Bản án 108/2020/TCDS-ST ngày 15/12/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

BẢN ÁN 108/2020/TCDS-ST NGÀY 15/12/2020 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 15 tháng 12 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 99/2020/TLST-TCDS ngày 01 tháng 10 năm 2020 về “Tranh chấp thừa kế tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 129/2020/QĐXXST-DS ngày 25 tháng 11 năm 2020 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Trần Văn T, sinh năm 1962. Địa chỉ: Xóm 5, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định.

- Bị đơn: Ông Trần Văn C, sinh năm 1956. Địa chỉ: Xóm 5, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Trần Thị V, sinh năm 1956. Địa chỉ: Xóm 7, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định.

2. Ông Trần Văn V1, sinh năm 1959. Địa chỉ: Xóm Quang Trung, xã HL, huyện HH, tỉnh Nam Định.

3. Bà Trần Thị D, sinh năm 1967. Địa chỉ: Đội 10, xóm Hải Ninh, xã BL, huyện GT, tỉnh Nam Định.

4. Bà Trần Thị Ng, sinh năm 1972. Địa chỉ: Tổ dân phố Nguyễn Chẩm, thị trấn C, huyện HH, tỉnh Nam Định.

5. Ông Trần Văn T1, sinh năm 1973. Nơi ĐKHKTT: Xóm 5, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định. Nơi ở hiện nay: Phường AP, thị xã TA, tỉnh Bình Dương.

- Người đại diện theo ủy quyền của ông T1: Ông Trần Văn C, sinh năm 1956. Địa chỉ: Xóm 5, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định (Văn bản ủy quyền ngày 16/10/2020)

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông T, bà V, bà Ng: Luật sư Phạm Thị Ninh- Văn phòng Luật sư Minh Đức, Đoàn luật sư tỉnh Nam Định. Địa chỉ: Tổ dân phố số 4, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Người làm chứng:

1. Ông Phạm Hồng S, sinh năm 1952. Địa chỉ: Xóm 4, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định.

2. Ông Nguyễn Văn L, sinh năm 1972. Địa chỉ: Xóm 4, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định.

3. Ông Nguyễn Văn C1, sinh năm 1948. Địa chỉ: Xóm 4, xã HC, HH, tỉnh Nam Định.

4. Ông Nguyễn Văn Kh, sinh năm 1967. Địa chỉ: Xóm 4, xã HC, huyện HH, tỉnh Nam Định.

(Tại phiên tòa có mặt ông T, ông C, ông V1, bà Ng, bà V, bà D, bà Ninh;

vắng mặt ông S, ông L, ông C1, ông Kh).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 26-8-2020 và quá trình giải quyết vụ án, ông Trần Văn T trình bày:

