Bản án 09/2020/HS-ST ngày 11/05/2020 về tội hủy hoại tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

BẢN ÁN 09/2020/HS-ST NGÀY 11/05/2020 VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN

Trong ngày 11 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 13/2020/TLST - HS ngày 27 tháng 4 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 19/2020/QĐXXST-HS ngày 29 tháng 4 năm 2020 đối với bị cáo: Lê Thị G sinh năm 1971. Nơi sinh: Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Nơi đăng ký thường trú: Ấp T, xã H, huyện K, tỉnh Ki; Nghề nghiệp: Mua bán; Trình độ văn hoá (học vấn): 9/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nữ; Tôn giáo: Đạo Thiên chúa; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Văn K (chết) và bà Phạm Thị H (chết); Anh chị em ruột 09 người lớn nhất sinh năm 1952, nhỏ nhất sinh năm 1978; Chồng: Võ Thành C, sinh năm 1971; Con 01 người sinh năm 2002; Tiền sự: Không, Tiền án: Không; Nhân thân: Tốt; Tạm giữ, tạm giam: Không (Bị cáo tại ngoại có mặt tại phiên Tòa).

* Người bào chữa cho bị cáo:

1/ Luật sư: Đường Văn T, sinh năm 1955 – Văn phòng luật sư M thuộc đoàn luật sư tỉnh K (Có mặt) Địa chỉ: Số 640, Nguyễn Trung T, phường V, thành phố R, tỉnh K.

2/ Luật sư: Phạm Hoài N, sinh năm 1983 (Có mặt)

3/ Luật sư: Nguyễn Kiều H, sinh năm 1975 (Có mặt) Công ty Luật TNHH Hãng luật G - Thuộc đoàn luật sư Thành phố H.

Cùng địa chỉ: Phòng 603 – Khu B, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 04 Nguyễn Đình C, phường Đ, Quận 1, Tp. H.

* Người bị hại:

1/ Hoàng Thị Vân A, sinh năm 1983 (Vợ ông D, có mặt)

2/ Nguyễn Chí D, sinh năm 1965 (Có mặt)

Cùng địa chỉ: Khu phố K, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại:

- Luật sư: Chu Quốc P, sinh năm 1976 - Văn phòng luật sư Q thuộc đoàn luật sư tỉnh K (Có mặt).

Đa ch: Số 51, Quốc lộ 80, khu phố T, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1/ Dương Thị K, sinh năm 1960 (Mẹ vợ ông D, có mặt) Địa chỉ: Khu phố L, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

2/ Nguyễn Văn B, sinh năm 1964 (Có mặt)

3/ Trần Thị T, sinh năm 1968 (Có mặt) Cùng địa chỉ: Khu phố C, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

4/ Trần Tấn C, sinh năm 1962 (Có mặt) Địa chỉ: Ấp N, xã B, huyện T, tỉnh A.

* N gư ờ i làm chứ ng: 1/ Bùi Thanh Đ, sinh năm 1996 (Có mặt)

 2/ Phan Văn Nh, sinh năm 1965 (Vắng mặt)

3/ Nguyễn Văn L, sinh năm 1978 (Có đơn xin xét xử vắng)

Cùng địa chỉ: Khu phố H, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

4/ Nguyễn Trung H, sinh năm 2000 (Vắng mặt) Địa chỉ: Khu phố K, thị trấn K, huyện K, tỉnh K

5/ Nguyễn Tấn Bé T, sinh năm 1989 (Có mặt) Địa chỉ: số 201 quốc lộ 80, ấp C xã K huyện K tỉnh K.

6/ Phan Văn T (Vắng mặt) Địa chỉ: Tổ 11, khu phố H, TT K, huyện K tỉnh K.

7/ Mai Văn N, sinh năm 1959 (Có mặt) Địa chỉ: ấp B xã B huyện K tỉnh K.

