được hưởng.

- Cụ T1 và ông Đ đều là người cao tuổi nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản mà cụ T1 và ông Đ được hưởng.

- Do ông Đ và bà N3, bà T2, bà T3, chị H1, anh H đã thỏa thuận: ông Đ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản mà bà N3, bà T2, bà T3, chị H1 và anh H được hưởng nên ông Đ vẫn phải nộp số tiền án phí là {(24,375m2 đất ở x 300.000đồng) + (5,925m2 đt vườn x 45.000 đồng)} x 5% x 4 = 1.512.000 đồng.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ vào khoản 2 Điều 308 và khoản 2 điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự chấp nhận kháng cáo của ông C, ông V, sửa bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải.

Do Bản án sơ thẩm bị sửa nên ông C và ông V không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 và khoản 2 điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; Sửa Bản án sơ thẩm số 21/2018/DSST ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 147, Điều 157 và Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 612, Điều 613, Điều 623, Điều 650, Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH ngày 26/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án.

- Xác định di sản của cụ Nguyễn Văn H4 để lại trong khối tài sản chung với cụ Phạm Thị T1 là ½ diện tích thửa đất thửa đất số 299 tờ bản đồ 13 đo đạc năm 2013, tại thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình bằng 242,4m2 (trong đó:195m2 đt ở và 47,4m2 đất vườn) ở vị trí phía Đông thửa đất (có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 2 đến mốc 3 dài 3,56m; từ mốc 3 đến mốc 4 dài 9,24 m; từ mốc 4 đến mốc 5 dài 4,04m, từ mốc 5 đến mốc 6 dài 6,01 m; từ mốc 6 đến mốc 7 dài 2,56m; từ mốc 7 đến mốc 8 dài 2,67m; từ mốc 8 đến mốc 9 dài 14,89m; từ mốc 9 đến mốc 10 dài 4,79m; từ mốc 10 đến mốc 11 dài 5,0m; từ mốc 11 đến mốc 2 dài 33,11m).

- Xác định quyền sử dụng đất của cụ Phạm Thị T1 trong khối tài sản chung với cụ Nguyễn Văn H4 là 1/2 diện tích thửa đất số 299 tờ bản đồ 13 đo đạc năm 2013, tại thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình bằng 242,4m2 (trong đó 195m2 đất ở và 47,4m2 đt vườn) ở vị trí phía Tây thửa đất (có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 1 đến mốc 2 dài 6,99m; từ mốc 2 đến mốc 11 dài 33,11m; từ mốc 11 đến mốc 12 dài 7m; từ mốc 12 đến mốc 13 dài 0,74m; từ mốc 13 đến mốc 14 dài 9,8m; từ mốc 14 đến mốc 1 dài 22,32m.

- Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn H4 là 212,4m2 đt cho: cụ Phạm Thị T1, ông Nguyễn Văn Đ, ông Nguyễn Văn C, ông Nguyễn Văn V, bà Nguyễn Thị N3, bà Nguyễn Thị T2, bà Nguyễn Thị T3 mỗi người được hưởng 30,3m2 (trong đó có 24,375m2 đt ở và 5,925m2 đt vườn); chị H1 và anh H được hưởng 30,3m2 (trong đó có 24,375m2 đt ở và 5,925m2 đất vườn).

- Ghi nhận sự tự nguyện của cụ T1, và N3, bà T2, bà T3, bà R, chị H1, anh H: cụ T1, bà N3, bà T2, bà T3, chị H1, anh H nhường cho ông Đ được quyền sử dụng phần di sản mà họ được chia. Ông Đ được sử dụng tổng số 181,2m2 đt (trong đó: 145,65m2 đất ở và 35,55m2 đt vườn), có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 2 đến mốc 3 dài 3,56m; từ mốc 3 đến mốc 4 dài 9,24m; từ mốc 4 đến mốc 5 dài 4,04m, từ mốc 5 đến mốc 6 dài 6,01m; từ mốc 6 đến mốc 7 dài 2,56m; từ mốc 7 đến mốc 8 dài 2,67m; từ mốc 8 đến mốc 15 dài 3,5m; từ mốc 15 đến mốc 10 dài 14,41m; từ mốc 10 đến mốc 11 dài 5m; từ mốc 11 đến mốc 2 dài 33,11m. Ông Đ được quyền sử dụng hoặc tháo dỡ ngôi nhà mái bằng của bà R và ông H5 xây trên thửa đất 299 tờ bản đồ số 13 đo đạc năm 2013 tại thôn N, xã N1, huyện T, tỉnh Thái Bình.

- Ông C và ông V được sử dụng chung có diện tích 60,6m2 (trong đó: 48,75m2 đất ở và 11,85m2 đt vườn), có chiều dài các cạnh thửa: từ mốc 15 đến mốc 8 dài 3,5m; từ mốc 8 đến mốc 9 dài 14,89m; từ mốc 9 đến mốc 10 dài 4,79m.

(Có Sơ đồ chia đất kèm theo).

- Ghi nhận sự tự nguyện của ông Đ tự nguyện chịu 3.000.000 đồng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.

- Ghi nhận sự tự nguyện của ông C và ông V: mỗi ông chịu 1.750.000 đồng chi phí xem xét xét, thẩm định tại chỗ.

- Ông Nguyễn Văn Đ phải chịu 1.512.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Đối trừ vào số tiền 1.700.000 đồng tạm ứng án phí ông Đ đã nộp theo Biên lai số 0008809 ngày 04/9/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, trả lại cho ông Đ 188.000 đồng.

- Trả lại ông Nguyễn Văn V 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm ông V đã nộp theo Biên lại số 0008916 ngày 18/12/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Trả lại ông Nguyễn Văn C 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm ông C đã nộp theo Biên lại số 0008917 ngày 18/12/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 21/6/2019.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

429
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 24/2019/DS-PT ngày 21/06/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:24/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thái Bình
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 21/06/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về