Bản án 06/2020/DS-ST ngày 17/11/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN T, TỈNH PHÚ THỌ

BẢN ÁN 06/2020/DS-ST NGÀY 17/11/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

 Ngày 17 tháng 11 năm 2020, tại Trụ sở Tòa án nhân nhân huyện T, tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 33/2020/TLST- DS ngày 16 tháng 7 năm 2020 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 33/2020/QĐXX-ST ngày 18 tháng 9 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa số: 20/2020/QĐST-DS ngày 30 tháng 9 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa số: 21/2020/QĐST-DS ngày 27 tháng 10 năm 2020 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Tổng Công ty G;

Địa chỉ: 25A, phố L, phường Ph, quận H, thành phố Hà Nội;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Việt Đ – Chức vụ: Tổng Giám đốc;

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Khổng Hồng Q – Chức vụ: Phó Giám đốc Công ty Lâm nghiệp T; (có mặt) Địa chỉ: Khu 3, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Bị đơn:

1. Ông Hà Thanh Nh, sinh năm 1968;

Người đại diện theo ủy quyền của ông Nh: Bà Hà Thị N, sinh năm 1973; (vắng mặt)

 2. Ông Phùng Thanh V, sinh năm 1964;

Người đại diện theo ủy quyền cho ông V: Chị Hà Thị Hồng V1, sinh năm 1990;

Địa chỉ: Xóm D, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ; (có mặt)

3. Anh Hà Minh H, sinh năm 1985; (vắng mặt)

4. Ông Hà Văn Ch, sinh năm 1964; (vắng mặt)

5. Ông Phùng Viết H1, sinh năm 1960; (vắng mặt)

 6. Anh Hà Văn H2, sinh năm 1975;

Người đại diện theo ủy quyền cho anh H2: chị Hà Thị D, sinh năm 1977; (vắng mặt)

7. Ông Hà Văn Th, sinh năm 1963;

Người đại diện theo ủy quyền cho ông Th: Anh Hà Thanh Nh, sinh năm 1987; (vắng mặt)

 8. Ông Hà Văn S, sinh năm 1966;

Người đại diện theo ủy quyền cho ông S: Bà Hà Thị L, sinh năm 1961;(vắng mặt)

9. Anh Hà Thanh H3, sinh 1983;

Người đại diện theo ủy quyền anh H3: Chị Hà Thị D, sinh năm 1982;(vắng mặt)

 10. Anh Hà Văn Ch1, sinh năm 1988; (vắng mặt)

11. Chị Hà Thị L2, sinh năm 1981. (vắng mặt)

Đều trú tại: Xóm M 1, xã Đ, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Chị Hà Thị N, sinh năm 1973; (vắng mặt)

 2. Bà Hà Thị Ch3, sinh năm 1967;

- Người đại diện theo ủy quyền cho bà Ch3: Chị Hà Thị Hồng V1, sinh năm 1990;

Địa chỉ: Xóm D, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ. (có mặt)

 3. Chị Hà Thị H4, sinh năm 1986;

Người đại diện theo ủy quyền của chị H4: Anh Hà Minh H, sinh năm 1985;(vắng mặt)

4. Bà Hà Thị H5 ,sinh năm 1965

Người đại diện theo ủy quyền: ông Hà Văn Ch, sinh năm 1964;(vắng mặt)

5. Bà Hà Thị D1, sinh năm 1961;

6. Anh Phùng Viết H, sinh năm 1989;

Người đại diện theo ủy quyền của bà D1, anh Học: Ông Phùng Viết H1, sinh năm 1960; (vắng mặt)

7. Bà Hà Thị D, sinh năm 1977; (vắng mặt)

8. Anh Hà Thanh Nh, sinh năm 1987; (vắng mặt)

9. Chị Đinh Thị H6, sinh năm 1985;

Người đại diện theo ủy quyền của chị H6: Anh Hà Thanh Nh, sinh năm 1987;(vắng mặt)

10. Bà Hà Thị L, sinh năm 1961; (vắng mặt)

 11. Chị Hà Thị D, sinh năm 1982; (vắng mặt)

12. Chị Hà Thị H7, sinh năm 1991;

Người đại diện theo ủy quyền cho chị H7: Anh Hà Văn Ch1, sinh năm 1988.(vắng mặt)

13. Anh Hà Văn X, sinh năm 1979;

Người đại diện theo ủy quyền cho anh X: Chị Hà Thị L2, sinh năm 1981.(vắng mặt)

Đều trú tại: xóm M 1, xã Đ, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự:

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Th: Bà Đinh Thị H – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh H2: Bà Đinh Thị H – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông V: Ông Bùi Đức D – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Ch1: Ông Lã Thành C – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nh: Ông Đoàn Hữu V – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh H3: Ông Lã Thành C – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

7. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh H: Bà Hà Thị Lan Hg – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ;

8. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông H1: Bà Hà Thị Lan Hương – Trợ giúp viên thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ; (đều có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

[1]. Tại đơn khởi kiện đề ngày 06/7/2020, những lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, Nguyên đơn, Người đại diện theo ủy quyền của Nguyên đơn trình bày:

- Nguồn gốc và quyền sử dụng đất: Ngày 31/3/1998, UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) ban hành quyết định số 603/QĐ – UB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Lâm trường T - Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú (nay là Công ty Lâm nghiệp T thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam). Ngày 31/3/1998, UBND tỉnh Vĩnh Phú cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 5.125,7ha tại các xã Đ, L, K thuộc huyện Th (trong đó xã Đ với diện tích là 3396,4 ha) cho Lâm trường T - Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú (nay là Công ty Lâm nghiệp T thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam). Thời hạn sử dụng đất là 50 năm (kể từ ngày 01/01/1996); mục đích sử dụng là: Sản xuất lâm nghiệp. Ngày 19/12/2011, UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định số: 3991/QĐ-UBND v/v: Thu hồi một phần diện tích đất của Công ty Lâm nghiệp T – Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn huyện T trong đó xã Đ diện tích 22.073.788,5m2 (trong đó diện tích nằm trong ranh giới Vườn Quốc gia X là 10.484.058,0m2. Phần diện tích đất bị thu hồi, Công ty T đã trả lại cho UBND tỉnh Phú Thọ ngay sau khi có quyết định.