* Người chứng kiến:

1/ Cao Văn T, sinh năm 1978 (Vắng mặt)

2/ Nguyễn Thanh C, sinh năm 1971 (Vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Khu phố X, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

* Người định giá tài sản: Lâm Thị X – Nguyên chủ tịch hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Kiên L (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

* Điều tra viên điều tra vụ án: Đại úy Nguyễn Tiến P – Điều tra viên thuộc cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện K (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

o ngày 26/5/2018, Lê Thị G, sinh năm 1971, trú ấp T, xã H, huyện K, tỉnh K thuê ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1964 trú khu phố C, thị trấn K, huyện K, tỉnh K vào phần đất của bà Dương Thị K giáp phần đất của Lê Thị G đang ở tọa lạc tại tổ 11, khu phố H, thị trấn K, huyện K, tỉnh K để cưa một số cây kiểng đang sinh trưởng của bà Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D gồm 01 cây Xộp bị cưa tận gốc, 01 cây me bị cưa 05 nhánh, 01 cây Xanh bị cưa 04 nhánh, 01 cây bằng lăng bị cưa 02 nhánh, 01 cây Xộp bị cưa 01 nhánh mà bà G cho rằng lấn sang phần đất của mình, các cây đang trồng đều nằm trên phần đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Dương Thị K theo giấy CNQSDĐ số BA 103857 do UBND huyện K cấp ngày 25/01/2010 với diện tích 2.158,5m2 tọa lạc tại khu phố H thị trấn K huyện K, tỉnh K.

Tiếp giáp phần đất cây Xộp bị cưa tận gốc cũng là đất của bà Dương Thị K đã được cấp giấy CNQSDĐ số CĐ 951132 do UBND huyện Kiên L cấp ngày 23/9/2016 với diện tích 284,4m2 đt trồng cây lâu năm, thửa đất số 1 tờ bản đồ số 322 -2016, số vào sổ CH 03468 (Bà K chỉ đứng tên trong giấy CNQSDĐ, thực tế toàn bộ đất của bà K đều giao cho ông D và bà vân A quản lý sử dụng). Còn đất bà Lê Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ 951130 do UBND huyện K cấp ngày 23/9/2016 với diện tích 320,6m2 đt trồng cây lâu năm, thửa đất số 1 tờ bản đồ số 321 -2016 số vào sổ GCN CH03467 giáp với phần đất 284,4m2 ca bà Dương Thị K. Đất tọa lạc tại khu phố H, thị trấn K, huyện K, tỉnh K.

* Theo Bản kết luận về việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự số 06/BKL- HĐĐGTS ngày 30/7/2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện K kết luận:

+ Cây Xộp đường kính mặt gốc bị cắt (bị cưa tận gốc) kích thước 93cm x 52cm không xác định được chiều cao do đã bị cưa có giá trị 11.000.000 đồng;

+ Cây Xộp bị cưa 01 (một) nhánh có kích thước 20cm x 30cm có giá trị 6.000.000 đồng;

+ Cây Me bị cưa nhiều nhánh có giá trị 2.000.000 đồng;

+ Cây Xanh bị cưa nhiều nhánh có giá trị 1.500.000 đồng;

+ Cây Bằng Lăng bị cưa nhiều nhánh có giá trị 1.500.000 đồng; Tổng giá trị là 22.000.000đ (Hai mươi hai triệu đồng) (BL 27;28) Do kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện K còn một số nội dung chưa phù hợp nên Tòa án nhân dân huyện Kiên Lương trả hồ sơ để điều tra bổ sung. * Theo bản kết luận về việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự số 21/BKL- HĐĐGTS ngày 12/9/2019 và giải thích tại công văn số 03/CV-HĐĐGTS ngày 27/3/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện K thì giá trị tài sản bị thiệt hại như sau :

+ Cây Xộp đường kính mặt gốc bị cắt (bị cưa tận gốc) kích thước 93cm x 52cm không xác định được chiều cao do đã bị cưa có giá trị 14.200.000 đồng.

+ Cây Xộp bị cưa 01 (một) nhánh có kích thước 20cm x 30cm có giá trị 10.500.000 đồng;

+ Cây Me bị cưa nhiều nhánh có giá trị 5.200.000 đồng;

+ Cây Xanh bị cưa nhiều nhánh có giá trị 9.500.000 đồng;

+ Cây Bằng Lăng bị cưa nhiều nhánh có giá trị 5.200.000 đồng;

Tổng giá trị là 44.600.000đ (Bốn mươi bốn triệu sáu trăm nghìn đồng) (BL 203; 204; 378).

