Bản án 110/2019/DS-PT ngày 12/08/2019 về tranh chấp di sản thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

BẢN ÁN 110/2019/DS-PT NGÀY 12/08/2019 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 12 tháng 8 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, công khai xét xử phúc thẩm vụ án thụ lý số: 69/2019/TLPT-DS ngày 28 tháng 02 năm 2019, về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 256/2018/DS-ST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 164/2019/QĐ-PT ngày 09 tháng 7 năm 2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 62/2019/QĐ-PT ngày 30 tháng 7 năm 2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Nguyễn Phú S1, sinh năm: 1956;

Địa chỉ: Ấp T, xã T, thị xã L, tỉnh Hậu Giang.

2. Bị đơn: Nguyễn Thị S2, sinh năm: 1962;

Đa chỉ: Ấp T, xã T thị xã L, tỉnh Hậu Giang.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà Nguyễn Thị T1, sinh năm: 1952;

3.2. Ông Nguyễn Văn T2;

3.3. Chị Nguyễn Thị Phượng M, sinh năm: 2002;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn T2 (cha);

3.4. Anh Nguyễn Phú T3, sinh năm: 1997;

Cùng địa chỉ: Ấp T, xã T, thị xã L, tỉnh Hậu Giang.

3.5. Bà Nguyễn Thị B, sinh năm: 1953;

3.6. Ông Phan Văn L;

Cùng địa chỉ: Khu vực 6, phường T, thị xã L, tỉnh Hậu Giang

3.7. Chị Nguyễn Thị Bé T4, sinh năm: 1991;

Đa chỉ: Khu vực K, phường T, thị xã L, tỉnh Hậu Giang.

4. Người làm chứng:

4.1. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm: 1930;

4.2. Ông Nguyễn Văn T5;

Cùng địa chỉ: Ấp T, xã T thị xã L, tỉnh Hậu Giang.

5. Người kháng cáo: Bị đơn bà Nguyễn Thị S2.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, các tài liệu có trong hồ sơ thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Nguyên đơn ông Nguyễn Phú S1 trình bày: Nguồn gốc phần đất đang tranh chấp là của mẹ ruột ông là bà Hồ Kim H1. Bà Hoa lấy ông Nguyễn Phú Ch làm chồng. Lúc sinh thời thời bà H1 và ông Ch có 5 người con: 04 người con gái là Nguyễn Thị T1, Nguyễn Thị N (đã chết năm 2008), Nguyễn Thị B, Nguyễn Thị S2 và người con trai là ông Nguyễn Phú S1. Khi còn sống bà H1 có chia đất cho tất cả các anh chị em trong gia đình. Sau khi chia đất xong thì bà H1 có giữ lại một phần tài sản để dưỡng già gồm có 2,5 công ruộng tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, 2700m2 đất thổ cư và đất vườn, 01 căn nhà cùng một số vật dụng khác trong gia đình. Ngày 05/02/2005 bà H1 làm tờ chúc ngôn để lại cho ông S1 01 căn nhà khoảng 98m2, 02 công vườn cây tạp, 2,5 công ruộng tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, 01 tủ thờ, 02 tủ áo, 01 cái bàn dài, 06 cái ghế đai, 01 bộ ngựa gỗ, 01 cái tủ chén, 01 cái bàn tròn đá mài, 01 bộ lư. Ngày 31/07/2012, bà Hồ Kim H1 mất thì bà S2 tự ý dọn đồ đạc trong nhà của bà H1 trong đó có phần tài sản bà H1 để lại cho ông S1 nên hai bên phát sinh tranh chấp. Ông S1 khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận tờ chúc ngôn do bà Hồ Kim H1 chết để lại ngày 05/02/2005, công nhận cho ông S1 phần đất diện tích theo đo đạc thực tế tại thửa 1522 có diện tích 2955,7m2 loi đất LNK (trong đó có 11m2 đt là phần nền mộ của bà H1), thửa 1526 diện tích 76,2m2 đt thổ cư và 44,1m2 đt ven kinh, phần đất thuộc ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú và một phần thửa 691 có diện tích 2922,8m2 loại đất lúa phần đất thuộc ấp Long Bình 1, xã Long Phú. Toàn bộ phần đất trên hiện nay bà Hồ Kim H1 vẫn đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoài ra buộc bà S2 trả lại 01 bộ lư bằng đồng là kỷ vật của bà H1 để lại cho ông S1 để thờ cúng.