- Quá trình sử dụng đất: Kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cuối năm 2019, Lâm trường T (nay là Công ty lâm nghiệp T) đã thực hiện quyền của tổ chức sử dụng đất là canh tác trồng rừng. Từng chu kỳ trồng cây, Lâm trường giao cho đội sản xuất tự trồng và thuê các hộ D tại khu M I, xã Đ trồng, chăm sóc theo kế hoạch của Công ty. Từ đầu năm 2020 cho đến nay, 11 hộ D tại khu M I đã lấn chiếm 16,2 ha đất của Công ty để trồng Keo, Bồ đề. Công ty đã phối hợp với UBND xã Đ, huyện T giải thích, V động và yêu cầu các hộ trả lại đất cho Công ty nhưng các hộ D không đồng ý mà tiếp tục sử dụng đất của Công ty.

Nay, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Công ty Lâm nghiệp T thuộc Tổng công ty G yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau:

Yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T buộc 11 hộ dân trả lại 16,2 ha đất đã lấn chiếm;

- Đối với tài sản trên đất: Các hộ sẽ phải tự phát, dọn để trả lại mặt bằng cho Công ty.

[2]. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa các Bị đơn trình bày:

2.1. Người đại diện theo ủy quyền của ông Hà Thanh Nh – bà Hà Thị N trình bày:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Năm 1990, bà về làm dâu nhà ông Nh, vợ chồng bà được bố mẹ chồng chia cho khoảng 2,2 ha đất tại đồi suối Chu, xóm M 1, xã Đ để trồng Ngô, Lúa. Giai đoạn từ khoảng năm 2002 2010 Công ty T cho người vào phát và trồng cây lâm nghiệp lên thửa đất của gia đình bà. Năm 2011 đến 2019, gia đình bà đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty T để cùng canh tác. Tuy nhiên kết thúc chu kỳ khi khai thác gia đình bà chỉ được thanh toán với số tiền là 5.000.000VNĐ. Từ cuối năm 2019, gia đình bà đã trồng cây Bồ đề lên phần diện tích đất trước kia liên doanh với Công ty T. Hiện nay, trên đất gia đình bà trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khoảng năm 2002, có đoàn cán bộ của khu M, xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất. Bà không biết rõ là những ai nhưng có ông Trưởng khu hành chính (hiện đã chết). Gia đình bà đã nộp 52.000 đ (năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình bà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bà không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết, nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, bà đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.2. Người đại diện theo ủy quyền của ông Hà Thanh V, chị Hà Thị Hồng V1 trình bày:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Năm 1986, bố mẹ chị (là ông V và bà Ch3) lên khai hoang tại khu suối Chu, thuộc xóm M I, xã Đ để trồng Lúa nước, kết hợp với trồng Lúa nương, trồng Sắn. Năm 2009, Công ty T cho người lên phát, trồng Keo, sau đó các bên có thống nhất liên doanh theo chu kỳ, nhưng được 03 năm gia đình không thấy có lợi nhuận nên đã chấm dứt liên doanh. Cuối năm 2019, Công ty khai thác hết cây, ông V, bà Ch3 đã tự phát, đốt để trồng Bồ đề. Hiện nay, trên đất ông V, bà Ch3 trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của khu, xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất. Ông bà không biết rõ những ai nH có trưởng khu hành chính (hiện đã chết). Ông V, bà Ch3 đã nộp 70.000đ (bảy mươi nghìn đồng) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, ông V, bà Ch3 chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông bà cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, ông V, bà Ch3 đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.3.Quan điểm của anh Hà Minh H:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Nguồn gốc đất là do bố mẹ vợ anh khai Hoang để trồng Lúa. Từ năm 2001 – đến 2010 Công ty T đã trồng Keo lên đó. Từ năm 2011 đến năm 2019, bố vợ anh có liên doanh với Công ty T, chăm sóc cây được 03 năm thì chấm dứt liên doanh; cuối năm 2019, anh và vợ là chị H4 đã trồng Bồ đề lên phần diện tích đất có tranh chấp. Hiện nay, trên đất gia đình anh trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của khu, xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất. Bố mẹ vợ anh không biết cụ thể là ai, nhưng có trưởng khu hành chính (hiện đã chết). Bố, mẹ vợ anh đã nộp 70.000đ (bảy mươi nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình anh chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình anh cũng chưa có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, anh đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.4. Quan điểm của ông Hà Mạnh Ch:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Thửa đất này do bố mẹ ông khai hoang trồng lúa tại đồi suối Chu, khu M I, xã Đ, sau đó để lại cho vợ chồng ông làm từ năm 1984. Năm 2001 – 2010 Công ty T tự ý cho người trồng keo trên đất của ông. Từ năm 2011 – 2019, gia đình có liên doanh với Công ty theo chu kỳ, được 03 năm thì chấm dứt liên doanh. Cuối năm 2019, gia đình ông đã trồng Bồ đề lên phần diện tích đất đang có tranh chấp. Hiện nay, trên đất gia đình ông trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của khu, xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất. Ông không biết cụ thể là những ai, nH có ông Trưởng khu hành chính (hiện nay đã chết). Gia đình ông đã nộp 52.000đ (năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình ông chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, ông đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.5. Quan điểm của ông Phùng Viết H1:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Năm 2009, ông mua 01 thửa đất tại đồi suối Chu, khu M I, xã Đ của anh Hà Văn T là người cùng xóm, diện tích khoảng 1,9 ha. Sau khi mua đất ông có liên doanh với Công ty T, hết chu kỳ khai thác, ông được trả 34.000.000VNĐ. Cuối năm 2019, ông đã tự trồng bồ đề lên thửa đất mà ông đã mua của anh T. Nên ông không trả cho Công ty T.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Ông mua đất của anh T có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng các bên chưa làm thủ tục tại Cơ quan có thẩm quyền, mua bán viết tay với nhau.

2.6. Người đại diện theo ủy quyền cho anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D trình bày:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Năm 1996, chị về làm dâu nhà anh H2, được bố mẹ chia cho 1,6 ha đồi, tại khu suối Chu để trồng Ngô. Từ năm 2002 – 2010 Công ty T tự ý trồng Keo lên đất của gia đình. Chu kỳ 2011 – 2019, gia đình chị đã liên doanh với Công ty chăm sóc cây được 3 năm thì chấm dứt. Cuối năm 2019, gia đình chị đã trồng Bồ đề lên diện tích đó. Hiện nay, trên đất gia đình bà trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất. Chị không biết rõ những ai nhưng có ông Trưởng khu hành chính. Gia đình bà đã nộp 52.000đ (năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình chị chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình chị cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, chị đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.7. Người đại diện theo ủy quyền cho ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh trình bày:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Bố mẹ anh Nh khai hoang thửa đất tại đồi suối Chu, Khu M, sau đó để lại cho anh. Năm 2002 – 2010, Công ty T đã tự ý trồng Keo lên đất của gia đình. Năm 2011 – 2019, anh có thực hiện việc liên doanh với Công ty, hưởng công chăm sóc trong 03 năm đầu. Năm 2019, Công ty khai thác hết cây, cuối năm 2019 gia đình anh đã trồng Bồ đề lên phần diện tích đất đang có tranh chấp. Hiện nay, trên đất gia đình anh trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Gia đình chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, anh đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.8. Người đại diện theo ủy quyền cho ông Hà Văn S, bà Hà Thị L trình bày:

- Về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Khoảng năm 1993, bà và chồng đã khai hoang tại đồi Suối C, khu M I, xã Đ với diện tích khoảng 2ha để trồng Lúa nương. Năm 2009, gia đình bà đã liên doanh với Công ty T để trồng Keo, thời gian liên doanh là 03 năm. Đến đầu năm 2019, Công ty khai thác hết cây, cuối năm 2019 gia đình bà đã đốt, dọn và trồng Bồ đề lên đó.

- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất. Bà không biết rõ những ai, nhưng có ông Trưởng khu hành chính (hiện đã chết). Gia đình bà đã nộp 52.000đ (năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình bà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, bà đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.9. Quan điểm của anh Hà Thanh H3:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Năm 1993, bố mẹ anh khai hoang tại đồi Suối Chu, khu M I, xã Đ với diện tích khoảng 1ha để trồng Sắn, Lúa nương, gia đình anh làm Lán, Trại ở đó. Năm 2009, anh có liên doanh với Công ty T để trồng Keo. Đầu năm 2019, Công ty khai thác hết cây, cuối năm 2019 gia đình đã trồng bồ đề lên phần diện tích đất đang có tranh chấp. Hiện nay, trên đất gia đình chị trồng cây Bồ đề, chăm sóc cây Keo tự mọc và khoảng tháng 4/2020 gia đình chị trồng xen cây Keo.

- Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất, gia đình anh đã nộp 152.000đ (một trăm năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình anh chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và anh cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, anh đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.10. Quan điểm của anh Hà Văn Ch1:

- Nguồn gốc, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Bố mẹ anh là người khai hoang thửa đất tại khu đồi suối Chu, diện tích khoảng 1,6 ha để trồng Lúa nương. Năm 2002, Công ty T có trồng Keo lên đất nhà anh. Năm 2009, anh có liên doanh với Công ty, năm 2019, sau khi Công ty khai thác cây, anh có trồng Bồ đề lên phần diện tích đất có tranh chấp. Hiện nay, trên đất gia đình bà trồng cây Bồ đề và chăm sóc cây Keo tự mọc.

- Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất, gia đình anh đã nộp 52.000đ (năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình anh chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và anh cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, anh đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

2.11. Quan điểm của chị Hà Thị L2:

- Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và tranh chấp phát sinh: Năm 1993, bố mẹ chị đã khai hoang tại đồi Suối Chu, khu M I, xã Đ với diện tích khoảng 1,2 ha để trồng Lúa. Năm 2002, Công ty T đã trồng Keo lên diện tích đất nhà chị. Năm 2009, chị Liên doanh với Công ty, sau đó chị tự chấm dứt hợp đồng vì được trả thù lao thấp. Năm 2019, Công ty khai thác hết cây, gia đình chị đã trồng Bồ đề lên phần diện tích đang có tranh chấp. Hiện nay, trên đất gia đình chị trồng cây Keo, chăm sóc cây Keo tự mọc và khoảng tháng 4/2020 trồng cây Bồ đề.

- Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2002, có đoàn cán bộ của xã Đ và huyện Th về tiến hành đo đất, gia đình chị đã nộp 52.000đ (năm mươi hai nghìn) cho Trưởng Khu hành chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, gia đình chị chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chị cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

- Nay Tòa án giải quyết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty T, chị đề nghị được tiếp tục chăm sóc cây đến hết chu kỳ, sau khi thu hoạch xong thì trả lại đất cho Công ty T.

[3]. Quan điểm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà N, là vợ ông Nh, đã trình bày quan điểm cho ông Nh và nhất trí với quan điểm của ông Nh;

3.2. Chị D, là vợ anh H2, đã trình bày quan điểm cho anh H2 và nhất trí với quan điểm của anh H2;

3.3. Chị D, là vợ anh H3, đã trình bày quan điểm cho anh H3 và nhất trí với quan điểm của anh H3;

3.4. Anh Nh, chị H6 là con và thuộc hộ ông Th, anh Nh đã trình bày quan điểm cho ông Th nhất trí với quan điểm của ông Th. Anh Nh là người đại diện theo ủy quyền cho chị H6, trình bày quan điểm Nh ông Th.

3.5. Bà L, là vợ ông S, đã trình bày quan điểm cho ông S và nhất trí với quan điểm của ông;

3.6. Bà Ch3, là vợ ông V đã ủy quyền cho chị V1; chị V1trình bày quan điểm Nh quan điểm của ông V.

3.7. Chị H4, là vợ anh H đã ủy quyền cho anh H; anh H trình bày quan điểm Nh quan điểm của anh.

3.8. Bà H5 là vợ ông Ch, đã ủy quyền cho ông Ch; ông Ch trình bày quan điểm Nh quan điểm của ông;

3.9. Bà D1, anh Học là vợ và con cùng hộ của ông H1, đã ủy quyền cho ông H1; ông H1 trình bày quan điểm Nh quan điểm của ông.

3.10. Chị H7 là vợ anh Ch1, đã ủy quyền cho anh Ch1; anh Ch1 trình bày quan điểm Nh quan điểm của anh;

3.11. Anh X là chồng của chị L2, đã ủy quyền cho chị L2; chị L2 trình bày quan điểm Nh quan điểm của chị.

[4]. Quan điểm của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự:

Đồng ý với quan điểm của các Bị đơn, đề nghị Công ty T thanh toán, hỗ trợ về tài sản trên đất cho các Bị đơn nếu các Bị đơn phải trả lại đất cho Công ty T.

[5]. Đại diện Viện kiểm sát nhân D huyện T, tỉnh Phú Thọ phát biểu quan điểm:

5.1. Về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án:

Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký, các đương sự đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng Dân sự;

5.2. Về nội dung giải quyết vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 5 Điều 166; khoản 1, Điều 167 của Luật đất đai năm 2013; Các Điều 163, 164, 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015; áp dụng khoản 1 Điều 26, điểm đ, khoản 1 Điều 12 và Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

- Chấp nhận yêu cầu đòi quyền sử dụng đất lâm nghiệp của Tổng công ty G - Người đại diện theo ủy quyền là ông Khổng Hồng Q – chức vụ: Phó giám đốc Công ty Lâm nghiệp T đối với các Bị đơn gồm: Ông Hà Thanh Nh, ông Phùng Thanh V, ông Hà Mạnh Ch, anh Hà Minh H, ông Phùng Viết H1, anh Hà Văn H2, ông Hà Văn Th, ông Hà Văn S, anh Hà Thanh H3, anh Hà Văn Ch1 và bà Hà Thị L2.