Cụ Trần Văn Thoan và cụ Nguyễn Thị Tuyết có 7 người con chung gồm: Ông Trần Văn C, ông Trần Văn V1, ông Trần Văn T, ông Trần Văn T1, bà Trần Thị V, bà Trần Thị D, bà Trần Thị Ng; cụ Thoan, cụ Tuyết đều không có con riêng. Quá trình chung sống, cụ Thoan, cụ Tuyết đã tạo lập được khối tài sản chung gồm: Nhà cấp bốn lợp ngói; thửa đất số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC diện tích 440 m2; thửa đất số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC diện tích 280 m2 đất ao và đất ruộng nông nghiệp theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, cụ Thoan, cụ Tuyết không còn tài sản chung gì khác. Năm 1999, cụ Thoan, cụ Tuyết đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cả hai thửa đất kể trên và đất ruộng nông nghiệp đứng tên chủ hộ ông Trần Ngọc Thoan. Năm 2002, cụ Thoan chết; năm 2007, cụ Tuyết chết; trước khi chết, cả hai cụ đều không để lại di chúc. Sau khi cụ Tuyết chết, nhà cũ của hai cụ không có người ở, xuống cấp nên đã đổ sập hoàn toàn. Do các anh chị em trong gia đình đều có nhà đất ở riêng nên đất đai mà hai cụ để lại hiện không có người ở, ông C là con trai cả đứng ra cho ông Kh là người hàng xóm mượn trồng rau. Hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng của cụ Thoan do ông C đang quản lý. Diện tích đất ruộng nông nghiệp theo tiêu chuẩn của cụ Thoan và cụ Tuyết anh em trong gia đình đã chuyển nhượng lấy tiền xây lăng mộ cho cụ Thoan nên đến nay không còn nữa. Do anh em trong gia đình không thống nhất được việc phân chia tài sản bố mẹ để lại nên ông T đề nghị phân chia khối di sản cụ Thoan, cụ Tuyết để lại gồm quyền sử dụng đất tại thửa đất số 5 và thửa đất số 86 đều thuộc tờ bản đồ số 7 xã HC theo quy định pháp luật. Phần tài sản ông T, bà Ng, bà V được hưởng đề nghị giao bằng hiện vật, chia chung vào một thửa, giao ông T sử dụng, oogn T nhận có trachsn hiệm thanh T1 giá trị kỷ phần thừa kế được hưởng cho bà V, bà Ng. Riêng đối với thửa đất số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC, ông T đề nghị được chia phần đất phía đông thổ đất; chia ông T1 và các thừa kế khác phần đất phía tây do phần đất phía tây còn lại gian bếp cũ tuy không còn giá trị để Hội đồng định giá nhưng là kỷ niệm mà ông T1 và các cụ để lại. Hơn nữa, ông C, ông V1, ông T1 đều có nguyện vọng để lại phần đất được hưởng để làm nơi thờ cúng. Thửa đất số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC là đất ao, ông T đề nghị Tòa án phân chia theo quy định pháp luật. Ông T không nhất trí tính công sức chăm sóc bố mẹ, tôn tạo tài sản cho ông T1 tương đương 01 suất thừa kế và không đồng ý thanh T1 cho ông T1 02 chỉ vàng như yêu cầu của ông C, ông V1, bà D.

Tại bản tự khai và quá trình tố tụng, Bị đơn ông Trần Văn C có lời khai phù hợp với lời khai của ông T về mối quan hệ gia đình, khối tài sản chung của cụ Thoan, cụ Tuyết và di sản còn lại hiện nay như ông T đã trình bày. Theo ông C: Mặc dù khi còn sống, cụ Thoan, cụ Tuyết có dặn dò để lại toàn bộ quyền sử dụng đất cho ông T1 và bà D nhưng đến nay không đủ chứng cứ để khẳng định cụ Thoan, cụ Tuyết để lại di chúc nên ông C nhất trí chia thừa kế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, do cụ Thoan, cụ Tuyết đều có thời gian đau ốm kéo dài, ông T1 là người ở cùng, trực tiếp trông nom, chăm sóc bố mẹ; khi nhà ở xuống cấp đã cùng tôn tạo tài sản của bố mẹ để ở; các anh chị em còn lại đều ở riêng, có đi lại thăm nom nhưng không trực tiếp chăm sóc nên đề nghị chia cho ông T1 công chăm sóc cụ Thoan, cụ Tuyết và công sức tôn tạo tài sản của hai cụ tương đương 01 suất thừa kế. Về phân chia di sản thừa kế, phần di sản thừa kế của ông C được hưởng, ông C đề nghị phân chia bằng hiện vật, chia ông T1 nhận phần thừa kế của ông T1, ông C, ông V1, bà D và chia ông T nhận phần thừa kế còn lại của các thừa kế khác. Riêng thửa đất số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC, ông C đề nghị chia ông T1 nhận phần đất phía đông; phần phía tây chia cho ông T để bán. Đối với thửa đất số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC, ông C đề nghị chia theo quy định pháp luật. Ngoài ra, khi bà Trần Thị D đi lấy chồng, ông T1 có thanh T1 cho bà D 10 chỉ vàng nên nay ông C đề nghị ông T, bà V, bà Ng mỗi người phải hoàn trả cho ông T1 02 chỉ vàng.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Trần Văn V1, bà Trần Thị D, ông Trần Văn T1 trình bày: Về mối quan hệ gia đình, tài sản cụ Thoan, cụ Tuyết trước khi chết để lại và khối di sản hiện còn lại như ông T, ông C trình bày là đúng. Trước khi cụ Thoan chết có viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bà D, ông T1. Sau khi cụ Thoan chết, bà D đi lấy chồng, ông T1 đã thanh T1 cho bà D 10 chỉ vàng để được hưởng toàn bộ tài sản cụ Thoan, cụ Tuyết để lại. Tuy nhiên, đến nay di chúc không còn hoặc còn nhưng không được công nhận là hợp pháp nên bà D, ông V1, ông T1 nhất trí phân chia theo quy định pháp luật và đề nghị giao tài sản được chia bằng hiện vật ở vị trí liền cạnh nhau thành 01 thửa cho ông T1; đề nghị thanh T1 công sức chăm sóc người để lại di sản, công tôn tạo tài sản cho ông T1 tương đương 01 suất thừa kế và đề nghị ông T, bà V, bà Ng được hưởng di sản thì phải thanh T1 trả cho ông T1 02 chỉ vàng như ý kiến mà ông C đã trình bày.