Ti bản cáo trạng số 57/CT-VKS, ngày 11/11/2019 Viện kiểm sát nhân dân huyện Kiên Lương đã truy tố bị cáo Lê Thị G về tội: “Hủy hoại tài sản” theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Ti phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố luận tội và tranh luận. Vào ngày 26/5/2018 bị cáo Lê Thị G đã hủy hoại tài sản của ông Nguyễn Chí D và bà Hoàng Thị Vân A trên phần đất của bà Dương Thị K gồm 01 cây xộp bị cưa tận gốc, 01 cây me bị cưa 5 nhánh, 01 cây xanh bị cưa 4 nhánh, 01 cây bằng lăng bị cưa 02 nhánh, 01 cây Xộp bị cưa 01 nhánh. Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại theo định giá của hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện K là 44.600.000đ (Bốn mươi bốn triệu sáu trăm nghìn đồng).

Tuy nhiên đối với một số cây bị cưa nhánh gồm: Cây Xộp bị cưa 01 (một) nhánh có giá trị 10.500.000 đồng; Cây Me bị cưa nhiều nhánh có giá trị 5.200.000 đồng; Cây Xanh bị cưa nhiều nhánh có giá trị 9.500.000 đồng; Cây Bằng Lăng bị cưa nhiều nhánh có giá trị 5.200.000 đồng; Tổng giá trị là 30.400.000đ (Ba mươi triệu bốn trăm nghìn đồng) thì không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, bởi vì các cây này hiện đang phục hồi bình thường. Còn đối với cây Xộp bị cưa tận gốc (cây Xộp bao quanh cây Thốt Nốt) có đường kính mặt gốc bị cắt kích thước 93cm x 52cm có giá trị 14.200.000 đồng không còn khả năng hồi phục vì vậy đề nghị xử lý hình sự đối với bị cáo Lê Thị G về tội “Hủy hoại tài sản”. Sau khi phân tích tính chất và mức độ của hành vi mà bị cáo đã gây ra, Viện Kiểm Sát Nhân Dân huyện Kiên Lương đã có đủ cơ sở để khẳng định: Hành vi của bị cáo Lê Thị G đã cấu thành tội “Hủy hoại tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017). Tuy nhiên căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như bị cáo đã thành khẩn khai báo, cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, bị hại có đơn yêu cầu miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, các bên đã tự nguyện thỏa thuận bồi thường và không còn mâu thuẫn gì nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, áp dụng điểm i, điểm s, khoản 1 điều 51 Bộ luật hình sự và khoản 2 điều 51 Bộ Luật Hình Sự, khoản 3 điều 29 Bộ Luật Hình Sự để miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa phía bị hại không yêu cầu bị cáo phải bồi thường nên miễn xét.

Ý kiến của các luật sư bào chữa cho bị cáo: Thừa nhận bị cáo cũng có lỗi trong xử sự khi có hành vi tự ý cưa cây của người khác nhưng đây là tranh chấp dân sự, bởi vì cây Xộp bị cưa tận gốc nằm hoàn toàn trên phần đất của bị cáo G sử dụng từ năm 2010, trong khi ông Trần Tấn C chỉ mới bán số cây cho bà A vào năm 2011 nên cây Xộp bao quanh cây thốt nốt này không phải của bà A và ông D, hơn nữa cây Xộp bị chặt bao quanh cây Thốt Nốt đã bị chết được người cưa cây là ông Nguyễn Văn B và bà Nguyễn Thị T xác nhận, ông Mai Văn N là người làm công cho bà G cũng xác nhận là thấy cây Xộp này bị rụng lá vì vậy cho rằng cây đã chết. Đối với một số cây bị cưa nhánh dù không nằm trên đất bị cáo nhưng do vào mùa mưa bão nên việc bị cáo chặt một số nhánh cây là nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của bị cáo và gia đình do đó đây là thuộc trường hợp tình thế cấp thiết. Hơn nữa những cây bị cưa nhánh này đang hồi phục bình thường do đó việc gom toàn bộ số cây bị cưa nhánh và cây Xộp bị cưa tận gốc để xử lý tội hủy hoại tài sản đối với bị cáo là không phù hợp mà cần loại trừ những cây bị cưa nhánh này ra khỏi tội hủy hoại tài sản.

