Bản án 07/2021/KDTM-PT ngày 29/06/2021 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

BẢN ÁN 07/2021/KDTM-PT NGÀY 29/06/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Ngày 29 tháng 6 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 11/2021/TLPT-KDTM ngày 26 tháng 4 năm 2021 về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Do bản án kinh doanh tH mại sơ thẩm số: 18/2021/KDTM-ST ngày 25/02/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Q bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 155/2021/QĐ-PT ngày 03 tháng 6 năm 2021, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng A.

Trụ sở: Tháp BIDV, số 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.

Đại diện theo pháp luật: Ông Phan Đức T – Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Đại diện theo ủy quyền: Ông Đào Quang Đ – Phó trưởng phòng khách hàng 3 thuộc Ngân hàng A, chi nhánh P.

Địa chỉ: Số 340 đường L, phường Trần Quang Diệu, thành phố Q, tỉnh Bình Định.

- Bị đơn: Công ty TNHH B.

Trụ sở: 663 Âu Cơ, phường X, thành phố Q, tỉnh Bình Định.

Đại diện theo pháp luật: Bà Đoàn Thị H – Giám đốc (có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt).

Người kháng cáo: Ngân hàng A là nguyên đơn trong vụ án.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Ngân hàng A, ông Đào Quang Đ, trình bày:

Ngân hàng A chi nhánh P (viết tắt là Ngân hàng) đã cho Công ty TNHH B (viết tắt là Công ty) vay vốn theo các hợp đồng tín dụng sau:

1. Hợp đồng tín dụng trung hạn số 01/2009/HĐDH ngày 24/4/2009, Phụ lục hợp đồng số 25/4/2009, biên bản sửa đôi HĐ số 02 ngày 2/3/2010, phụ lục HĐTD ngày 6/7/2010, Công ty rút vốn theo các Bảng kê rút vốn (nhận nợ vay), có dư nợ gốc còn lại theo hợp đồng là 0 đồng; dư nợ lãi tạm tính đến hết ngày 25/02/2021 là 1.668.366.091 đồng.

2. Hợp đồng tín dụng trung hạn số 01/2011/HĐTH ngày 31/5/2011, có dư nợ gốc còn lại theo hợp đồng là 89.330,00 USD và 0 đồng; dư nợ lãi tạm tính đến hết ngày 25/02/2021 là 73.328,14 USD và 856.949.348 đồng.

3. Hợp đồng tín dụng số 01/2013/HĐTD ngày 26/4/2013, có dư nợ gốc còn lại theo hợp đồng là 0 đồng, dư nợ lãi tạm tính đến hết ngày 25/02/2021 là 73.700.369 đồng.

4. Hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức số 01/2010/HĐTDHM ngày 08/02/2010, có dư nợ gốc còn lại là 0 đồng, dư nợ lãi tạm tính đến hết ngày 25/02/2021 là 1.045.339.270 đồng. 5. Hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức số 01/2011/HĐHM ngày 16/02/2011, có dư nợ gốc còn lại là 183.109,78.00 USD và 11.638.123.068 đồng; dư nợ lãi tạm tính đến hết ngày 25/02/2021 là 186.177,57 USD và 15.539.275.386 đồng.

nh đến ngày 25/02/2021, tổng dư nợ của Công ty là 43.125.653.178 đồng (trong đó có dư nợ gốc là 17.939.655.179 đồng, dư nợ lãi là 25.185.997.999 đồng) (tỷ giá ngày 25/02/202 là 23.130 đồng/1USD).Tài sản bảo đảm cho các khoản vay theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 01/2012/HĐTC ngày 22/5/2012, là hàng tồn kho (nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa đã và sẽ hình thành) mà Công ty thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Trị giá 12.024.762.425đ.

Nay Ngân hàng yêu cầu Tòa án giải quyết: Buộc Công ty phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng số tiền tính đến hết ngày 25/02/2021 là: 43.125.653.178đ, (trong đó có dư nợ gốc là 17.939.655.179 đồng, dư nơ lãi là 25.185.997.999đ) và tiêp tuc tra lãi phát sinh theo quy định cho đến khi trả hết nợ. Trường hợp bị đơn không trả được nợ, yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định. Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn xác định bị đơn đã bán tài sản thế chấp nhưng không trả nợ cho Ngân hàng.

Bị đơn Công ty TNHH B do bà Đoàn Thị H đại diện theo phap luât trình bày:

Công ty thống nhất có thế chấp tài sản là toàn bộ hàng tồn kho (nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa đã và sẽ hình thành) để vay vốn của Ngân hàng theo 05 hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản số 01/2012/HĐTC ngày 22/5/2012, như lời trình bày của đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn.

Công ty cũng thống nhất đối với các khoản nợ theo thông báo của Ngân hàng, tính đến hết ngày 29/10/2020 Công còn nợ Ngân hàng sô tiên là:

42.285.073.881 đồng (trong đó có dư nợ gốc là 17.955.184.247 đồng, dư nơ lãi là 24.329.889.634 đồng). Công ty châp nhân tra sô tiên gốc còn nợ tính đến hết ngày 29/10/2020 là 17.955.184.247 đồng, nhưng hiên tai Công ty đang găp kho khăn nên xin Ngân hang giam toan bô tiên lai 24.329.889.634 đồng và lãi phát sinh theo quy đinh. Đối với tài sản thế chấp, do Ngân hàng thu hồi kho, trụ sở của Công ty bán để thi hành án cho các khoản nợ khác, dẫn đến tài sản đang thế chấp phải gửi nhiều nơi không kiểm soát được nên bị thất thoát và mât do bão lụt năm 2016, một số hàng hóa là hóa chất để lâu hư hỏng; hiện tài sản thế chấp không còn.

Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 18/2021/KDTM-ST ngày 25 tháng 02 năm 2021, Tòa án nhân dân thành phố Q, tỉnh Bình Định đã quyết định:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A. Buộc Công ty TNHH B có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng A tổng số tiền còn nợ tính đến ngày xét xử sơ thẩm 25/02/2021 là 43.125.178 đồng, trong đó: nợ gốc và lãi tính đến ngày xét xử nợ gốc 17.939.655.179 đồng và nợ lãi 25.185.997.999 đồng (tạm quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 25/02/2021: 23.130 VNĐ/USD).

Không chấp nhận yêu cầu xin trả dần tiền gốc và xin giảm toàn bộ tiền lãi của Công ty TNHH B.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A đối với yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, vì tài sản thế chấp không còn.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, chi phí tố tụng khác và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 11 tháng 3 năm 2021, Ngân hàng A có đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm với nội dung đề nghị cấp phúc thẩm:

- Ghi nhận quyền của Ngân hàng đối với tài sản bảo đảm hoặc ra phán quyết buộc Công ty bồi thường thiệt hại tương ứng với giá trị tài sản thế chấp hàng tồn kho, theo hợp đồng thế chấp tài sản số: 01/2012/HDDTC ngày 22/5/2012.

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty tại thời điểm thế chấp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tương ứng với giá trị tài sản thế chấp hàng tồn kho, theo hợp đồng thế chấp tài sản số: 01/HĐTC ngày 22/5/2012.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:

- Về tố tụng: Trong quá trình tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng.

- Về việc giải quyết vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) hủy một phần án Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 18/2021/KDTM-ST ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Q về phần về phần xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thẩm quyền.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, HĐXX phúc thẩm nhận định:

[1] Xét kháng cáo của nguyên đơn Ngân hàng A, Hội đồng xét xử (HĐXX) thấy rằng:

[1.1] Đối với yêu cầu ghi nhận quyền của Ngân hàng đối với tài sản bảo đảm: Các đương sự đều thống nhất tài sản thế chấp là toàn bộ hàng tồn kho (nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa đã và sẽ hình thành), được giao cho Công ty quản lý sau khi đăng ký giao dịch đảm bảo và hiện nay tài sản thế chấp không còn trên thực tế. Ngân hàng cho rằng việc tài sản thế chấp không còn là do lỗi của Công ty đã không khai báo trung thực, kịp thời và không có biện pháp bảo quản tài sản làm thất thoát, mất mát. Tuy nhiên, theo Biên bản lấy lời khai ngày 22/4/2020, đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng đã trình bày: Công ty đã bán hàng thành phẩm nhưng không trả nợ cho Ngân hàng, nhưng Ngân hàng không có biện pháp ngăn chặn và không chứng cứ để chứng minh. Tài sản thế chấp còn hay mất Ngân hàng không đưa ra được nhận định. Từ khi hai bên ký kết hợp đồng thế chấp năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng cũng không thực hiện việc kiểm tra, định giá lại tài sản thế chấp theo định kỳ tối đa 6 tháng đối với động sản và tối đa 12 tháng đối với bất động sản theo quy định của pháp luật (BL: 149). Mặt khác, tài sản thế chấp trong nhà kho của Công ty bị hư hại toàn bộ do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt là có thật và đã được Ủy ban nhân dân phường X thành phố Q xác nhận vào ngày 15/12/2016 (BL: 162). Ngân hàng đã giao cho Công ty bán trụ sở và nhà kho để thu hồi các khoản nợ khác nên Công ty nại tài sản thế chấp phải gửi nhiều nơi không quản lý, kiểm soát được nên xảy ra thất thoát, mất mát là có cơ sở (BL:

183-189) và việc thất thoát tài sản trên, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Q đã có trả lời là chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự nên không xem xét giải quyết (BL: 212). Như vậy, việc tài sản thế chấp không còn là do thiên tai, bão lụt và do yếu tố khách quan, không phải là do lỗi của Công ty gây ra. Hơn nữa, Tòa án cũng không thể ghi nhận quyền của Ngân hàng đối với tài sản không còn tồn tại trong thực tế nên kháng cáo về phần này của Ngân hàng là không có căn cứ.

[1.2] Về yêu cầu người đại diện theo pháp luật của Công ty tại thời điểm thế chấp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Theo quy định của pháp luật thì Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của Công ty là thành viên của Công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, mà không có phải trách nhiệm bồi thường thay cho doanh nghiệp nên kháng cáo về phần này của Ngân hàng là không có căn cứ.

[2] Từ những phân tích trên, xét thấy kháng cáo của Ngân hàng A là không có căn cứ nên không được HĐXX chấp nhận. Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 18/2021/KDTM-ST ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Q, tỉnh Bình Định.

[3] Những quyết định khác của bản án dân sự sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[4] về án phí: Ngân hàng A phải chịu 2.000.000 đồng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

[5] Ý kiến của Kiểm sát viên về việc tuân thủ pháp luật của những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm là phù hợp với nhận định của HĐXX. Về việc giải quyết vụ án có một phần chưa phù hợp với nhận định của HĐXX.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của Ngân hàng A. Giữ nguyên Bản án kinh doanh tH mại sơ thẩm số: 18/2021/KDTM-ST ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố Q, tỉnh Bình Định.

2. Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Ngân hàng A phải chịu 2.000.000 đồng, nhưng được khấu trừ vào 2.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp, theo Biên lai thu tiền số: 0003566 ngày 22/3/2021.

3. Nhng quyết định khác của bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

456
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 07/2021/KDTM-PT ngày 29/06/2021 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Số hiệu:07/2021/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Định
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 29/06/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về