Bị đơn Nguyễn Thị S2 đã được tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không có lý do nên Tòa án không thể ghi được lời khai của bà S2.

Tại bản tự khai và tại phiên tòa người có quyền lời, nghĩa vụ liên quan Nguyễn Thị T1 trình bày: Bà T1 là chị ruột của ông S1 và bà S2. Trước đây bà T1 cũng như anh chị em khác trong gia đình đã được bà H1 chia đất xong. Phần đất còn lại bà Hoa để lại để dưỡng già. Vào năm 2005 thì bà H1 làm tờ chúc ngôn để lại toàn bộ tài sản của bà H1 cho ông S1 bao gồm nhà, đất và một số vật dụng khác trong gia đình, đặc biệt là bộ lư đồng để ông S1 thờ cúng tổ tiên. Nay bà T1 cũng yêu cầu tòa án giải quyết công nhận tờ chúc ngôn của bà H1 để lại, buộc bà S2 trả lại tài sản theo tờ chúc ngôn cho ông S1 quản lý.

Tại bản tự khai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nguyễn Thị Bé T4 trình bày: Chị T4 là con ruột của bà Nguyễn Thị N (chết) và ông Nguyễn Văn T2. Trước đây khi bà N còn sống thì có được bà ngoại (bà Hoa) cho đất, hiện nay gia đình đã sang cho người khác. Khi đó chị T4 còn sống chung với bà H1 thì chị T4 biết việc bà H1 có làm tờ chúc ngôn để lại tài sản cho ông S1. Nay việc ông Nguyễn Phú S1 và bà Nguyễn Thị S2 tranh chấp di sản thừa kế của bà H1 thì chị T4 không có yêu cầu gì.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Nguyễn Văn T2, Nguyễn Phú T3 và Nguyễn Thị Phượng M vắng mặt nên tòa án không thể ghi lời khai được.

Tại bản tự khai người làm chứng Nguyễn Thị H trình bày: Bà H là cô ruột của ông S1 và bà S2. Bà H1 và ông Ch có 05 người con (04 gái, 01 trai), khi bà H1 còn sống thì bà H1 có chia đất cho tất cả các con, phần tài sản còn lại bà H1 để dưỡng già. Vào năm 2005 thì bà H1 có làm tờ chúc ngôn để lại phần tài sản còn lại của bà H1 cho Nguyễn Phú S1, lý do S1 là con trai duy nhất để thờ cúng ông bà, khi đó bàị H là người viết tờ chúc ngôn cho bà H1, viết tay và đi đánh máy lại, bà H1 không biết chữ nên lăn tay, khi đó có bà H, ông Tập cùng chứng kiến. Nay việc bà S2 tự ý chiếm lấy tài sản của ông S1 là hoàn toàn không đúng, yêu cầu bà S2 trả lại đúng theo ý nguyện của bà H1 để lại cho con trai là Nguyễn Phú S1.

Tại bản tự khai người làm chứng Nguyễn Văn T5 trình bày: Vào năm 2005 ông T5 là Bí thư chi bộ - Trưởng ấp Long Trị 1, xã Long Phú. Ông được bà H1 và ông Tập nhờ chứng kiến việc bà H1 làm tờ chúc ngôn để lại di sản cho con. Lúc bà H1 lập tờ chúc có mặt ông Tập và bàị H, thời điểm đó bà H1 vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn.

Ti Bản án dân sự sơ thẩm số 256/2018/DS-ST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang tuyên xử như sau:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Nguyễn Phú S1, tờ chúc ngôn ngày 05/2/2005 của bà Hồ Kim H1 là hợp pháp.

1.2 Buộc bà S2 trả lại diện tích 2922,8m2 loại đất lúa tại một phần thửa 691, phần đất tọa lạc tại ấp ấp Long Bình 1, xã Long Phú cho ông Nguyễn Phú S1 có tứ cận như sau: Ngang giáp thửa 691 là 53,77m; ngang giáp thửa 691 và thửa 682 là 26,74+27,12m; dài giáp thửa 683 là 55,96m; dài giáp thửa 681 là 53,35m (phần đất tại vị trí I) kèm theo lược đồ số 90/TTKTTN&MT ngày 10/7/2018 của Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Hậu Giang.