Ngoài ra luật sư cho rằng trong quá trình điều tra, truy tố có các vi phạm tố tụng khác như hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự và biên bản khám nghiệm hiện trường không khách quan, xác định gốc cây bị cưa nhưng không giám định cây còn sống hay chết, không thu giữ vật chứng, biên bản định giá tài sản xác định giá trị còn lại của tài sản chứ không phải giá trị thiệt hại tài sản, mặc dù giải thích của chủ tịch hội đồng định giá tài sản là giá trị tài sản bị thiệt hại nhưng cũng không khách quan. Do đó đề nghị hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại: Hiện nay giữa bị cáo và bị hại đã thỏa thuận được mọi vấn bồi thường thiệt hại, bị hại đã có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo và các bên không còn mâu thuẫn gì nên không có ý kiến tranh luận.

Ý kiến của bị hại. Số cây kiểng bị chặt là của bị hại rất có giá trị được trồng hoàn toàn nằm trên đất của bà Dương Thị K (là mẹ của bị hại cho bị hại quản lý sử dụng đất) chứ không phải của bị cáo. Tuy nhiên hiện nay giữa bị hại và bị cáo đã tự nguyện thỏa thuận không bồi thường gì và tự hòa giải không còn mâu thuẫn gì vì vậy đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ và miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Bị cáo thống nhất quan điểm của luật sư bào chữa cho mình và cũng không tranh luận gì với đại diện Viện kiểm sát và bị hại.

Li nói sau cùng của bị cáo: Bị cáo không nói lời sau cùng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan Điều tra công an huyện K, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện K, Kiểm sát viên, trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, bị cáo có khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như việc định giá không đúng. Tuy nhiên các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được giải quyết khiếu nại và làm rõ theo quy định. Còn lại những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến gì do đó hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đều hợp pháp.

Luật sư của bị cáo yêu cầu Tòa án đã triệu tập nguyên chủ tịch hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Kiên Lương và điều tra viên điều tra vụ án đến tham dự phiên tòa, tuy nhiên cả hai đều có đơn xin xét xử vắng mặt, xét thấy việc vắng mặt này không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án nên Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

[2]. Tại phiên tòa bị cáo Lê Thị G khai nhận như sau:

Vào ngày 26/5/2018 Lê Thị G thuê ông Nguyễn Văn B vào phần đất của mình giáp với đất bà Dương Thị K để cưa một số cây gồm.

- 01 (một) cây Xộp đường kính mặt gốc bị cắt (bị cưa tận gốc) kích thước 93cm x 52 cm, không xác định được chiều cao do cây đã bị cưa; cây Xộp này bao quanh cây thốt nốt (bà G cho rằng cây Xộp đã bị chết).

- 01 (một) cây Xộp bị cưa đổ một nhánh có kích thước 20 cm x 30cm;

- 01 cây xanh bị cưa nhiều nhánh;

- 01 (một) cây Me bị cưa nhiều nhánh;

- 01 (một) cây Bằng Lăng bị cưa nhiều nhánh;

Sau khi cưa xong bị cáo trả tiền công cho ông Nguyễn Văn B với số tiền 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng). Số cây trên không phải do bị cáo trồng mà là của bà Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D trồng trên phần đất của bà Dương Thị K đứng tên (BL49) được cấp giấy CNQSDĐ số BA103857 do UBND huyện K cấp ngày 25/01/2010 với diện tích 2.158,5m2 tọa lạc tại khu phố H thị trấn K huyện K, tỉnh K. Trước đó ngày 15/5/2010 ông D và bà Vân A sang bán cho bà G phần đất 10m của bà K, nhưng thực tế thì giao phần đất 10m khác giáp ranh đất của bà K thì bị cáo cũng đồng ý nhận sử dụng và không tranh chấp gì. Riêng cây Xộp bị cưa tận gốc nằm trên phần đất 2m mà ông D đã giao thêm cho bị cáo sử dụng từ năm 2010 dính liền phần đất 10m mà ông D giao cho bị cáo cho đến nay. Nhưng đến ngày 17/6/2016 ông D mới chính thức làm giấy ưng thuận cắt cho bị cáo phần đất 2m đất này, mặc dù đến ngày 19/7/2016 giữa bị cáo với bà A, ông D có thỏa thuận về việc trao đổi đất lần cuối nhưng cho đến nay phần đất 2m này vẫn chưa được giải quyết. Cây Xộp nằm trên phần đất 2m của bị cáo đã chết, cây xộp thứ 2 thì cưa 1 nhánh cũng giống như cây chết (BL 48), và một số cây còn lại dù nằm trên đất của bà K nhưng cũng thường xuyên va chạm vào nhà bị cáo, do mùa mưa bão bị cáo sợ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của mình nên bị cáo có quyền cưa bỏ cây và một số nhánh cây nói trên, bị cáo cho rằng hành vi của mình là sai trong xử sự do cưa cây mà không báo chính quyền địa phương nhưng không thừa nhận hành vi phạm tội.