Tại bản tự khai và quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị V, bà Trần Thị Ng cùng ý kiến trình bày: Bà V và bà Ng nhất trí với ý kiến trình bày, yêu cầu của ông T; không công nhận lời khai của ông C, ông V1, ông T1, bà D về việc cụ Thoan, cụ Tuyết trước khi chết đã để lại toàn bộ tài sản cho ông T1, bà D và việc ông T1 trả cho bà D 10 chỉ vàng khi bà D lấy chồng. Do anh chị em trong gia đình không thống nhất được việc sử dụng, phân chia tài sản bố mẹ để lại nên nay ông T khởi kiện chia thừa kế, bà Ng, bà V đề nghị chia thừa kế tài sản bố mẹ các bà để lại theo quy định pháp luật. Phần tài sản bà V, bà Ng được hưởng, bà V, bà Ng nhất trí chia hiện vật, đề nghị chia chung vào một thửa cùng với ông T, giao ông T được quyền sử dụng và có trách nhiệm thanh T1 chênh lệch cho bà V, bà Ng theo giá mà Hội đồng định giá đã xác định. Bà V, bà Ng không nhất trí tính công sức chăm sóc, tôn tạo tài sản cho ông T1 tương đương 01 suất thừa kế và không nhất trí trả cho ông T1 02 chỉ vàng như yêu cầu của ông C, ông V1, ông T1, bà D.

Tại biên bản lấy lời khai, biên bản thu thập tài liệu chứng cứ, những người làm chứng gồm ông S, ông Cơ, ông L, ông Kh trình bày: Về mối quan hệ gia đình và khối tài sản cụ Thoan, cụ Tuyết để lại như các đương sự trình bày là đúng. Những người làm chứng đều xác nhận, ông T1 ở chung nhà với cụ Thoan, cụ Tuyết từ nhỏ cho đến khi các cụ qua đời. Trước khi chết, cụ Thoan bị tai biến mạch máu não, không có khả năng lao động suốt một thời gian dài sau đó nằm liệt giường khoảng 1 năm thì qua đời; cụ Tuyết tuy không đau yếu dài như cụ Thoan nhưng già yếu, không có khả năng lao động, do ông T1 ở cùng trực tiếp nuôi dưỡng. Những người con còn lại đều xây dựng gia đình ở riêng nên chỉ đến thăm nom và phụ giúp anh T1 chăm sóc các cụ. Riêng bà Đỗ Thị D có cùng ông T1 chăm sóc cụ Thoan cho đến khi cụ Thoan qua đời thì xây dựng gia đình riêng. Đồng thời, từ khi các cụ còn sống, vợ chồng ông T1 cũng có xây bếp, sửa nhà để cùng ở, sinh hoạt với hai cụ. Do đó, ông S, ông Cơ cũng có ý kiến Tòa án xem xét tính công chăm sóc cho ông T1 để giải quyết vụ việc thấu tình, đạt lý. Vì lý do công việc, sức khỏe nên những người làm chứng đều xin vắng mặt.