1.2 Công nhận cho ông Nguyễn Phú S1 phần đất tại thửa 1522 diện tích 2.944,7m2 loi đất LNK có tứ cận: Ngang giáp thửa 1531 là 27,89m, ngang giáp thửa 1521 là 9,30m; ngang giáp thửa 1496 là 21,49m; dài giáp Trương Thị Lệ Khanh là 56,13m; dài giáp thửa 1521 là 64,26m; dài giáp thửa 1534 là 117,77m (phần đất tại vị trí I) kèm theo lược đồ số: 89/TTKTTN&MT ngày 10/7/2018 của Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Hậu Giang.

1.3 Công nhận cho ông Nguyễn Phú S1 phần đất diện tích 76,2m2 tại một phần thửa 1526 loại đất ONT có tứ cận như sau: ngang giáp lộ xi măng 7,22m; ngang giáp Nguyễn Phú Xuân 6,84m; dài giáp thửa 1526 13,95m; dài giáp thửa 1525 là 14,13m (phần đất tại vị trí IIIa), kèm theo lược đồ số: 88/TTKTTN&MT ngày 10/7/2018 của Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Hậu Giang.

Toàn bộ phần đất trên hiện nay do bà Hồ Kim H1 đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Nguyễn Phú S1 có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giao cho ông Nguyễn Phú S1, bà Nguyễn Thị S2, Nguyễn Thị T1, Nguyễn Thị B, Nguyễn Văn T2, Nguyễn Thị Bé T4, Nguyễn Phú T3 và Nguyễn Thị Phượng M tiếp tục quản lý đất hương quả diện tích 11m2 loi đất LNK tại một phần thửa 1522 ( vị trí II). Buộc bà S2 có trách nhiệm giao trả lại bộ lư bằng đồng (có bản ảnh kèm theo) cho ông Nguyễn Phú S1.

Đi với phần nhà do bà H1 xây dựng đã hư hỏng, phần cây cối và hoa màu do bà Hoa trồng nên ông Nguyễn Phú S1 được quyền sở hữu.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về án phí, chi phí thẩm định, định giá và quyền kháng cáo của các đương sự theo luật định.

Ngày 03/12/2018, bị đơn bà Nguyễn Thị S2 có đơn kháng cáo. Nội dung kháng cáo: Bà S2 đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông S1 vì phần đất lúa tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú thì khi còn sống bà H1 đã bán để điều trị bệnh và trả nợ, còn phần đất thổ cư và vườn thì bà H1 đã làm ủy quyền lại cho bà.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà S2 vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Bà S2 cho rằng hai tờ chúc ngôn ông S1 đưa ra là giả, không phải là di chúc của bà H1 và yêu cầu giám định vân tay của bà H1 trên hai tờ chúc ngôn. Đối với phần đất ruộng, trước lúc chết bà H1 lấy bán để trả tiền điều trị bệnh nhưng chưa bán được thì bà H1 chết. Sau khi bà H1 chết thì bà B lấy một phần đất khác của bà B bán để lo chi phí mai táng và tiền điều trị bệnh của bà H1 và lấy phần đất này giao lại cho con bà B là ông Phan Văn L canh tác. Hiện tại bà B đã đi Đài Loan từ năm 2015, nên cần phải có mặt bà B để giải quyết phần đất này.

Ông Nguyễn Phú S1 xác định phần đất ruộng hiện ông L đang canh tác là do bà S2 cho ông L thuê. Bà B đã xuất cảnh đi Đài Loan từ năm 2013.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang trình bày quan điểm: Quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và đương sự đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 3 Điều 308 và Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự. hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo quy định vì: Tại phiên tòa phúc thẩm phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Phan Văn L chưa được cấp sơ thẩm đưa vào tham gia tố tụng. Ngoài ra, các đương sự khai bà Nguyễn Thị B hiện đang ở nước ngoài, vấn đề này chưa được cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ làm rõ. Diện tích phần đất tranh chấp theo đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trong tờ chúc ngôn, nhưng cấp sơ thẩm chưa làm rõ phần đất đang tranh chấp có phải là phần đất theo chúc ngôn bà Hoa để lại cho ông S1 hay không.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Ông Nguyễn Phú S1 khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thị S2 giao cho ông các di sản của bà Hồ Kim H1 để lại cho ông theo tờ chúc ngôn lập ngày 05/02/2005. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, giải quyết theo quan hệ Tranh chấp di sản thừa kế là có căn cứ, đúng thẩm quyền.