[3] Hội đồng xét xử căn cứ vào cuộc thẩm vấn, tranh luận công khai tại phiên tòa, căn cứ vào việc thẩm tra các chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án như lời khai của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người chứng kiến, bản ảnh hiện trường và sơ đồ hiện trường và các chứng cứ khác hội đồng xét xử đã có đầy đủ cơ sở khẳng định. Cây Xộp bị cưa tận gốc mà bị cáo thuê ông Nguyễn Văn B cưa vào ngày 26/5/2018 là của bà Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D (BL11; BL49) mua của ông Trần Tấn C được trồng vào ngày 01/5/2011 (BL 90) và được anh C xác nhận chứ không phải có từ năm 2010 như lời trình bày của bị cáo. Việc bị cáo cho rằng cây Xộp bao quanh cây Thốt nốt bị cưa tận gốc là của bị cáo vì cây này trồng trên phần đất 2m mà ông D giao cho bị cáo từ năm 2010 và phần đất 2m này cho đến nay vẫn chưa được giải quyết là hoàn toàn không có cơ sở bởi vì ông D không thừa nhận và không có bất cứ chứng cứ nào thể hiện việc ông D giao cho bị cáo phần đất 2m vào năm 2010 như bị cáo trình bày mà chỉ chuyển nhượng phần đất 10m mà thôi (BL100), mặc dù ông D giao không đúng vị trí đất 10m theo thỏa thuận ngày 15/5/2010 (đất đã có giấy CNQSDĐ của bà Dương Thị K nhưng giao cho vợ chồng ông D quản lý sử dụng và việc ông D bà A sang bán, trao đổi đất của bà K cho bà G thì bà K không có ý kiến gì), nhưng bị cáo đã đồng ý nhận phần đất 10m khác tiếp giáp phần đất của bà K để sử dụng từ năm 2010 và không có khiếu nại gì, quá trình sử dụng đất bị cáo lấn ranh thêm 2m đất ở phía sau hậu của bà K để làm mái che.

Đến ngày 17/6/2016 ông Nguyễn Chí D mới chính thức làm giấy ưng thuận cắt cho bị cáo 2m đất (BL101) của bà K chạy dài từ mặt tiền đến sau hậu giáp ranh đất của bị cáo. Sau đó đến ngày 19/7/2016 bà Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D đã có giấy thỏa thuận về việc trao đổi mua bán đất với bị cáo Lê Thị G (BL102) theo đó bà G chuyển qua phần đất khác để ở và giao phần đất đang ở cho vợ chồng ông D sử dụng, như vậy thỏa thuận này đã thay thế giấy ưng thuận ngày 17/6/2016, điều đó được thể hiện xác nhận của bị hại và bị cáo là mục đích của việc đổi đất với nhau ngày 19/7/2016 là để cho đất ông D liền với nhau và đất của bị cáo về một bên (BL47), sau khi đất liền nhau thì ông D đã xây dựng toàn bộ hàng rào bằng tường ximăng kiên cố chạy dài tiếp giáp với ranh đất mới của bà G, việc xây dựng này được bị cáo đồng ý thì không thể nói rằng 2m đất trên là của bị cáo. Sau khi xảy ra sự việc đổi đất lần cuối ngày 19/7/2016 thì toàn bộ phần đất 2m trên là của bà Dương Thị K (giao cho vợ chồng ông D quản lý sử dụng) và các bên cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, cụ thể bà Lê Thị G được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ 951130 do UBND huyện K cấp ngày 23/9/2016 với diện tích 320,6m2 đt trồng cây lâu năm, thửa đất số 1 tờ bản đồ số 321 -2016 số vào sổ GCN CH03467 tọa lạc tại khu phố H thị trấn K huyện K, tỉnh K, còn bà Dương Thị K được cấp giấy CNQSDĐ số CĐ 951132 do UBND huyện K cấp ngày 23/9/2016 với diện tích 284,4m2 đt trồng cây lâu năm, thửa đất số 1 tờ bản đồ số 322 -2016, số vào sổ CH 03468 tiếp giáp với phần đất có diện tích 2.158,5m2 ca bà K đất tọa lạc tại khu phố H thị trấn K huyện K, tỉnh K. Do đó cây Xộp bị cưa tận gốc nằm trên phần đất 2m này vẫn thuộc quyền sở hữu của ông D và bà Vân A điều đó còn được thể hiện bởi xác nhận của bị cáo là có cưa một số cây trồng của ông D và yêu cầu ông D di dời nhiều lần nhưng ông Dũng vẫn chưa di dời nên bị cáo mới cưa (BL11). Nếu bị cáo cho rằng đây là cây của bị cáo thì tại sao bị cáo kêu ông D di dời? Hơn nữa số cây trên vẫn được anh Bùi Thanh Đ chăm sóc hàng ngày do đó bị cáo cho rằng cây Xộp bị cưa tận gốc nằm trên 2m đất là của bị cáo là không có cơ sở. Theo biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường từ (từ BL67 đến 71) có nhiều người chứng kiến xác nhận những cây này còn sống đang đâm chồi, toàn bộ cây bị cưa của ông D và bà Vân A nằm hoàn toàn trên đất của bà K (là mẹ của bà Vân A) đã được cấp giấy CNQSDĐ cho bà K sử dụng theo giấy CNQSDĐ số BA 103857 do UBND huyện K cấp ngày 25/01/2010 với diện tích 2.158,5m2 ta lạc tại khu phố H, thị trấn K, huyện K, tỉnh K chứ không phải trên đất của bị cáo G.

