Bản án 16/2018/HS-ST ngày 17/04/2018 về tội cố ý gây thương tích

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN N, TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 16/2018/HS-ST NGÀY 17/04/2018 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 17 tháng 04 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Vĩnh Phúc, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 10/2018/TLST - HS ngày 09 tháng 03 năm 2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 10/2018/QĐXXST-HS ngày 23 tháng 03 năm 2018 đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: NQT, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1994.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: NVT, sinh năm 1968 và bà: HTS, sinh năm 1975; Vợ, con: chưa có.

Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017, hiện bị tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc, có mặt tại phiên tòa.

2. Họ và tên: LKT, sinh ngày 15 tháng 08 năm 1995.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: LVC, sinh năm 1973 và bà: NTH, sinh năm 1975; Vợ, con: chưa có.

Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017, hiện bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc, có mặt tại phiên tòa.

3. Họ và tên: NVG, sinh ngày 07 tháng 10 năm 1994.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: NXH, sinh năm 1969 và bà: HTL, sinh năm 1975; Vợ, con: chưa có.

Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017 đến ngày 13/02/2018 được tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

4. Họ và tên: HĐK, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1997.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: HVK, sinh năm 1962 và bà: LTT, sinh năm 1965; Vợ, con: chưa có.

Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017 đến ngày 11/02/2018 được tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

5. Họ và tên: ĐVĐ, sinh ngày 26 tháng 06 năm 1992.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: ĐQD, sinh năm 1962 và bà: ĐTY, sinh năm 1965; Vợ, con: chưa có.

Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017 đến ngày 02/03/2018 được tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

6. Họ và tên: DDT, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: DDL, sinh năm 1963 và bà: HTS, sinh năm 1965; Vợ, con: chưa có.

Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017 đến ngày 02/03/2018 được tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

7. Họ và tên: LQN, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1994.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: LQĐ, sinh năm 1965 và bà: ĐTT, sinh năm 1965; có vợ là: HTH, sinh năm 1995;  con: có 01 con, sinh năm 2017. Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017 đến ngày 13/02/2018 được tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

8. Họ và tên: NMS, sinh ngày 23 tháng 03 năm 1998.

Nơi cư trú: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: sinh viên; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: NTC, sinh năm 1968 và bà: ĐTTTQ, sinh năm 1972; Vợ, con: chưa có. Tiền án, Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 13/11/2017 đến ngày 13/02/2018 được tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

Bị hại:

Anh ĐTG, sinh năm 1987, có mặt.

Nơi cư trú: thôn R, xã X, huyện N, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông ĐTGI, sinh năm 1961, vắng mặt.

Nơi cư trú: thôn R, xã X, huyện N, tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Ông NVT1, sinh năm 1968, có mặt.

3. Bà HTKH, sinh năm 1965, có mặt.

4. Bà ĐTTH, sinh năm 1965, có mặt.

5. Bà ĐTY, sinh năm 1965, có mặt.

6. Ông HVK, sinh năm 1962, có mặt.

