TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CM
BẢN ÁN 06/2018/HS-PT NGÀY 12/01/2018 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Ngày 12 tháng 01 năm 2018 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh CM xét xử phúc thẩm công K vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 180/2017/HSPT ngày 13 tháng 11 năm 2017 đối với bị cáo: Phạm V K, do có kháng cáo của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số: 186/2017/HSST ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Toà án nhân dân tpcm.
Bị cáo có kháng cáo:
Họ và tên: Phạm V K; Tên gọi khác: K; sinh năm 1990;
Hộ khẩu thường trú: Ấp GH II, xã HT, tpcm, tỉnh CM; Hiện tạm trú tại: Ấp TĐ, xã LVL, tpcm, tỉnh CM; nghề nghiệp: Làm thuê; Trình độ học vấn: Lớp 6/12; con ông Phạm V Đ và bà Nguyễn T V; có vợ là Võ T H và 01con; Tiền án; tiền sự: Không; Bị cáo tại ngoại có mặt.
Người bào chữa cho bị cáo: Luật sư Nguyễn L D K – Văn phòng Luật sư Lê T T thuộc Đoàn Luật sư tỉnh CM.
- Bị hại: Ông Trương V T, sinh năm: 1957; Trú tại: Số nH 159/6, Phan B C, k4, p7, tpcm, tỉnh CM.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Nguyễn T G, sinh năm: 1993; Trú tại : Ấp TĐ, xã LVL, tpcm, tỉnh CM.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Vào khoảng 20 giờ ngày 13/3/2017, Phạm V K, Nguyễn T G, Phạm V Đ, Phạm V T và Vũ Q H đang ngồi ăn mía trên lan can cầu Kinh L thuộc ấp HN, xã HT, tpcm, trong lúc ngồi ăn mía thì cả nhóm nói chuyện lớn tiếng và đậu xe giữa đường nên ông Trương V T đi ra la nhóm của K, lúc này K đi lại nói chuyện với ông T thì xảy ra cự cãi và K cầm cây mía dài khoảng 1,2m chọi ông T nhưng không trúng. Ông T nhặt cây mía mà K chọi đánh lại thì trúng vào tay trái của K, sự việc được G can ngăn và kêu K lên xe về. Trên đường về thì Tr, H, Đ chạy xe trước, còn G chở K đi sau, khi đi được khoảng 30m thì K nói với G dừng xe lại để K xem tay bị đau thì phát hiện tay bị chảy máu. Đúng lúc này ông T chạy xe ngang qua về hướng CM, K nghi ngờ ông T tìm đánh nên K và G xuống xe đi vào bụi cây bạch đàn gần đó đứng và K bẽ một cây bạch đàn thành hai khúc, K đưa G 01 cây để cầm thủ thân. K và G đứng đợi khoảng 05 phút không thấy ông T quay lại nên G quăng bỏ cây và chở K về tpcm. Khi G chở K về thì trên tay K vẫn còn cầm theo khúc cây bạch đàn. G chạy xe được một đoạn khoảng 100m thì thấy ông T chạy xe ngược chiều lại nên cả hai sợ ông T cho người chặn đánh nên G quay đầu xe lại chạy theo hướng về xã HT thì gặp ông T đang chạy chậm cùng chiều. Khi G chạy xe vừa vượt qua xe ông T thì K bất ngờ cầm cây bạch đàn đánh vào lưng ông T làm G bị lạc tay lái làm xe chao đảo nên G dừng xe lại cho K xuống xe, lúc này ông T cũng xuống xe. Ông T dùng cây tràm dài khoảng 1,2m đánh K thì K chụp được nên cả hai câu vật té xuống mé lộ, trong lúc câu vật thì K dùng đầu cây bạch đàn mà K vừa đánh ông T thụt nhiều cái vào đầu và mặt ông T gây thương tích. Lúc này G đến can ngăn và kéo K lên xe chạy về tpcm, sau đó Công an xã HT, tpcm đến lập biên bản sự việc và thu giữ tang vật gồm: 01 cây bạch đàn dài 40cm, đường kính 20cm; 01 cây tràm dài 1,2m, đường kính 04cm và 01 áo sơ mi. Đến khoảng 08 giờ ngày 14/3/2017 K đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tpcm đầu thú.