Vic bị cáo cho rằng nguyên nhân chặt cây trên là do cây thường va chạm vào nhà của bị cáo nên bị cáo đã báo cho ông D nhiều lần về chặt số cây nói trên nhưng ông D không chặt, tuy nhiên ông D khẳng định không nhận được bất cứ yêu cầu nào của bà Gương về việc chặt, tỉa các nhánh cây nói trên. Giả sử trong trường hợp bị cáo có yêu cầu ông D về việc chặt tỉa các nhánh cây nói trên nhưng ông D không tự nguyện thực hiện thì bị cáo có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt các cây trên. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu mới phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 177 Bộ Luật Dân Sự năm 2015. Do đó việc bị cáo tự ý chặt bỏ số cây nói trên của bà Vân A và ông D là hoàn toàn trái pháp luật, do đó phải bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định.

Bị cáo G cho rằng cây Xộp bao quanh cây thốt nốt bị cưa tận gốc đã bị rụng lá và chết trước khi bị cưa và được người cưa cây là ông Nguyễn Văn B và bà Trần Thị T xác nhận, còn ông Mai Văn N thì cho rằng thấy cây rụng lá cho nên cho rằng cây chết. Hội đồng xét xử thấy rằng tại các biên bản lấy lời khai ông Nguyễn Văn B cho rằng cây này đã chết do thấy cây rụng lá còn bà Trần Thị T thì cũng cho rằng thấy cây rụng hết lá nên nghĩ là cây chết nhưng bên trong cây chết hay không thì bà không biết (BL56a, BL60). Hơn nữa chính bà G, ông B và bà T đều khẳng định cả hai cây Xộp trong đó một cây xộp bị cưa tận gốc bao quanh cây thốt nốt và 01 cây xộp bị cưa 01 nhánh đều bị rụng lá nên cho rằng là cây chết. Tuy nhiên thực tế hiện nay cây Xộp bị cưa 01 nhánh vẫn còn hai nhánh còn lại vẫn sinh trưởng bình thường điều này chứng tỏ tại thời điểm cưa hai cây Xộp thì các cây chỉ bị rụng lá để thay lá thôi chứ cây không chết. Mặc dù tại phiên tòa ông B và bà T có thay đổi lời khai và cho rằng cây Xộp bị cưa tận gốc đã chết. Nhưng Hội đồng xét xử thấy rằng phía bị hại đã bác bỏ hoàn toàn lời khai của ông B và bà T, ông N và khẳng định số cây trên vẫn còn sống và xanh tốt, đến mùa chỉ rụng lá là có cơ sở bởi vì ông Bùi Thanh Đ là người chăm sóc cây cảnh cho ông D và bà Vân A khẳng định cây Xộp trước khi bị cưa tận gốc vẫn còn sống chứ không chết, cây đến mùa chỉ rụng lá để thay lá. Ông Phan Văn N là người sống gần nhà ông D và bị cáo G cho biết cây X bị cưa tận gốc vẫn sống và sinh trưởng bình thường (BL209). Ông Nguyễn Văn L sống đối diện với nhà ông D thấy cây rụng lá và đang đâm chồi mới chứ cây không chết, (BL213). Ông Cao Văn T và Nguyễn Thanh C chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường thấy cây Xộp bị cưa tận gốc đang thay lá mới chứ cây không chết. Từ lời khai của bị hại và những người làm chứng và người chứng kiến, kết hợp với sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường (từ BL 63 đến 71) thể hiện mặt cắt tận gốc của cây Xộp bị cưa tận gốc còn rất tươi, và trong phần đất này ông D còn trồng rất nhiều cây Xộp khác bị rụng lá, nhưng thực tế hiện nay các cây Xộp này vẫn còn sống xanh tốt, do đó việc bị cáo, ông B, bà T, ông N cho rằng cây X bị cưa tận gốc đã bị chết trước khi cưa là hoàn toàn không có cơ sở.