[2]. Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 03/12/2018, bị đơn bà Nguyễn Thị S2 có đơn kháng cáo đúng quy định tại các Điều 271, 272, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nên được xem là hợp lệ và chấp nhận xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[3]. Về nội dung: Giữa bà Hồ Kim H1 (chết ngày 31/7/2012) và cụ Nguyễn Phú Ch (chết năm 1962) có 05 con chung, bao gồm: Ông Nguyễn Phú S1, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị T1, bà Nguyễn Thị N (chết năm 2008, có chồng là Nguyễn Văn T2 và các con là Nguyễn Thị Bé T4, Nguyễn Phú T3, Nguyễn Thị Phượng M, sinh năm 2002) và bà Nguyễn Thị S2. Nguồn gốc phần đất tranh chấp các đương sự khai thống nhất là do bà H1 và cụ Ch tạo lập và thừa hưởng từ ông bà. Sau khi cụ Ch chết thì bà H1 tiếp tục quản lý, sử dụng. Đến khoảng năm 1993 thì bà H1 chia đất cho các con, phần đất còn lại bà H1 để dưỡng già. Đến năm 1995, bà H1 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có phần đất ruộng bà H1 đã chia cho bà S2 và bà N (chưa tách quyền sử dụng đất).

[4]. Nguyên đơn ông Nguyễn Phú S1 cho rằng khi còn sống bà H1 có lập hai Tờ chúc ngôn cùng ngày 05/02/2005 để lại các tài sản cho ông thừa kế các tài sản gồm: Một căn nhà 98m2, 02 công vườn cây tạp, 2,5 công ruộng (tầm cấy) tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, 01 tủ thờ, 02 tủ áo, 01 cái bàn dài, 06 cái ghế đai, 01 bộ ngựa gỗ, 01 cái tủ chén, 01 cái bàn tròn đá mài, 01 bộ lư đồng nên yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế cho ông theo di chúc.

[5]. Xét hình thức của di chúc: Hai Tờ chúc ngôn lập cùng ngày 05/02/2005 đều được lập thành văn bản có cùng nội dung, trong đó có 01 tờ chúc ngôn được đánh máy có điểm chỉ của người để lại di sản là bà H1 và 01 tờ chúc ngôn được viết tay có chữ ký và điểm chỉ của bà H1. Cả hai tờ chúc ngôn đều có hai người làm chứng là bà Nguyễn Thị H và ông Nguyễn Phú Tập (chết) ký tên và có xác nhận của Trưởng ấp Long Trị 1 là ông Nguyễn Văn T5 ngày 15/02/2005. Tại Bản tự khai ngày 30/01/2018 (bút lục 26), người làm chứng Nguyễn Thị H khai: “… ngày 05 tháng 02 năm 2005 tôi có viết nháp dùm chị dâu của tôi là bà Hồ Kim Hoa Tờ chúc ngôn và nhờ con cháu viết lại có sự chứng kiến của chị dâu tôi và tôi. Tờ chúc ngôn có hai bảng, một bảng viết tay, một bảng đánh máy có cùng nội dung, điều thống nhất để lại cho con trai là Nguyễn Phú S1 số tài sản như sau: Một căn nhà diện tích 98 mét vuông, hai công vườn cây tạp, hai công rưỡi đất ruộng (Công tầm điền), 1 tủ thờ, 2 tủ áo và 6 ghế đai, một bộ ngựa gõ, 1 tủ chén, 1 bàn tròn đá mài, 1 bộ lư bằng đồng … thừa hưởng để thờ cúng ông bà”. Tại Bản tự khai ngày 06/12/2018 (bút lục 24), người làm chứng Nguyễn Văn T5 khai: “Tôi được bà Hồ Kim Hoa và ông Nguyễn Phú Tập đến tận nhà ở ấp Long Trị 1, xã Long Phú nhờ chứng kiến Tờ chúc ngôn để lại di sản cho con, theo chúc ngôn được lập có sự chứng kiến của Ông Nguyễn Phú Tập và Bà Nguyễn Thị H. Trong thời điểm tôi chứng kiến tờ chúc ngôn có đủ mặt những người nói trên tại nhà tôi và vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn”. Những người đồng thừa kế của bà H1 là Nguyễn Thị T1, Nguyễn Thị Bé T4 đều khai thống nhất là bà H1 có lập di chúc nêu trên để lại tài sản cho nguyên đơn ông Nguyễn Phú S1. Tại phiên tòa, bà S2 cho rằng hai tờ chúc ngôn ông S1 đưa ra là giả, không phải là di chúc của bà H1 và yêu cầu giám định vân tay của bà H1 trên hai tờ chúc ngôn. Xét yêu cầu của bà S2 là cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