Tại phiên tòa, các đương sự đều giữ ý kiến, quan điểm như đã trình bày. Ông C, ông V1, bà D vẫn đề nghị phân chia hiện vật, giao phần được hưởng cho ông T1 nhưng đề nghị Tòa án xác định và yêu cầu ông T1 phải thanh T1 kỷ phần thừa kế cho từng người theo giá mà Hội đồng định giá đã xác định.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông T, bà V, bà Ng đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ các ý kiến, yêu cầu mà ông T, bà V, bà Ng đã trình bày trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa. Ngoài ra, đề nghị Tòa án buộc ông Trần Văn C có trách nhiệm bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S352920 ngày 14-9-2000 mang tên hộ ông Trần Ngọc Thoan cho cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên cho các thừa kế của cụ Thoan, cụ Tuyết theo quyết định của bản án.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Hậu ý kiến:

- Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu thụ lý vụ án là đúng thẩm quyền. Việc chấp hành pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán và Hội đồng xét xử cũng như của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Về nội D vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử:

Xác nhận di sản thừa kế của cụ Trần Văn Thoan (tên gọi khác: Trần Ngọc Thoan) và cụ Nguyễn Thị Tuyết là quyền sử dụng đất tại thửa số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC, diện tích thực tế là 435m2; tại thửa đất số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC, diện tích thực tế là 268m2.

Về yêu cầu chia thừa kế: Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế bằng hiện vật của các đương sự; Chấp nhận yêu cầu tính công chăm sóc, nuôi dưỡng, tôn tạo tài sản cho ông T1 bằng 1 kỷ phần thừa kế. Ghi nhận sự tự nguyện giao kỷ phần được hưởng bằng hiện vật của ông C, ông V1, bà D cho ông T1 và của bà V, bà Ng cho ông T. Chia ông T1 quyền sử dụng đất gồm kỷ phần thừa kế của ông C, ông V1, bà D, ông T1 có vị trí tiếp giáp về phía Tây thửa đất số 5, tờ số 7 và phần phía đông thửa đất số 86, tờ số 7 xã HC. Chia phần đất còn lại của các thửa đất số 5, thửa đất số 86 tờ bản đồ số 7 xã HC gồm kỷ phần thừa kế của ông T, bà V, bà Ng cho ông T sử dụng. Buộc ông T1, ông T phải thanh T1 bằng giá trị theo kỷ phần thừa kế cho các thừa kế khác theo quy định pháp luật. Đối với các yêu cầu của ông C, ông V1, ông T1, bà D buộc ông T, bà V, bà Ng phải thanh T1 cho ông T1 mỗi người 02 chỉ vàng không được các đương sự thống nhất thừa nhận, không có đủ cơ sở chứng minh nên đề nghị không chấp nhận.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng: Tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, ông Trần Văn T giao nộp bổ sung tài liệu chứng cứ gồm: Đơn xin xác nhận viết tay của ông Nguyễn Văn Cơ, ông Nguyễn Văn Kh và đơn xin xác nhận đánh máy của ông Phạm Hồng S với nội D xin rút ý kiến đã khai tại biên bản lấy lời khai người làm chứng của Tòa án trước đó. Bị đơn ông Trần Văn C giao nộp bổ sung các tài liệu chứng cứ gồm: Đơn xin ủy quyền sử dụng ruộng đất (bản sao) và 01 bản phô tô văn bản phân chia tài sản thừa kế. Hội đồng xét xử đã yêu cầu nhưng cả nguyên đơn và bị đơn đều không đưa ra lý do khách quan về việc giao nộp tài liệu chứng cứ quá hạn. Hơn nữa, đối với các tài liệu chứng cứ do nguyên đơn giao nộp, người làm đơn không có mặt tại Tòa án, đơn đề nghị không có xác nhận của chính quyền địa phương nên không đảm bảo tính pháp lý. Đối với các tài liệu bị đơn giao nộp trong đó có đơn xin ủy quyền sử dụng ruộng đất, các bên đương sự đều thừa nhận cụ Tuyết không biết chữ nên chữ ký người ủy quyền trong văn bản không phải là của cụ Tuyết, nội D văn bản thể hiện ủy quyền để quản lý và được phép vay vốn ngân hàng; văn bản phân chia thừa kế không có đủ thành phần, không được các đồng thừa kế thừa nhận, không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tại phiên tòa, các đương sự đều không đề nghị hoãn hoặc tạm ngừng phiên tòa để tiếp cận chứng cứ hoặc yêu cầu Tòa án thu thập thêm tài liệu chứng cứ. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá chứng cứ ngay tại phiên tòa; xét yêu cầu đề nghị của các đương sự, người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự; ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử xét thấy: Do các đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đều không yêu cầu hoãn hoặc tạm ngừng phiên tòa; các đương sự đều không trình bày được lý do việc giao nộp tài liệu chứng cứ quá hạn; các tài liệu chứng cứ do các bên giao nộp tại phiên tòa đều không được các đương sự khác thừa nhận, không đảm bảo tính pháp lý nên không cần thiết phải tạm dừng hoặc hoãn phiên tòa mà tiếp tục đưa vụ án ra xét xử là phù hợp các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