- Buộc ông Phùng Viết H1, bà Hà Thị D1 và anh Phùng Viết Học; anh Hà Minh H, chị Hà Thị H4; ông Hà Mạnh Ch, bà Hà Thị H5; anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D; ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6; ông PH1 Thanh V, bà Hà Thị Ch3; ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N; chị Hà Thị L2, anh Hà Văn X; anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị H7; anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D và ông Hà Văn S bà Hà Thị L phải trả lại cho Tổng công ty G diện tích đất lâm nghiệp thuộc Quyết định số: 603/QĐ-UB và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 31/3/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) cấp cho Lâm trường T – Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú (nay là Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp T trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) diện tích 5.125,7ha tại các xã Đ, L, K thuộc huyện Th (nay là huyện T) trong đó xã Đ có diện tích là 3.396,4 ha tại khu vực suối Chu thuộc xóm M 1, xã Đ, huyện T, tỉnh Phú Thọ cụ thể Nh sau:

+ Hộ Phùng Viết H1 bà Hà Thị D1 và anh Phùng Viết H phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 46 = 0,8ha (từ tả luy phía sau ngôi nhà trại 02 gian của ông H1 đến giáp với phần đất hộ anh H đang sử dụng);

+ Hộ anh Hà Minh H chị Hà Thị H phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 45, 46, 52, 53, 54, 45 = 0,9 ha (từ vị trí giáp với thửa đất hộ ông H1 đang sử dụng đến giáp với phần đất hộ ông Ch đang sử dụng);

+ Hộ ông Hà Văn Ch bà Hà Thị H5 phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 41, 42, 43, 44, 45, 54, 55, 56, 57, 58, 41 = 1,3 ha (từ vị trí giáp thửa đất của anh H đến giáp với phần đất hộ anh H2 đang sử dụng).

+ Hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 58, 57, 59, 67, 66, 28, 58 = 1,8 ha (từ vị trí giáp giáp thửa đất của ông Ch đến giáp với phần đất hộ ông Th đang sử dụng).

+ Hộ ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6 phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 59 = 1,9 ha (từ vị trí giáp thửa đất của anh H2 đến hết phần đất ông Th đang sử dụng).

+ Hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 phải trả lại diện tích đất theo các chỉ giới: 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 40, 39, 25 = 1,8 ha (từ vị trí giáp thửa đất của anh H2 đến giáp với phần đất hộ ông Nh đang sử dụng).

+ Hộ ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 34, 35, 36, 37, 38, 24, 25, 39, 40, 34 = 1,5 ha (từ vị trí giáp thửa đất của ông V đang sử dụng đến hết phần đất ông Nh đang sử dụng) + Hộ chị Hà Thị L2 anh Hà Văn X phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 12,13, 23, 22, 21, 20, 12 = 1,2 ha (từ vị trí giáp đường lâm nghiệp đến giáp với phần đất hộ anh Ch1 đang sử dụng);

+ Hộ anh Hà Văn Ch1 chị Hà Thị H7 phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 7,8,9,10,11, 12, 13, 17, 7 = 1,6 ha (từ vị trí giáp phần đất hộ chị L2 đang sử dụng đến giáp với phần đất hộ anh H3 đang sử dụng);

+ Hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 13, 14, 15, 16, 17, 13 = 1,1 ha (từ vị trí giáp phần đất hộ anh Ch1 đang sử dụng đến giáp với phần đất hộ ông S đang sử dụng);

+ Hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L phải trả phần diện tích đất theo các chỉ giới:

1,2,3,4,5,6,7,17,18,19,1 = 2 ha (từ vị trí giáp phần đất hộ anh Ch1 đang sử dụng đến hết phần đất ông S đang sử dụng tiếp giáp với đất Công ty lâm nghiệp T đang sử dụng);

(Theo sơ đồ các thửa đất tranh chấp giữa các hộ D khu Măng với Công ty LN T; địa điểm: khu M 1, xã Đ, huyện T ngày 16/9/2020) - Giao cho Tổng công ty G được quyền sở hữu toàn bộ tài sản trên các thửa đất mà hộ ông V, anh H2, ông S, ông Nh, ông Th, ông H1, ông Ch, anh H, chị L2, anh H3, anh Ch1 phải trả lại cho Tổng công ty Giấy Việt Nam, cụ thể:

Của hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 có 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D là 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo tự mọc; hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L là 3.000 cây Bồ đề và 600 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị N là 2.250 cây Bồ đề và 450 cây Keo tự mọc; hộ ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6 là 2.850 cây Bồ đề và 570 cây Keo tự mọc; hộ ông Phùng Viết H1, bà Hà Thị D1 anh Phùng Viết H là 1.200 cây Bồ đề; hộ ông Hà Văn Ch, và Hà Thị H5 là 1.900 cây Bồ đề và 390 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Minh H, chị Hà Thị H4 là 1.350 cây Bồ đề và 270 cây Keo tự mọc; hộ chị Hà Thị L2, anh Hà Văn X là 1.200 cây Keo, 240 cây Bồ đề và 360 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D là 1.100 cây Keo, 220 cây Bồ đề và 330 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị H7 là 1.600 cây Bồ đề, 480 cây Keo tự mọc.

- Buộc Tổng công ty G phải thanh toán giá trị tài sản trên đất cho các Bị đơn cụ thể như sau: Thanh toán cho hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 số tiền:

5.400.000đ; hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D số tiền: 5.400.000đ; hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L số tiền: 6.000.000đ; hộ anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị N số tiền:

4.500.000đ; hộ ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6 số tiền:

5.700.000đ; hộ ông PH1 Viết H1, bà Hà Thị D1 anh PH1 Viết Học số tiền:

2.000.000đ; hộ ông Hà Văn Ch, và Hà Thị H5 số tiền: 3.817.000đ; hộ anh Hà Minh H, chị Hà Thị H4 số tiền: 2.703.000đ; hộ chị Hà Thị L2, anh Hà Văn X số tiền:

3.000.000đ; hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D số tiền: 2.750.000đ; hộ anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị H7 số tiền: 3.467.000đ.

- Miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho ông Hà Thanh Nh, ông Phùng Thanh V, ông Hà Mạnh Ch, anh Hà Minh H, ông Phùng Viết H1, anh Hà Văn H2, ông Hà Văn Th, ông Hà Văn S, anh Hà Thanh H3, anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị L2.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về pháp luật tố tụng: Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp T là đơn vị kinh doanh hoạt động theo ủy quyền của Tổng công ty G được chuyển đổi từ Lâm trường T trực thuộc Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú.

Cho rằng, 11 hộ dân trú tại xóm M 1, xã Đ, huyện T lấn chiếm quyền sử dụng đất lâm nghiệp mà Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp T được UBND tỉnh Phú Thọ giao đất năm 1998 nên Tổng công ty G có đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a, c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ.

[2]. Về pháp luật nội dung:

Nguyên đơn yêu cầu các Bị đơn phải trả lại 16,2ha đất lâm nghiệp tại khu vực suối Chu thuộc xóm M 1, xã Đ, huyện T vì cho rằng các Bị đơn đã lấn chiếm, sử dụng vào thửa đất mà Nguyên đơn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các Bị đơn đều cho rằng gia đình đã sử dụng đất từ những năm 1980 đến 1990 và đã được cơ quan có thẩm quyền đo đất, đã nộp tiền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xét thấy:

2.1. Về nguồn gốc, quyền sử dụng đất hợp pháp:

Theo lời khai và các tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp thì thấy:

Ngày 31/3/1998, Lâm trường T – Công ty Nguyên liệu G (nay là chi nhánh Công ty Lâm nghiệp T trực thuộc Tổng công ty G) được UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) giao quyền sử dụng diện tích 5.125,7ha tại các xã Đ, L, K thuộc huyện Th (nay là huyện T (trong đó xã Đ có diện tích là 3.396,4 ha) theo Quyết định số: 603/QĐ-UB và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I800450 ngày 31/3/1998 (bút lục số: 148, 149, 150, 151, 152). Thời hạn 50 năm; Mục đích: Chuyên dùng sản xuất lâm nghiệp. Ngày 19/12/2011, UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định số: 3991/QĐ-UBND v/v: Thu hồi một phần diện tích đất của Công ty Lâm nghiệp T – Tổng công ty G trên địa bàn huyện T trong đó xã Đ diện tích 22.073.788,5m2 (trong đó diện tích nằm trong ranh giới Vườn Quốc gia X là 10.484.058,0m2. Phần diện tích đất bị thu hồi, Công ty T đã trả lại cho UBND tỉnh Phú Thọ ngay sau khi có quyết định thu hồi.

Sau khi được giao đất tại xã Đ, huyện T, Lâm trường T (nay là Công ty Lâm nghiệp T) thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định và theo kế hoạch của Công ty nguyên liệu G (nay là Tổng công ty G) trồng cây nguyên liệu giấy. Chu kỳ thứ nhất, Công ty T trồng cây Keo từ khoảng năm 2002 đến năm 2010; chu kỳ thứ hai trồng cây Keo từ khoảng năm 2011 đến năm 2019. Quá trình trồng, chăm sóc cây Keo thuộc chu kỳ thứ 2 (từ năm 2011 đến 2019) tại khu vực suối Chu, thuộc xóm M 1, xã Đ Đội sản xuất có trực tiếp thuê người dân bản địa phát dọn và chăm sóc cây theo thời vụ trong đó có các hộ ông Nh, ông V, anh H, ông Ch, anh H2, ông Th, ông S, anh H3, anh Ch1, chị L2, và có liên doanh trồng cây Keo với hộ ông H1. Đến nửa cuối năm 2019, sau khi Công ty T khai thác cây Keo thì các Bị đơn đến phát, dọn đào hố và trồng cây Bồ đề, cây Keo vào 16,2ha đất tại khu vực trên của Công ty. Việc này các Bị đơn, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều thừa nhận nên đây là các tình tiết, sự kiện này không phải chứng minh theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Dân sự.

Tại Biên bản Xác minh ngày 13/8/2020 của Tòa án, UBND xã Đ, huyện T cung cấp: Theo Bản đồ ranh giới, mốc giới sử dụng đất Công ty Lâm nghiệp T – xã Đ – Tờ số 02 đã được Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Phú Thọ duyệt ngày 14/8/2017, sau khi đối chiếu với hiện trạng sử dụng đất thì toàn bộ phần diện tích đất mà các Bị đơn đang sử dụng tại khu vực suối Chu, thuộc xóm M 1, xã Đ, huyện T đều thuộc quyền sử dụng đất của Công ty Lâm nghiệp T, do UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) giao cho sử dụng (bút lục số: 83, 84).

Theo quy định tại điều 166 của Luật đất đai năm 2013 về quyền của người sử dụng đất thì:

“ Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.” Đối chiếu với quy định của pháp luật và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã xác định được: Nguyên đơn đã được cơ quan có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất theo Quyết định số: 603/QĐ-UB và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I800450 ngày 31/3/1998, diện tích 5.125,7ha (trong đó xã Đ có diện tích là 3396,4ha) với thời hạn sử dụng 50 năm từ ngày 01/01/1996, canh tác trồng cây từ năm 1998 đến nửa đầu năm 2019 nên được hưởng các quyền lợi của Người sử dụng đất và được bảo vệ trong quá trình sử dụng đất.

Các Bị đơn, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều xác định các hộ (hoặc có bố, mẹ) đã sử dụng đất rừng tại khu vực suối Chu, xã Đ, huyện T từ trước năm 2002 để trồng cây ngắn ngày như: Lúa, Ngô, sắn. Năm 2002, có đoàn người của khu, xã, huyện đến đo đất cho các hộ tại khu vực trên, các hộ đã nộp tiền cho Trưởng khu để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đến nay các hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không có giấy tờ gì khác về đất.

Xét thấy, từ năm 1998 Lâm trường T – Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú đã được UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định giao quyền sử dụng đất tại xã Đ diện tích là 3.396,4 ha trong đó có 16,2ha đất mà 11 Bị đơn đang canh tác nên tại vị trí này cơ quan có thẩm quyền không có quyền lập hồ sơ để giao cho tổ chức, cá nhân khác.

Tại Biên bản xác minh ngày 13/8/2020 của Tòa án, UBND xã Đ, huyện T cung cấp: Từ năm 2002 đến 2004 UBND xã Đ đã thực hiện việc đo đạc, lập hồ sơ để đề nghị UBND huyện Th (nay là huyện T) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ dân trong xã. Sau khi rà soát, kiểm tra bản đồ, hồ sơ giao đất lâm nghiệp hiện đang lưu trữ tại địa phương thì các Bị đơn không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực suối Chu thuộc xóm M 1. Đồng thời, theo hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện lưu trữ tại địa phương không có tài liệu gì thể hiện các hộ nộp tiền (bút lục 83, 84).