7. Bà HTH, sinh năm 1973, có mặt.

8. Bà ĐTTTQ, sinh năm 1972, có mặt.

9. Bà HTL, sinh năm 1975, có mặt.

Đều cư trú tại: thôn LN, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 12/11/2017, gia đình anh NMH sinh năm 1993 ở thôn N, xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức mừng tiệc cưới nên có mời nhiều người đến dự. Khoảng 19 giờ cùng ngày, sau khi cùng mọi người dự tiệc cưới, anh H rủ: NQT, sinh năm 1994, LKT, sinh năm 1995; HĐK sinh năm 1997; ĐVĐ, sinh năm 1992; DDT, sinh năm 1995; LQN, sinh năm 1994; NVG, sinh năm 1994; NMS, sinh năm 1998; DDT; sinh năm 1995; NMV, sinh năm 1997; NTM, sinh năm 2001; LTTO, sinh năm 2001; ĐVG, sinh năm 1993; NTH, sinh năm 2001; VVD, sinh năm 1998 và một số người khác đều ở cùng xã QY, huyện SL đi đến nhà gái là chị ĐTT, sinh năm 1996 ở thôn R, xã X, huyện N, tỉnh Vĩnh Phúc chơi, tất cả đồng ý. Khi đi đến nơi, anh H cùng nhóm bạn vào bàn ngồi uống nước, ăn kẹo và nhảy theo nhạc đám cưới (nhảy sếch). Khoảng 20 giờ cùng ngày, khi mọi người đang nhảy theo nhạc thì nhà chị T bị mất điện nên nhóm bạn của anh H đi ra cổng để về nhà. Lúc này anh ĐTG, sinh năm 1987 ở thôn RC, xã XH (là anh họ chị T) đang đứng ở sân đám cưới có nghe thấy ai nói câu gì đó, anh G nghĩ là người trong nhóm bạn bên nhà trai nói coi khinh phía nhà gái nên bực tức đuổi theo để đánh. Khi chạy ra đến gần đường tỉnh lộ 307, anh G thấy NQT, LKT, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NVG, NMS và một số người nữa đang đứng đợi ô tô đón về xã QY, anh G chạy đến dùng chân đạp thẳng vào lưng của T làm cho T bị ngã xuống đường, tay trái của G vung vào cằm của S. Thấy anh G vô cớ đánh T ngã, vì bực tức nên liền ngay đó T vùng dậy cùng với Tr, K, Đ, T, Nh, Nguyễn Văn G và S đã lao đến dùng chân tay đấm đá vào người anh G làm anh G bị ngã xuống đất. Bị đông người đánh, anh G sợ, vùng dậy bỏ chạy được khoảng 10m thì ngã xuống đất, thấy vậy T và các bị cáo tiếp tục đuổi đến đấm đá anh G. Lúc này T đuổi đến và rút chiếc dây lưng (loại giả da dài 92,5cm, rộng 3,2cm, một đầu dây lưng có gắn khóa bằng kim loại màu vàng, hình tròn đương kính 5cm, trên hình tròn có gắn 01 thanh kim loại màu vàng dài khoảng 6cm) đang đeo trên người ra rồi dùng tay phải cầm một đầu (đầu không có khóa) của dây lưng vung lên vụt nhiều cái ở phần đầu có khóa kim loại vào đầu và người anh G làm bị thương tích chấn thương sọ não vùng đầu chẩm trái, khi có nhiều người vào can ngăn thì lúc này T và các bị cáo dừng không đánh nữa và mọi người đưa anh G đi cấp cứu điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 12/11/2017 đến ngày 29/11/2017 ra viện về nhà, hiện nay sức khỏe của anh G đang dần được hồi phục ổn định.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Lập Thạch quyết định trưng cầu giám định, Trung tâm pháp y tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản số 373/TgT ngày 13/11/2017, kết luận thương tích của ĐTG gồm: Sẹo vết thương phần mềm vùng chẩm sau bên trái (xếp 03%); tụ máu dưới màng cứng, dập não tụ máu (xếp 24%); vỡ lún xương chẩm bên trái (xếp 24%). Tổn hại sức khỏe ở thời điểm hiện tại là 44%. Cơ chế hình thành vết: Các thương tích đã mô tả có thể do vật tày có cạnh gây nên.

Đối với NQT đã bị ĐTG dùng chân đạp ngã xuống đường, tuy nhiên T chưa bị thương tích gì và không phải đi điều trị ở đâu. Quá trình điều tra, Toản không đề nghị hay có yêu cầu gì đối với anh G nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý.

Đối với anh NMH, khi thấy đánh nhau anh có vào can ngăn và bị đánh 01 cái vào lưng nhưng không gây thương tích, anh cũng không rõ ai đánh, anh cũng không yêu cầu gì gì nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý trong vụ án này.