[2] Về thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện:

Về thời điểm mở thừa kế: Cụ Trần Văn Thoan (tức Trần Ngọc Thoan) chết ngày 20-5-2002, cụ Nguyễn Thị Tuyết chết ngày 25-3-2007; thời điểm mở thừa kế của cụ Thoan là ngày 20-5-2002, cụ Tuyết là ngày 25-3-2007. Sau khi cụ Thoan chết, cụ Tuyết và các con của cụ Thoan chưa yêu cầu chia thừa kế. Nay cụ Tuyết đã chết, cả hai cụ đều không để lại di chúc, ông T yêu cầu chia thừa kế, Tòa án xác định di sản của cụ Thoan và cụ Tuyết để lại và chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế của hai cụ là phù hợp pháp luật.

Về thời hiệu khởi kiện: Căn cứ khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản….” thì yêu cầu chia di sản thừa kế cụ Thoan, cụ Tuyết để lại của ông Trần Văn T còn trong thời hiệu khởi kiện.

[3] Về diện và hàng thừa kế: Bố mẹ đẻ cụ Thoan, cụ Tuyết đều đã chết. Cụ Thoan, cụ Tuyết không có con riêng và có 7 người con chung gồm bà V, ông C, ông V1, ông T, bà D, bà Ng, ông T1. Do đó, bà V, ông C, ông V1, ông T, bà D, bà Ng, ông T1 đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thoan, cụ Tuyết theo quy định tại các Điều 651, 654 Bộ luật dân sự.

[4] Về di sản thừa kế:

Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thống nhất thừa nhận di sản thừa kế cụ Thoan, cụ Tuyết để lại gồm: Quyền sử dụng đất tại thửa số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC, diện tích theo hồ sơ địa chính là 440m2, diện tích thực tế là 435m2; tại thửa đất số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC, diện tích theo hồ sơ địa chính là 280m2, diện tích thực tế là 268m2 và diện tích đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn của hai cụ. Tuy nhiên, đối với diện tích đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn của hai cụ, 7 người con của các cụ đã thống nhất chuyển nhượng lấy tiền xây lăng mộ cho cụ Thoan nên không còn để phân chia. Đối với diện tích đất tại thửa số 5 và thửa số 86 đều thuộc tờ số 7, xã HC, qua xem xét hồ sơ địa chính thì thấy: Diện tích đất tại hai thửa theo hiện trạng sử dụng hiện nay ít hơn so với diện tích được Nhà nước công nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguyên nhân là do chủ sử dụng hiến đất làm đường nên diện tích sử dụng bị giảm. Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều nhất trí kết quả đo đạc hiện trạng, không có ý kiến yêu cầu gì đối với diện tích giảm. Đối với ngôi nhà cấp 4 hai cụ xây dựng, có công sức đóng góp của vợ chồng ông T1, nhà chính đã đổ sập, bếp hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn giá trị sử dụng. Tại thời điểm định giá, Hội đồng định giá cũng xác định các công trình xây dựng trên đất không còn giá trị. Do đó, di sản cụ Thoan, cụ Tuyết chỉ còn lại quyền sử dụng đất tại các thửa số 5 và thửa số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC với diện tích đo đạc thực tế lần lượt là 435 m2 và 268 m2.

Tại biên bản định giá tài sản ngày 29-10-2020, Hội đồng định giá định giá đã xác định: Thửa đất số 5, tờ bản đồ số 7 có đơn giá 1.200.000đ/m2; thửa đất số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC có đơn giá 500.000đ/m2.