Việc các Bị đơn cho rằng đã nộp tiền cho Trưởng khu hành chính để đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ; mặt khác, Trưởng khu hành chính không có quyền thu tiền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thẩm quyền giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân là UBND cấp huyện.

Ngoài ra, ông H1 cho rằng nguồn gốc thửa đất lâm nghiệp gia đình ông đang sử dụng là do ông đã nhận chuyển nhượng từ ông Hà Văn T, trú tại: xóm M 1, xã Đ; ông T đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên hai bên chỉ viết giấy với nhau mà không đến UBND xã để chứng thực theo quy định. Tại Biên bản xác minh ngày 13/8/2020 của Tòa án, UBND xã Đ, huyện T cung cấp: Theo hồ sơ lưu trữ tại địa phương thì hộ ông Hà Văn T đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 19 tờ bản đồ số 2, diện tích 19251m2 tại đồi Vải, xã Đ. Theo bản đồ giao đất, đối chiếu với thực địa thì thửa đất trên hiện nay thuộc xóm Mới, xã Đ không phải là vị trí đất hộ ông H1 đang canh tác. Do ông H1 và ông T tự chuyển nhượng đất cho nhau, không chứng thực tại UBND xã nên không biết việc sai vị trí sử dụng đất. Ông H1 có quyền khởi kiện ông T trong vụ án khác nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc các Bị đơn cho rằng đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ để đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ nên không được chấp nhận và phía ông H1 nhận chuyển nhượng đất là không hợp pháp. Các Bị đơn không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các Giấy tờ gì về đất theo quy định tại Điều 100 và các điều kiện sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 của Luật đất đai năm 2013 nên không có quyền sử dụng đất hợp pháp.

Từ những nhận định, đánh giá nêu trên căn cứ vào khoản 1 Điều 166, Điều 100, 101 của Luật đất đai năm 2013 có đủ cơ sở xác định: Tại vị trí đất tranh chấp giữa Nguyên đơn và các Bị đơn thì Nguyên đơn có quyền sử dụng đất hợp pháp; các Bị đơn không có quyền sử dụng đất theo quy định.

2.2. Về yêu cầu của Nguyên đơn, buộc các Bị đơn phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm:

Như đã nhận định ở trên và căn cứ vào quá trình xem xét thẩm định tại chỗ thì thấy: Hiện nay, các Bị đơn đang canh tác, sử dụng vào diện tích đất mà Nguyên đơn được giao quyền sử dụng tại khu vực suối Chu thuộc xóm M 1, xã Đ, huyện T tổng cộng là 16,2ha. Trong đó, hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 đang sử dụng 1,8 ha; hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D đang sử dụng 1,8 ha; hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L đang sử dụng 2 ha; hộ ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N đang sử dụng 1,5 ha; hộ ông Hà Văn Th đang sử dụng 1,9 ha; hộ ông Phùng Viết H1 đang sử dụng 0,8 ha đất; hộ ông Hà Văn Ch đang sử dụng 1,3 ha; hộ anh Hà Minh H đang sử dụng 0,9 ha; hộ chị Hà Thị L2 đang sử dụng 1,2 ha; hộ ạm Hà Thanh H3, chị Hà Thị D đang sử dụng 1,1 ha; hộ anh Hà Văn Ch1 đang sử dụng 1,6 ha.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 166 của Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất thì:

“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất 1. … 5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.” Nguyên đơn là người có quyền sử dụng đất hợp pháp và đang bị các Bị đơn lấn chiếm, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nên, việc Nguyên đơn đề nghị Tòa án buộc các Bị đơn phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm là phù hợp.

Từ những nhận định trên, căn cứ khoản 1 Điều 163, khoản 2 Điều 164 của Bộ luật Dân sự; Điều 166, 167 của Luật đất đai thì Nguyên đơn có quyền của người sử dụng đối với 16,2ha đất lâm nghiệp tại khu vực suối Chu thuộc xóm M 1, xã Đ mà hiện nay các Bị đơn đang sử dụng. Vì vậy, cần chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc các Bị đơn phải trả lại cho Nguyên đơn diện tích đất đã lấn chiếm cụ thể là: Hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 phải trả 1,8 ha; hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D phải trả 1,8 ha; hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L phải trả 2 ha; hộ ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N phải trả 1,5 ha; hộ ông Hà Văn Th phải trả 1,9 ha; hộ ông Phùng Viết H1 phải trả 0,8 ha đất; hộ ông Hà Văn Ch phải trả 1,3 ha; hộ anh Hà Minh H phải trả 0,9 ha; hộ chị Hà Thị L2 phải trả 1,2 ha; hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D phải trả 1,1 ha; hộ anh Hà Văn Ch1 phải trả 1,6 ha.

2.3. Về tài sản trên đất.

Tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 16/9/2020 thì thấy hiện trạng trên đất, các Bị đơn đã canh tác trồng cây Bồ đề từ tháng 8/2019 và chăm sóc cây tự mọc cụ thể: Hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 có 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo; hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D có 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo; hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L có 3.000 cây Bồ đề và 600 cây Keo; hộ ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N có 2.250 cây Bồ đề và 450 cây Keo; hộ ông Hà Văn Th có 2.850 cây Bồ đề và 570 cây Keo; hộ ông Phùng Viết H1 có 1.200 cây Bồ đề và có cây Sắn sắp đến kỳ thu hoạch; hộ ông Hà Văn Ch có 1.900 cây Bồ đề và 390 cây Keo; hộ anh Hà Minh H có 1.350 cây Bồ đề và 270 cây Keo; hộ chị Hà Thị L2 có 1.200 cây Keo, 240 cây Bồ đề và 360 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D có 1.100 cây Keo, 220 cây Bồ đề và 330 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Văn Ch1 có 1.600 cây Bồ đề và 480 cây Keo tự mọc.

Các Bị đơn yêu cầu được tiếp tục canh tác, bảo vệ cây đến hết chu kỳ, sau khi khai thác xong nếu là đất của Nguyên đơn thì các Bị đơn trả lại, phía Bị đơn không đồng ý với yêu cầu của các Bị đơn mà yêu cầu các Bị đơn chặt cây trả lại đất cho Nguyên đơn.