Đối với chiếc dây lưng giả da NQT dùng đánh gây thương tích cho anh ĐTG, quá trình điều tra làm rõ: Khi T đánh anh G thì phần khóa bằng kim loại của dây lưng bị rơi ra tại hiện trường và Cơ quan điều tra đã thu giữ trong quá trình khám nghiệm hiện trường; còn phần dây giả da thì T cầm về rồi sau đó đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan điều tra ngày 13/11/2017.

Quá trình điều tra và tại phiên Tòa, anh ĐTG yêu cầu bồi thường: các khoản chi phí điều trị thương tích là 32.158.000đ; tiền công người đi nuôi là 6.800.000đ; bồi thường sức khỏe là 89.042.000đ. Tổng số tiền phải bồi thường là 128.000.000đ.

Anh ĐTG xác nhận các bị cáo (gia đình bị cáo) đã bồi thường cho anh số tiền 122.000.000đ (các bị cáo T, Kh, Đ, T1, Gi, Nh, S mỗi bị cáo 16.000.000đ; bị cáo Tr là 10.000.000đ). Còn thiếu 6.000.000đ do bị cáo Tr chưa bồi thường, nhưng do hoàn cảnh của bị cáo Tr quá khó khăn, anh miễn phần bồi thường này cho bị cáo, anh xác nhận các bị cáo đã bồi thường đủ và không có yêu cầu bồi thường gì thêm.

Anh ĐTG đề nghị hội đồng xét xử áp dụng hình phạt nhẹ nhất đối với các bị cáo,cho các bị cáo hưởng án treo để phấn đấu cho tương lai.

Đối với các ông bà: ông NVT, bà HTK, bà ĐTT, bà ĐTY, ông HVK, bà HTH, bà ĐTTTQ, bà HTL là bố, mẹ của các bị cáo trong vụ án. Các ông bà đã thay các bị cáo bồi thường thiệt hại cho người bị hại, quá trình điều tra và tại phiên Tòa, các ông bà đều không có yêu cầu, đề nghị gì với các bị cáo.

Cáo trạng số: 13/CT-VKSLT-TA ngày 09 tháng 03 năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân huyện N truy tố NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện N luận tội đối với các bị cáo, giữ nguyên quyết định truy tố như nội dung bản cáo trạng đã nêu. Sau khi đánh giá, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt các bị cáo:

NQT: từ 03 năm đến 03 năm 06 tháng tù. LKT, DDT, NMS: từ 02 năm 06 tháng đến 02 năm 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm. NVG, HĐK, ĐVĐ, LQN: từ 02 năm 06 tháng đến 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm.

Đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị xử lý vật chứng của vụ án theo luật định.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, hội đồng xét xử nhận định như sau:

1. Quá trình điều tra và tại phiên toà, các bị cáo NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS khai nhận toàn bộ về hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo thừa nhận đã có hành vi đánh, gây thương tích cho anh ĐTG như nội dung bản cáo trạng đã nêu và không có lời bào chữa nào khác.

Lời nhận tội của các bị cáo phù hợp với các lời khai, bản kiểm điểm của các bị cáo, lời khai của người bị hại, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, kết quả giám định, vật chứng thu giữ và các tài liệu chứng cứ khác thể hiện trong hồ sơ vụ án. Mặc dù trước khi đánh gây thương tích cho anh ĐTG thì các bị cáo không có sự bàn bạc thống nhất về cách thức, mức độ và hung khí dùng gây thương tích cho bị hại. Tuy nhiên khi thấy anh Gi vô cớ dùng chân đạp T là bạn của mình ngã thì các bị can Tr, G, Kh, Đ, T, Nh và S đã có tâm lý bức xúc dẫn đến cùng với T lao vào dùng chân tay đánh anh ĐTG để bênh cho T, làm cho anh Gi bị ngã xuống đất, trong khi đánh anh Gi thì T đã dùng chiếc dây lưng có một đầu làm bằng kim loại (hung khí nguy hiểm) để đánh gây thương tích cho ĐTG với tỷ lệ tổn hại sức khỏe ở thời điểm giám định là 44%. Do vậy, có đủ căn cứ để kết luận các bị cáo NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS phạm tội: “ Cố ý gây thương tích”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999.

Khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999, quy định: Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật … từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”. Điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999: “a- Dùng hung khí nguy hiểm”

Tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “ 3. Điều luật…. quy định một hình phạt nhẹ hơn…., thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành”.

Tội “ Cố ý gây thương tích” theo Bộ luật hình sự 2015, tại khoản 3 Điều 134 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:… c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này”.

* Điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS quy định: “a- Dùng…hung khí nguy hiểm…”

Do quy định hình phạt tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 nhẹ hơn so với hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, nên Hội đồng xét xử áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 để quyết định hình phạt đối với các bị cáo.

2. Xét tính chất vụ án là rất nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ. Các bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý, làm mất trật tự trị an tại địa phương. Vì vậy, phải đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật và có hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của các bị cáo, như vậy mới có tác dụng cải tạo giáo dục riêng đối với các bị cáo và răn đe giáo dục, phòng ngừa chung.

Khi lượng hình, Hội đồng xét xử đã cân nhắc, xem xét đến tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả xảy ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo thấy rằng: Trong vụ án này, mặc dù thương tích gây ra cho bị hại là 44% nhưng người trực tiếp gây nên thương tích cho bị hại là bị cáo NQT các bị cáo khác tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức, người bị hại trong vụ án cũng có lỗi một phần. Để đảm bảo chính sách khoan hồng trong xử lý hình sự của Đảng và Nhà nước ta, có những bị cáo cần xử lý nghiêm để làm gương, răn đe phòng ngừa tội phạm, nhưng có những bị cáo chỉ cần xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo để các bị cáo có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội, cụ thể như sau:

Bị cáo NQT là người trực tiếp dùng hung khí đánh và gây thương tích cho bị hại nên cần xử phạt bị cáo một mức án tù để cải tạo giáo dục bị cáo. Tuy nhiên, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả cho bị hại; phạm tội trong trường hợp kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại; người bị hại là anh ĐTG có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, đ, p khoản 1 + khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Hành vi phạm tội của bị cáo là nhất thời, trước khi phạm tội bị cáo là người có nhân thân tốt, tuổi đời còn trẻ, tính chất của vụ án đơn giản, việc gây thương tích cho anh G là điều bị cáo không thực sự mong muốn. Đây là các tình tiết được xem xét khi lượng hình đối với bị cáo. Do đó, để thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, cần áp dụng Điều 54 Bộ luật luật hình sự năm 2015 để xử phạt bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cũng đủ điều kiện để cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Các bị cáo LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS là những đồng phạm tham gia với vai trò giúp sức trong vụ án. Các bị cáo chỉ dùng chân tay không đấm, đá, xô đẩy ngã và không gây thương tích trực tiếp cho anh ĐTG. Sau khi phạm tội các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả cho bị hại; phạm tội trong trường hợp kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại; người bị hại là anh ĐTG có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, đ, p khoản 1 + khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Các bị cáo LKT, DDT có thành tích xuất sắc trong thời gian nhập ngũ trong Quân đội và được Chủ tịch UBND huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc tặng thưởng “Giấy khen”. Bị cáo NMS có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập và được Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tặng thưởng nhiều “Giấy khen”, do vậy các bị cáo Tr, T, S còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Các bị cáo LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS tuổi đời còn rất trẻ, đều có nhân thân tốt, lần đầu có hành vi vi phạm pháp luật, bị cáo Nh có vợ và phải nuôi con nhỏ 06 tháng tuổi, các bị cáo còn lại đều chưa có vợ con, đang trong giai đoạn trưởng thành để bước vào cuộc sống lao động, học tập; bị cáo S hiện còn là sinh viên của trường đại học Quốc gia Hà Nội, đang có một tương lai hứa hẹn phía trước. Khi phạm tội các bị cáo không có sự bàn bạc trao đổi, chỉ là nhất thời, bột phát, tính chất vụ án đơn giản, không gây dư luận xấu trong nhân dân, bản thân người bị hại là anh ĐTG cũng có lỗi và là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc xô xát tại đám cưới.