Như vậy, di sản thừa kế cụ Thoan và cụ Tuyết để lại có tổng trị giá: (435m2 x 1.200.000đ/m2) + (268m2 x 500.000đ/m2) = 656.000.000đ [5] Về yêu cầu tính công chăm sóc người để lại di sản: Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thừa nhận ông T1 là con út, sống cùng cụ Thoan, cụ Tuyết cho đến khi các cụ qua đời. Trước khi qua đời, cụ Thoan bị tai biến mạch máu não, mất khả năng lao động một thời gian dài sau đó nằm liệt giường khoảng gần 1 năm thì qua đời; cụ Tuyết tuy không đau lâu ốm dài như cụ Thoan nhưng già yếu, không có khả năng lao động. Trong suốt thời gian cụ Thoan, cụ Tuyết già yếu, ốm đau không người con nào đóng góp tiền của để nuôi dưỡng. Trong thời gian ở cùng, khi nhà ở xuống cấp trầm trọng, ông T1 đã sửa sang, tôn tạo, xây lại bếp cho các cụ ở, sinh hoạt cùng đến khi qua đời. Mặc dù ông T, bà V, bà Ng không công nhận ông T1 là người có công chăm sóc cụ Thoan, cụ Tuyết nhưng căn cứ lời khai của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa; lời khai của những người làm chứng có đủ cơ sở xác định ông T1 ở cùng và có công sức trong việc chăm sóc người để lại di sản là cụ Thoan và cụ Tuyết. Do đó, yêu cầu tính công chăm sóc cụ Thoan, cụ Tuyết, công sức tôn tạo tài sản cùng cụ Thoan, cụ Tuyết cho ông T1 bằng 01 suất thừa kế của ông C, ông V1, ông T1, bà D là phù hợp pháp luật cần được chấp nhận.

[6] Giá trị mỗi suất thừa kế được hưởng:

Di sản thừa kế của cụ Thoan, cụ Tuyết để lại sẽ được chia đều cho 08 suất thừa kế, trong đó có 07 suất thuộc hàng thừa kế thứ nhất và 01 suất tính công chăm sóc bố mẹ cho ông T1. Tính bằng hiện vật, mỗi suất thừa kế được chia 54,4m2 ti thửa số 5, tờ bản đồ số 7 trị giá 65.280.000đ và 33,5m2 tại thửa số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC trị giá 16.750.000đ, tổng cộng 82.000.000đ.

[7] Về việc phân chia di sản thừa kế:

Các đồng thừa kế đều yêu cầu chia thừa kế tài sản cụ Thoan, cụ Tuyết để lại bằng hiện vật. Phần của ông T, bà V, bà Ng chia chung vào một thửa đất, giao oogn T quản lý, sử dụng và có trách nhiệm thanh T1 bằng giá trị theo kỷ phần thừa kế cho bà V, bà Ng. Ông T nhất trí yêu cầu của bà Ng, bà V và đề nghị được giao phần đất có vị trí phía Đông thổ của thửa đất số 5, tờ bản đồ số 7, xã HC. Ông C, ông V1, bà D, ông T1 thống nhất chia và giao toàn bộ hiện vật cho ông T1. Ông T và ông C (đại diện theo ủy quyền của anh T1) đều xin nhận phần đất phía đông thửa đất số 5 tờ bản đồ số 7 xã HC, thửa còn lại chia theo quy định pháp luật. Biên bản xem xét thẩm định thực địa thể hiện: Thửa đất số 5 và thửa đất số 86 tờ số 7 xã HC đều có thể chia làm hai phần và đảm bảo mục đích sử dụng sau khi chia tách. Tuy nhiên, xét về yếu tố thẩm mỹ, phần đất phía đông của thửa số 5 và phía đông thửa số 86 (tờ bản đồ số 7) sẽ có vị trí thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Do trên phần đất phía tây thửa đất số 5, tờ bản đồ số 7 còn lại gian bếp của ông T1 và các cụ sử dụng chung khi còn sống, mặc dù không còn giá trị sử dụng nhưng là kỷ niệm để lại. Hơn nữa, việc Hội đồng xét xử trên cơ sở xem xét, đánh giá chấp nhận yêu cầu tính công sức chăm sóc người để lại di sản bằng 01 suất thừa kế cho ông T1 là đã đảm bảo quyền lợi cho ông T1 hơn so với các thừa kế khác. Do đó, xét cần chấp nhận yêu cầu của ông T, chia ông T sử dụng phần phía Đông thửa số 5 diện tích 163m2, phía Tây thửa số 86 diện tích 100.5m2 đều thuộc tờ số 7 xã HC và chia ông T1 được sử dụng phần đất phía Tây thửa số 5 diện tích 272m2, phía Đông thửa số 86, diện tích 268m2 đu thuộc tờ số 7 xã HC là phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự và việc tách thửa theo quy định pháp luật. Buộc ông T phải thanh T1 giá trị theo kỷ phần thừa kế được hưởng cho bà V, bà Ng; buộc ông T1 phải thanh T1 giá trị theo kỷ phần thừa kế được hưởng cho ông C, ông V1, bà D.