Luật sư bào chữa bị cáo cho rằng các cây Xộp bị cưa tận gốc có từ năm 2010, cây bị cưa định giá trị thiệt hại là quá cao, thiếu khách quan. Hội đồng xét xử thấy rằng bị hại xác định cây được trồng từ 01/5/2011 và được ông Trần Tấn C là người bán cây và trồng cây cho bị hại xác nhận ông có bán cây kiểng cho bà Vân A và đem số cây kiểng đó đến nhà của ông D và bà Vân A để trồng trong đó có 01 cây sộp 200 hoành cao 4m trị giá 30.000.000đ, bên trong là một cây thốt nốt được cây Xộp quấn xung quanh bên ngoài, và một cây Xộp gốc 250 hoành cao 1m phía trên có 3 nhánh trị giá 8.000.000đ và một cây da 250 hoành cao 5m trị giá 40.000.000đ, tại thời điểm ông C bán cây cho bà Vân A thì các cây trên đều là cây trồng mục đích sử dụng làm cây kiểng trang trí nên rất có giá trị, khi ông trồng số cây trên thì đã thấy bà Lê Thị G đã sinh sống gần kế bên và bà G hoàn toàn không có can thiệp và ngăn cản gì về việc trồng số cây nói trên, do đó việc luật sư bào chữa bị cáo cho rằng cây Xộp bị cưa tận gốc có từ năm 2010 là không có cơ sở. Về định giá, hội đồng xét xử thấy rằng các sai sót của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện K đã được khắc phục và làm đầy đủ trình tự thủ tục định giá theo đúng quy định như đã được tiến hành khảo sát giá ở nhiều địa điểm chuyên kinh doanh cây cảnh và đã được giải thích rõ tại công văn số 03/CV- HĐĐGTS ngày 27/3/2020 (BL378) xác định rõ là giá trị tài sản bị thiệt hại chứ không phải giá trị còn lại của tài sản, trong đó có cây Xộp bị cưa tận gốc bị thiệt hại có giá trị 14.200.000đ (Mười bốn triệu hai trăm nghìn đồng) là hoàn toàn khách quan.

Về quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng đây là tranh chấp dân sự, việc chặt cây là đúng vì do tình thế cấp thiết bởi vì số cây này thường xuyên va chạm gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của bà G: Hội đồng xét xử thấy rằng thực tế sau khi bà G tiến hành chặt số cây trên thì bị bà Vân A yêu cầu khởi tố xử lý hình sự, sau thời gian khởi tố điều tra truy tố thì bị cáo G mới tiến hành khởi kiện dân sự ông D về việc trao đổi đất trên do đó việc xử lý hình sự tội hủy hoại tài sản và việc giải quyết vụ án dân sự (hiện đã giải quyết xong vụ án dân sự) là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Do đó Hội đồng xét xử khẳng định lời trình bày của luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng đây là tranh chấp dân sự là hoàn toàn không có cơ sở bởi lẽ số cây bị thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu của bà Vân A và ông D tồn tại hoàn toàn trên đất của bà Dương Thị K (do ông D bà A quản lý) do đó bị cáo G không có quyền xâm phạm đối với số tài sản này. Việc bị cáo chủ động đi thuê người cưa cây của ông D từ ngày hôm trước mà không báo cho ông D biết và các cây này tồn tại trên đất đã nhiều năm do đó đây không phải là trường hợp tình thế cấp thiết, vì vậy bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra.