Xét thấy, theo kết quả định giá ngày 16/9/2020 của Hội đồng định giá trong tố tụng Dân sự thì giá trị tài sản trên đất của các hộ cụ thể là:

Hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 có 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo tự mọc trị giá 16.200.000đ; Hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D có 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo tự mọc trị giá 16.200.000đ; Hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L có 3.000 cây Bồ đề và 600 cây Keo tự mọc trị giá 18.000.000đ; Hộ ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N có 2.250 cây Bồ đề và 450 cây Keo tự mọc trị giá 13.500.000đ; Hộ ông Hà Văn Th có 2.850 cây Bồ đề và 570 cây Keo tự mọc trị giá 17.100.000đ; Hộ ông Phùng Viết H1 có 1.200 cây Bồ đề trị giá 6.000.000đ (có cây Sắn sắp đến kỳ thu hoạch ông H1 không yêu cầu định giá ông sẽ tự thu hoạch); Hộ ông Hà Văn Ch có 1.900 cây Bồ đề và 390 cây Keo tự mọc trị giá 11.450.000đ; Hộ anh Hà Minh H có 1.350 cây Bồ đề và 270 cây Keo tự mọc trị giá 8.110.000đ; Hộ chị Hà Thị L2 có 1.200 cây Keo, 240 cây Bồ đề và 360 cây Keo tự mọc trị giá 9.000.000đ; Hộ anh Hà Thanh H3 chị Hà Thị D có 1.100 cây Keo, 220 cây Bồ đề và 330 cây Keo tự mọc trị giá 8.250.000đ; Hộ anh Hà Văn Ch1 có 1.600 cây Bồ đề, 480 cây Keo tự mọc trị giá 10.400.000đ.

Tổng cộng giá trị tài sản trên đất là 134.200.000đ.

Việc các Bị đơn tự ý trồng cây trên diện tích đất mà Công ty Lâm nghiệp T được giao quyền sử dụng mặc dù Công ty đã ngăn cản, yêu cầu các Bị đơn không trồng cây nhưng các Bị đơn tiếp tục trồng là không đúng.

Xong, do tài sản trên đất có giá trị và có số lượng lớn nếu buộc các hộ chặt hoặc di chuyển là không phù hợp và không khả thi. Mặt khác, phía Nguyên đơn xác định nếu các Bị đơn đồng ý trả lại đất cho Nguyên đơn thì Nguyên đơn sẽ giữ nguyên cây trên đất và cùng với các hộ ký kết hợp đồng liên doanh, trồng bổ sung thêm, đồng thời giao cho các Bị đơn quản lý, chăm sóc đến hết chu kỳ.

Như vậy, đối với số cây lâm nghiệp các hộ đã tự trồng và cây mọc bằng hạt vẫn có giá trị sử dụng, việc giữ lại số cây này không ảnh hưởng đến quy trình trồng mới, chăm sóc, phát triển cây nguyên liệu của Công ty Lâm nghiệp T. Do đó, Nguyên đơn yêu cầu các Bị đơn chặt bỏ toàn bộ cây trồng trên đất khi trả lại đất cho Nguyên đơn là không phù hợp.

Vì vậy, để đảm bảo giá trị tài sản và tài sản gắn liền với đất thì cần giao cho Nguyên đơn được quyền sở hữu toàn bộ cây trồng trên đất. Do các Bị đơn có lỗi trong việc trồng cây nên chỉ buộc Nguyên đơn có nghĩa vụ thanh toán, hỗ trợ cho các Bị đơn số tiền (công trồng, chăm sóc, phân, giống) tương đương với 1/3 giá trị tài sản trên đất theo kết quả định giá như trên là phù hợp.

2.4. Về chi phí tố tụng: Nguyên đơn tự nguyện không yêu cầu các Bị đơn thanh toán chi phí tố tụng và không yêu cầu Tòa án ghi nhận vào Bản án nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[3] Về án phí: Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 12; điểm khoản 1 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, thì Bị đơn phải chịu án phí đối với phần yêu cầu của Nguyên đơn được chấp nhận. Tuy nhiên, các Bị đơn đều là người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và có đơn xin miễn tiền án phí. Do đó, miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm cho các Bị đơn là phù hợp.

[4]. Về quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Đề nghị của Kiểm sát viên, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các Bị đơn là phù hợp, Hội đồng xét xử chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 5 Điều 166; khoản 1, Điều 167 của Luật đất đai năm 2013; Căn cứ các Điều 163, 164, 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Căn cứ vào khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a, c khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng Dân sự;

Căn cứ vào khoản 1 Điều 26, điểm đ, khoản 1 Điều 12 và Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban tH5 vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất lâm nghiệp của Tổng công ty G - Người đại diện theo ủy quyền là ông Khổng Hồng Q – chức vụ: Phó giám đốc Công ty Lâm nghiệp T đối với các Bị đơn gồm: Ông Hà Thanh Nh, ông Phùng Thanh V, ông Hà Mạnh Ch, anh Hà Minh H, ông Phùng Viết H1, anh Hà Văn H2, ông Hà Văn Th, ông Hà Văn S, anh Hà Thanh H3, anh Hà Văn Ch1 và bà Hà Thị L2.

2. Buộc ông Phùng Viết H1, bà Hà Thị D1, anh PH1 Viết Học; anh Hà Minh H, chị Hà Thị H4; ông Hà Mạnh Ch, bà Hà Thị H5; anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D; ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6; ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3; ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N; chị Hà Thị L2, anh Hà Văn X; anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị H7; anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D và ông Hà Văn S bà Hà Thị L phải trả lại cho Tổng công ty Giấy Việt Nam diện tích đất lâm nghiệp thuộc Quyết định số: 603/QĐ-UB và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 31/3/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) cấp cho Lâm trường T – Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú (nay là Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp T trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) diện tích 5.125,7ha tại các xã Đồng Sơn, Lai Đồng, Kiệt Sơn thuộc huyện Thanh Sơn (nay là huyện T) trong đó xã Đồng Sơn có diện tích là 3.396,4 ha tại khu vực suối Chu thuộc xóm Măng 1, xã Đồng Sơn, huyện T, tỉnh Phú Thọ cụ thể Nh sau:

2.1. Hộ Phùng Viết H1 bà Hà Thị D1 và anh Phùng Viết H phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 46 = 0,8ha (từ tả luy phía sau ngôi nhà trại 02 gian của ông H1 đến giáp với phần đất hộ anh H đang sử dụng);

2.2. Hộ anh Hà Minh H chị Hà Thị Hòa phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 45, 46, 52, 53, 54, 45 = 0,9 ha (từ vị trí giáp với thửa đất hộ ông H1 đang sử dụng đến giáp với phần đất hộ ông Ch đang sử dụng);

2.3. Hộ ông Hà Văn Ch bà Hà Thị H5 phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 41, 42, 43, 44, 45, 54, 55, 56, 57, 58, 41 = 1,3 ha (từ vị trí giáp thửa đất của anh H đến giáp với phần đất hộ anh H2 đang sử dụng).