Để thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước trong xử lý hình sự, tạo điều kiện để các bị cáo sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu cho tương lai. Hội đồng xét xử thấy chỉ cần áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, khoản 1 + khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999, xử phạt các bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và cho các bị cáo hưởng án treo, đồng thời ấn định thời gian thử thách và giao các bị cáo cho UBND xã nơi cư trú giám sát, giáo dục cũng đủ để các bị cáo tu dưỡng, phấn đấu trở thành người công dân có ích cho xã hội.

3. Đối với hành vi anh ĐTG đạp vào người bị cáo T làm bị cáo bị ngã, xây xát nhẹ, nhưng không có thương tích, bị cáo T không yêu cầu đề nghị gì nên Hội đồng xét xử không xem xét.

4. Về trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng của vụ án:

Tại phiên Tòa, người bị hại là anh ĐTG và các bị cáo thỏa thuận với nhau về số tiền bồi thường là 122.000.000đ. Các bị cáo đã cùng nhau bồi thường đủ số tiền trên, các bên không có yêu cầu gì khác nên Hội đồng xét xử xác nhận sự thỏa thuận này.

Đối với ông ĐTGI là đại diện gia đình đã chăm sóc anh ĐTG khi điều trị, bỏ tiền ra để chi phí điều trị, thay mặt và cùng anh Giang nhận tiền bồi thường từ bị hại..nhưng ông Gi không có yêu cầu gì nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Đối với những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là: ông NVT, bà HTK, bà ĐTT, bà ĐTY, ông HVK, bà HTH, bà ĐTTTQ, bà HTL là bố, mẹ của các bị cáo trong vụ án. Các ông bà đã thay các bị cáo bồi thường thiệt hại cho người bị hại, quá trình điều tra và tại phiên Tòa, các ông bà đều không có yêu cầu, đề nghị gì với các bị cáo nên hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.

Đối với dây lưng da của bị cáo NQT, do không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

Về án phí: Các bị cáo NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào: khoản 3 Điều 134; Điều 54 Bộ luật hình sự 2015. Điểm b, đ, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; khoản 2 Điều 41; khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999. Điều 106, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Điều 587, Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí đối với tất cả các bị cáo.

Áp dụng: điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 đối với các bị cáo: LKT, DDT, NMS.

Áp dụng: khoản 1 + khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với các bị cáo: LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS.

Áp dụng: Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đối với LKT.

Tuyên bố: Các bị cáo NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS phạm tội “Cố ý gây thương tích”.

Xử phạt: NQT 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 13/11/2017.

Xử phạt: LKT 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Trả tự do cho bị cáo LKT tại phiên tòa (nếu bị cáo không bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù về một tội khác).

Xử phạt: NVG 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Xử phạt: HĐK 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Xử phạt: ĐVĐ 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Xử phạt: DDT 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Xử phạt: LQN 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Xử phạt: NMS 03 (ba) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao các bị cáo LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS cho UBND xã QY, huyện SL, tỉnh Vĩnh Phúc giám sát, giáo dục.

Trong trường hợp các bị cáo có thay đổi về nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự

Về trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng:

Xác nhận các bị cáo NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS đã cùng nhau bồi thường đủ cho anh ĐTG 122.000.000đ.

Tịch thu tiêu hủy 01 dây lưng giả da của NQT (có đặc điểm như biên bản giao nhận vật chứng giữa cơ quan điều tra và chi cục thi hành án dân sự huyện Lập Thạch).

Án phí: Các bị cáo NQT, LKT, NVG, HĐK, ĐVĐ, DDT, LQN, NMS, mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, kể từ ngày giao nhận bản án hoặc niêm yết công khai tại UBND xã nơi cư trú của người vắng mặt để yêu cầu xét xử phúc thẩm.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

488
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 16/2018/HS-ST ngày 17/04/2018 về tội cố ý gây thương tích

Số hiệu:16/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Mê Linh (cũ) - Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 17/04/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về