[6]. Về nội dung di chúc: Cả hai Tờ chúc ngôn đều có nội dung để lại cho ông S1 các tài sản như: Một căn nhà diện tích 98 m2, hai công vườn cây tạp, hai công rưỡi ruộng tại ấp Long Bình, xã Long Phú (tầm cấy). Vào thời điểm lập di chúc bà H1 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên nội dung chúc ngôn không ghi rõ các phần đất thuộc thửa đất nào của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không xác định cụ thể vị trí đất để lại cho ông S1 (trừ căn nhà). Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà H1 thể hiện diện tích như sau: Thửa 1526 có diện tích 300m2, loại đất thổ cư (T); thửa 1522 có diện tích 2.400m2, loại đất trồng cây lâu năm (LNK); thửa 691 có diện tích 8.886m2, loại đất lúa (2L). Phần đất tranh chấp ông S1 cho rằng là tài sản ông được hưởng theo di chúc theo đo đạc thực tế: Phần đất vườn diện tích 2.955,7 m2 thuc thửa 1522; phần đất thổ cư có diện tích 98,5m2, trong đó diện tích nhà là 76,2m2 thuc một phần thửa 1526; 44,1m2 đất ven kinh; phần đất ruộng có diện tích 2.922,8m2 mt phần thửa 691. Như vậy, diện tích đất ông S1 cho rằng là di sản ông được nhận theo chúc ngôn của bà H1 so với diện tích được ghi trong Tờ chúc ngôn ngày 05/02/2005 là khác nhau, cụ thể: Theo hai tờ chúc ngôn thể hiện một căn nhà diện tích 98m2, so với diện tích đất đo đạc thực tế là 98,5m2, trong đó diện tích nhà là 76,2m2; diện tích đất vườn nêu trong hai tờ chúc ngôn là 02 công, trong khi diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 2.400m2, đo đạc thực tế là 2.955m2, chênh lệch tăng 555,7m2; diện tích đất ruộng trong hai tờ chúc ngôn là 02 công rưỡi tầm cấy, đo đạc thực tế là 2.922,8m2. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của ông S1 nhưng không làm rõ diện tích đã nêu trong hai tờ chúc ngôn “hai công vườn” có diện tích là bao nhiêu mét vuông, có đúng là toàn bộ phần đất diện tích 2.955m2 và “hai công rưỡi ruộng …(tầm cấy)” có diện tích là bao nhiêu, có đúng là phần đất ruộng diện tích 2.922,8m2 ông S1 yêu cầu hay không là chưa thu thập đầy đủ chứng cứ. Ngoài ra, đối với phần đất tranh chấp diện tích 44,1m2 đất ven kinh, Tòa án cấp sơ thẩm nhận định phần đất này không thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà H1 nên không xem xét là chưa xem xét đầy đủ yêu cầu của đương sự trong vụ án. Bởi lẽ, ông S1 cho rằng phần đất diện tích 44,1m2 là phần đất thuộc chúc ngôn bà H1 để lại và ông S1 có yêu cầu chia phần đất này cho ông thì lẽ ra cấp sơ thẩm phải xem xét diện tích đất 44,1m2 có thuộc phần đất bà H1 di chúc để lại cho ông S1 hay không? Trường hợp không thuộc nội dung di chúc thì có phải là tài sản của bà H1 để lại hay không, có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? cần hỏi ý kiến của ông S1, bà S2 và các đồng thừa kế khác có yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật hay không để xem xét giải quyết triệt để. Phần đất thổ cư đang tranh chấp theo đo đạc thực tế là 98,5m2, trong đó diện tích nhà là 76,2m2, cấp sơ thẩm tuyên công nhận phần đất nhà 76,2m2 cho ông S1 nhưng không xem xét phần đất trống giáp lộ xi măng là lối đi vào nhà là chưa đầy đủ.