[8] Nghĩa vụ khác:

Quá trình giải quyết vụ án, ông C, ông V1, bà D đề nghị ông T, bà V, bà Ng mỗi người phải thanh T1 trả cho ông T1 02 chỉ vàng do ông T1 thực hiện lời di chúc của bố mẹ tặng cho bà D 10 chỉ vàng khi bà D đi lấy chồng. Tuy nhiên, ông C, ông V1, bà D, ông T1 đều không đưa ra được chứng cứ chứng minh cụ Thoan, cụ Tuyết có để lại di chúc; việc ông T1 bỏ ra 10 chỉ vàng cho bà D không được các đương sự khác thừa nhận nên không xác định nghĩa vụ về tài sản đối với các thừa kế của cụ Thoan, cụ Tuyết. Do đó, yêu cầu của ông C, ông V1, bà D về việc buộc ông T, bà V, bà Ng trả cho ông T1 mỗi người 02 chỉ vàng không có cơ sở nên không được chấp nhận.

Ngoài ra, tại phiên tòa, ông Trần Văn C thừa nhận đang quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S352920 ngày 14-9-2000 do Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu cấp mang tên hộ ông Trần Ngọc Thoan. Do di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Thoan, cụ Tuyết được giao cho ông Trần Văn T1 và ông Trần Văn T sử dụng nên để đảm bảo cho việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án, xét cần buộc ông Trần Văn C phải có trách nhiệm bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Thoan cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu là phù hợp pháp luật.

[9] Về án phí:

- Án phí chia thừa kế: Ông Trần Văn C, ông Trần Văn V1, bà Trần Thị V thuộc đối tượng người cao tuổi, có đơn xin miễn án phí nên không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm. Ông Trần Văn T, ông Trần Văn T1, bà Trần Thị D, bà Trần Thị Ng được hưởng di sản thừa kế nên phải nộp án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với trị giá tài sản được chia thừa kế.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào các Điều 611, 612, 613, 614, 623, 625, 649, 650, 651, 660 Bộ luật dân sự; Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Toà án.

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần Văn T.

1. Xác nhận di sản thừa kế của cụ Trần Văn Thoan (tên gọi khác Trần Ngọc Thoan) để lại được chia là quyền sử dụng đất (QSDĐ) diện tích 435m2 tại thửa số 5, tờ bản đồ số 7, xã HC, trong đó: đất ONT 180 m2, đất CLN 265 m2 và QSDĐ diện tích 268m2 đất NTS tại thửa số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S352920 ngày 14-9-2000 mang tên hộ ông Trần Ngọc Thoan có tổng trị giá 656.000.000đ (sáu trăm năm mươi sáu triệu đồng).

(Diện tích đất được công nhận là di sản thừa kế giảm 5m2 tại thửa số 5, giảm 12m2 tại thửa số 86, tờ số 7 xã HC so với diện tích được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S352920 ngày 14-9-2000 mang tên hộ ông Trần Ngọc Thoan; nguyên nhân giảm là do hiến đất làm đường).