2.4. Hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 58, 57, 59, 67, 66, 28, 58 = 1,8 ha (từ vị trí giáp giáp thửa đất của ông Ch đến giáp với phần đất hộ ông Th đang sử dụng).

2.5. Hộ ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6 phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 59 = 1,9 ha (từ vị trí giáp thửa đất của anh H2 đến hết phần đất ông Th đang sử dụng).

2.6. Hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 phải trả lại diện tích đất theo các chỉ giới: 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 40, 39, 25 = 1,8 ha (từ vị trí giáp thửa đất của anh H2 đến giáp với phần đất hộ ông Nh đang sử dụng).

2.7. Hộ ông Hà Thanh Nh, bà Hà Thị N phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 34, 35, 36, 37, 38, 24, 25, 39, 40, 34 = 1,5 ha (từ vị trí giáp thửa đất của ông V đang sử dụng đến hết phần đất ông Nh đang sử dụng) 2.8. Hộ chị Hà Thị L2 anh Hà Văn X phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 12,13, 23, 22, 21, 20, 12 = 1,2 ha (từ vị trí giáp đường lâm nghiệp đến giáp với phần đất hộ anh Ch1 đang sử dụng);

2.9. Hộ anh Hà Văn Ch1 chị Hà Thị H7 phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 7,8,9,10,11, 12, 13, 17, 7 = 1,6 ha (từ vị trí giáp phần đất hộ chị L2 đang sử dụng đến giáp với phần đất hộ anh H3 đang sử dụng);

2.10. Hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D phải trả lại phần diện tích đất theo các chỉ giới: 13, 14, 15, 16, 17, 13 = 1,1 ha (từ vị trí giáp phần đất hộ anh Ch1 đang sử dụng đến giáp với phần đất hộ ông S đang sử dụng);

2.11. Hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L phải trả phần diện tích đất theo các chỉ giới: 1,2,3,4,5,6,7,17,18,19,1 = 2 ha (từ vị trí giáp phần đất hộ anh Ch1 đang sử dụng đến hết phần đất ông S đang sử dụng tiếp giáp với đất Công ty lâm nghiệp T đang sử dụng);

(Theo sơ đồ các thửa đất tranh chấp giữa các hộ D khu Măng với Công ty LN T; địa điểm: khu M 1, xã Đ, huyện T ngày 16/9/2020) 3. Giao cho Tổng công ty G được quyền sở hữu toàn bộ tài sản trên các thửa đất mà hộ ông V, anh H2, ông S, ông Nh, ông Th, ông H1, ông Ch, anh H, chị L2, anh H3, anh Ch1 phải trả lại cho Tổng công ty Giấy Việt Nam, cụ thể:

Của hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 có 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D là 2.700 cây Bồ đề và 540 cây Keo tự mọc; hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L là 3.000 cây Bồ đề và 600 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị N là 2.250 cây Bồ đề và 450 cây Keo tự mọc; hộ ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6 là 2.850 cây Bồ đề và 570 cây Keo tự mọc; hộ ông Phùng Viết H1, bà Hà Thị D1 anh Phùng Viết H là 1.200 cây Bồ đề; hộ ông Hà Văn Ch, và Hà Thị H5 là 1.900 cây Bồ đề và 390 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Minh H, chị Hà Thị H4 là 1.350 cây Bồ đề và 270 cây Keo tự mọc; hộ chị Hà Thị L2, anh Hà Văn X là 1.200 cây Keo, 240 cây Bồ đề và 360 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D là 1.100 cây Keo, 220 cây Bồ đề và 330 cây Keo tự mọc; hộ anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị H7 là 1.600 cây Bồ đề, 480 cây Keo tự mọc.

4. Buộc Tổng công ty G phải thanh toán giá trị tài sản trên đất cho các Bị đơn cụ thể Nh sau:

Thanh toán cho hộ ông Phùng Thanh V, bà Hà Thị Ch3 số tiền: 5.400.000đ (năm triệu bốn trăm nghìn đồng); hộ anh Hà Văn H2, chị Hà Thị D số tiền:

5.400.000đ (năm triệu bốn trăm nghìn ồng); hộ ông Hà Văn S, bà Hà Thị L số tiền:

6.000.000đ (sáu triệu đồng); hộ anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị N số tiền:

4.500.000đ (bốn triệu năm trăm nghìn đồng); hộ ông Hà Văn Th, anh Hà Thanh Nh, chị Hà Thị H6 số tiền: 5.700.000đ (năm triệu bảy trăm nghìn đồng); hộ ông Phùng Viết H1, bà Hà Thị D1 anh Phùng Viết H số tiền: 2.000.000đ (hai triệu đồng); hộ ông Hà Văn Ch, bà Hà Thị H5 số tiền: 3.817.000đ (ba triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng); hộ anh Hà Minh H, chị Hà Thị H4 số tiền: 2.703.000đ (hai triệu bảy trăm linh ba nghìn đồng); hộ chị Hà Thị L2, anh Hà Văn X số tiền:

3.000.000đ (ba triệu đồng); hộ anh Hà Thanh H3, chị Hà Thị D số tiền: 2.750.000đ (hai triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng); hộ anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị H7 số tiền: 3.467.000đ (ba triệu bốn trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).

5. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và các Bị đơn có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng Nguyên đơn còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án cho các Bị đơn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

6. Về án phí: Miễn toàn bộ tiền án phí Dân sự sơ thẩm cho ông Hà Thanh Nh, ông Phùng Thanh V, ông Hà Mạnh Ch, anh Hà Minh H, ông Phùng Viết H1, anh Hà Văn H2, ông Hà Văn Th, ông Hà Văn S, anh Hà Thanh H3, anh Hà Văn Ch1, chị Hà Thị L2.

Trả lại cho Tổng công ty Giấy Việt Nam do ông Khổng Hồng Q là người đại diện theo ủy quyền số tiền 8.100.000đ (tám triệu một trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí theo Biên lai thu số: AA/2018/0000987 ngày 16/7/2020 của Chi cục thi hành án Dân sự huyện T, tỉnh Phú Thọ.

7. Quyền kháng cáo: Đương sự có mặt có quyền làm đơn kháng cáo bản án trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án; đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử phúc thẩm.

8. Trong trường hợp Bản án, Quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án Dân sự thì Người được thi hành án Dân sự, Người phải thi hành án Dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án Dân sự; thời hiệu yêu cầu thi hành án được thi hành theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án Dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

203
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

 Bản án 06/2020/DS-ST ngày 17/11/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất

Số hiệu:06/2020/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Thanh Ba - Phú Thọ
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 17/11/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về