[7]. Bà S2 cho rằng phần đất lúa tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ lúc còn sống bà H1 kêu bán để điều trị bệnh và trả nợ, nhưng thực tế không có bán phần đất này mà bà B lấy một phần đất khác của bà B bán để lo chi phí mai táng, trả tiền điều trị bệnh của bà H1 và lấy 2,5 công đất ruộng này giao lại cho con bà B là ông Phan Văn L canh tác. Theo lời khai của ông Phan Văn L thì phần đất trên hiện do ông đang canh tác, khi bà H1 còn sống thì cho ông thuê phần đất này, khi bà H1 chết thì bà S2 có mượn một phần đất khác của ông để cố cho người khác lấy tiền lo mai táng, trả nợ cho bà H1 và đưa phần đất này cho ông làm bù lại. Đây là tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa phúc thẩm, chưa được Tòa án cấp sơ thẩm làm rõ do quá trình giải quyết sơ thẩm bà S2 vắng mặt không cung cấp thông tin để được xem xét, giải quyết và quá trình xem xét, thẩm định ở cấp sơ thẩm không thể hiện nội dung người đang trực tiếp sử dụng đất là ông Phan Văn L nên cấp sơ thẩm không biết và không có căn cứ đưa ông L vào tham gia tố tụng. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của các đương sự và giải quyết đúng đắn vụ án, cần phải đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng phần đất ruộng tranh chấp diện tích 2.922,8 m2 tại một phần thửa 691 là ông Phan Văn L tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án để xem xét và giải quyết yêu cầu của ông L. Do đó, để bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định, xét thấy cần thiết hủy bản án sơ thẩm để giao lại toàn bộ hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết theo quy định của pháp luật.

[8]. Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự khai thống nhất người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị B, đã xuất cảnh đi Đài Loan trước khi Tòa án thụ lý vụ án, tuy nhiên quá trình tố tụng ở Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện thủ tục tống đạt cho bà B thông qua người thân nhận thay là ông Phan Minh Bạch (chồng của bà B) để giao lại văn bản tố tụng, nhưng không làm rõ giữa ông Bạch và bà B có ở cùng nhà hay không hay bà B đang ở nước ngoài. Do đó, khi giải quyết lại vụ án cần làm rõ nơi cư trú của bà B có thuộc trường hợp vụ án có yếu tố nước ngoài hay không để xem xét vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

[9]. Từ những nhận định trên, xét thấy với những tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa phúc thẩm như đã nhận định ở phần [7] và việc thu thập chứng cứ của cấp sơ thẩm chưa đầy đủ. Do đó, Hội đồng xét xử hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho cấp sơ thẩm giải quyết lại theo đúng quy định.

[10]. Đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là có căn cứ, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên chấp nhận.

[11]. Về án phí dân sự phúc thẩm: Không ai phải chịu.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Tuyên xử:

Hy Bản án dân sự sơ thẩm số 256/2018/DS-ST, ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về việc tranh chấp thừa kế tài sản, giữa: nguyên đơn ông Nguyễn Phú S1 và bị đơn bà Nguyễn Thị S2.

Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giải quyết lại theo thủ tục chung.

2. Về án phí:

- Án phí dân sự sơ thẩm chưa ai phải chịu.

- Án phí dân sự phúc thẩm không ai phải chịu.

Bà Nguyễn Thị S2 được nhận lại 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí kháng cáo theo Biên lai thu số 0019264, ngày 03/12/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, ngày 12/8/2019./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

621
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 110/2019/DS-PT ngày 12/08/2019 về tranh chấp di sản thừa kế

Số hiệu:110/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hậu Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 12/08/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về