2. Chia hiện vật:

2.1. Chia ông Trần Văn T được quyền sử dụng các diện tích đất sau:

- Diện tích 163 m2 (S2) trị giá 195.600.000đ (một trăm chín mươi lăm triệu sáu trăm nghìn đồng), trong đó: ONT 65m2, CLN 98m2 thuộc thửa số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC có tứ cận như sau: Cạnh Bắc giáp đất nhà ông Cơ 5,3m; cạnh Nam giáp đường dong xóm 3,1m+2,1m; cạnh Tây giáp đất ông T1 được chia 30,6m; cạnh Đông giáp đường dong xóm 26m + 3,4m (giới hạn bởi các điểm 1’- 2-3-4-5-5’-1’).

- Diện tích 100,5m2 đất ao (S3) tại thửa số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC trị giá 50.250.000đ (năm mươi triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng), có tứ cận như sau: Cạnh Bắc giáp đường xóm 7,1m; cạnh Nam giáp đất nhà Hoàng, nhà Dũng 7,1m; cạnh Đông giáp đất ông T1 được chia 13,7m; cạnh Tây giáp đất ông Dậu dài 14,6m (giới hạn bởi các điểm 7’-12’-13-7-7’).

2. 2. Chia ông Trần Văn T1 được quyền sử dụng các diện tích đất sau:

- Diện tích 272 m2 (S1) trị giá 326.400.000đ (ba trăm hai mươi sáu triệu bốn trăm nghìn đồng), trong đó: ONT 115m2, CLN 167m2 thuộc thửa số 5, tờ bản đồ số 7 xã HC có tứ cận như sau: Cạnh Bắc giáp đất nhà ông Cơ 8,6m; cạnh Nam giáp đường dong xóm 9,0m; cạnh Đông giáp đất ông T được chia 30,6m;

cạnh Tây giáp đất nhà Sinh 31m (giới hạn bởi các điểm 1-1’-5’-6-1).

- Diện tích 167,5m2 đất ao (S4) tại thửa số 86, tờ bản đồ số 7 xã HC trị giá 83.750.000đ (tám mươi ba triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng), có tứ cận như sau: Cạnh Bắc giáp đường xóm 6,8m+1,7m+3,0m; cạnh Nam giáp đất nhà Hoàng, nhà S 13,5m; cạnh Đông giáp đường xóm 6,8m+5,0m; cạnh Tây giáp đất ông T được chia 13,7m (giới hạn bởi các điểm 7’-8-9-10-11-12-12’-7’).

(Việc phân chia có sơ đồ vẽ kèm theo).

Các đương sự có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các công trình xây dựng khác đã được giao theo quyết định của bản án này.

3. Nghĩa vụ thanh T1:

3.1. Buộc ông Trần Văn T phải thanh T1 cho bà Trần Thị V, bà Trần Thị Ng mỗi người 01 kỷ phần thừa kế mà họ được hưởng và bằng 82.000.000đ (tám mươi hai triệu đồng).

3.2. Buộc ông Trần Văn T1 phải thanh T1 cho ông Trần Văn C, ông Trần Văn V1, bà Trần Thị D mỗi người 01 kỷ phần thừa kế mà họ được hưởng và bằng 82.000.000đ (tám mươi hai triệu đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

4. Nghĩa vụ khác: Buộc ông Trần Văn C phải bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S352920 ngày 14-9-2000 mang tên hộ ông Trần Ngọc Thoan cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu để ông Trần Văn T, ông Trần Văn T1 làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án.

5. Về án phí:

- Ông Trần Văn T1 phải nộp 8.200.000đ (tám triệu hai trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông Trần Văn T, bà Trần Thị Ng, bà Trần Thị D mỗi người phải nộp 4.100.000đ (bốn triệu một trăm nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông Trần Văn T được trừ 3.000.000đ (ba triệu đồng) từ tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo biên lai số 0002303 ngày 01/10/2020 của chi cục thi hành án dân sự huyện Hải Hậu. Ông T còn phải nộp 1.100.000đ (một triệu một trăm nghìn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

6. Quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

265
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 108/2020/TCDS-ST ngày 15/12/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:108/2020/TCDS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Hải Hậu - Nam Định
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 15/12/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về