Đối với một số cây khác như 01 (một) cây Xộp bị cưa đổ một nhánh có kích thước 20 cm x 30cm; 01 cây xanh bị cưa nhiều nhánh; 01 (một) cây Me bị cưa nhiều nhánh; 01 (một) cây Bằng Lăng bị cưa nhiều nhánh Hội đồng xét xử thấy rằng số cây này có thể hồi phục được và thực tế đã hồi phục và sinh trưởng bình thường do đó Hội đồng xét xử thống nhất với quan điểm của Viện Kiểm Sát và luật sư là không xem xét xử lý hình sự đối với số cây bị cưa nhánh trên mà chỉ xử lý hình sự đối với cây Xộp bị cưa tận gốc bị thiệt hại có giá trị theo kết quả định giá là 14.200.000đ (Mười bốn triệu hai trăm nghìn đồng) nhằm xem xét giảm phần nào hành vi nguy hiểm cho xã hội của bị cáo khi lượng hình.

Từ những phân tích trên đã có đủ cơ sở để kết luận bị cáo Lê Thị G phạm tội “Hủy hoại tài sản” theo khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017).

[3]. Hành vi của bị cáo Lê Thị G là nguy hiểm cho xã hội, bị cáo là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ nhận thức để biết rằng hành vi hủy hoại tài sản của người khác là trái pháp luật, nhưng vì xem thường pháp luật nên bị cáo đã tiến hành cho người cưa bỏ tận gốc cây Xộp thuộc sở hữu của bà Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D, hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của người khác mà còn làm mất an ninh trật tự tại địa phương gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Sau khi phạm tội bị cáo vẫn quanh co chối tội, đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật như cho rằng số cây bị chặt hoàn toàn nằm trên đất của bị cáo, cho rằng cây bị chặt đã chết nhằm đánh lạc hướng dư luận hiểu sai bản chất sự thật của vụ án nhằm gây áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng, lẽ ra hành vi của bị cáo phải bị xử lý nghiêm tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi mà bị cáo đã gây ra để nhằm răn đe, phòng ngừa chung và giáo dục bị cáo trở thành người có ích cho xã hội.

[4] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

[5] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy rằng bị cáo cũng đã thừa nhận một phần lỗi của mình, phạm tội gây thiệt hại không lớn; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng, gây thiệt hại tài sản của bà Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D nhưng các bên đã tự nguyện thỏa thuận, hòa giải, hiện các bên không còn mâu thuẫn gì, bị hại không yêu cầu bồi thường dân sự, đề nghị xin giảm nhẹ hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Từ những phân tích, đánh giá và nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội mà xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ tại điểm h, điểm i, khoản 1 Điều 51 và khoản 2 điều 51, khoản 3 điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) để miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo nhằm thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với bị cáo cũng đủ răn đe và phòng ngừa chung.

[6] Về quan điểm của Viện Kiểm sát: Xét đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo của đại diện Viện Kiểm sát là có cơ sở, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên chấp nhận.

[7] Về quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo: Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu của luật sư về việc bỏ giá trị tài sản thiệt hại đối với một số cây bị cưa nhánh, đối với các yêu cầu còn lại không có cơ sở nên không chấp nhận.

[8] Về quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại: Xét quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là có cơ sở nên chấp nhận.

[9]. Về trách nhiệm dân sự: Bị hại Hoàng Thị Vân A và ông Nguyễn Chí D không yêu cầu bồi thường nên hội đồng xét xử miễn xét.

[10] Về án phí: Buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1/ Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 178, điểm h, điểm i, khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 51 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017).

Tun bố: Bị cáo Lê Thị G phạm tội “Hủy hoại tài sản”.

Tuyên xử: Miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Lê Thị G.

Về trách nhiệm dân sự : Bị cáo và bị hại đã tự thỏa thuận được không có yêu cầu gì nên miễn xét.

2/ Về án phí: Căn cứ điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

+ Buộc bị cáo Lê Thị G phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng).

3/ Quyền kháng cáo: Báo cho bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (11/5/2020).

Trưng hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7a, b và 9 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1342
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 09/2020/HS-ST ngày 11/05/2020 về tội hủy hoại tài sản

Số hiệu:09/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Kiên Lương - Kiên Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 11/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về