Kết quả giám định tỷ lệ thương tật số 278, ngày 18/4/2017 của Trung tâm pháp y thành phố Hồ Chí Minh kết luận tỷ lệ thương tích của ông Trương V T thể hiện: Đa chấn thương phần mềm gây rách da, xây xát da, bầm tụ máu, đã được điều trị, hiện còn: Vết thương còn chỉ kích thước (02x01)cm tại dái tai trái; xây xát da và bầm tụ máu vùng trán mặt trái, mũi, môi còn đóng mày rải rác trên diện (19x18)cm, ảnh hưởng thẩm mỹ; các vết xây xát da còn đóng mày rải rác tại bụng phải kích thước (10x07)cm.
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 13%.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 186/2017/HSST ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Toà án nhân dân tpcm quyết định:
Tuyên bố bị cáo Phạm V K phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Áp dụng: Khoản 2 Điều 104; Điểm p Khoản 1 , khoản 2 Điều 46, điểm d khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự; Xử phạt: Bị cáo Phạm V K 02 năm 06 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo pháp luật quy định.
Ngày 06/10/2017 bị cáo Phạm V K có đơn kháng cáo với nội dung: Xin xem xét giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án treo vì mức án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo là 02 năm 06 tháng tù giam là quá nghiêm khắc.
Tại phiên tòa, bị cáo K vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 54 và điểm b khoản 1 Điều 355, điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự; áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 46 , Điều 47 Bộ luật hình sự, chấp nhận kháng cáo của bị cáo và sửa bản án sơ thẩm để giảm hình phạt cho bị cáo K từ 09 tháng đến 01 năm tù.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Phạm V K K nhận: Khoảng 20 giờ, ngày 13/3/2017 tại ấp HN, xã HT, tpcm, Phạm V K đã có hành vi dùng cây bạch đàn đánh ông Trương V T gây thương tích với tỷ lệ theo kết luận giám định là 13%. Do vậy, bản án hình sự sơ thẩm số 186/2017/HSST ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Toà án nhân dân tpcm đã xét xử bị cáo Phạm V K phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng người đúng tội.
[2] Xét kháng cáo của bị cáo Phạm V K thấy rằng: hành vi phạm tội của bị cáo đã xâm phạm đến sức khỏe của người khác mà cụ thể gây thương tích cho ông T với tỷ lệ thương tật là 13 %, bị cáo thực hiện hành vi với lỗi cố ý, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây ra tâm lý hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân nên cần thiết phải xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra bị cáo K đã ra trình diện với cơ quan Công an. Trong quá trình điều tra, cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm bị cáo đã thành khẩn K báo ăn năn hối cải; bị cáo đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông T; bị cáo có bà nội được tặng Huy chương kháng chiến hạng nhất và bà ngoại được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người bị hại xin bãi nại cho bị cáo, đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 mà án sơ thẩm đã xem xét.
[3] hành vi của bị cáo thuộc hai trường hợp định khung tăng nặng là dùng hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ theo quy định tại điểm a, điểm i khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự nhưng cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết định khung theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự mà lại áp dụng tình tiết định khung tăng nặng theo điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự để xét xử là thiếu sót và chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự.
[4] Ngoài ra, án sơ thẩm không xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự vì bị cáo đã trực tiếp gặp bị hại thỏa thuận bồi thường số tiền 20.000.000 đồng (Biên bản ngày 03/7/2017 và biên bản ngày 28/4/2017 – BL 25, 78 ) mà án sơ thẩm lại áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự là chưa đúng. Đồng thời, sau khi phạm tội bị cáo đã đến Cơ quan Công an đầu thú về hành vi của mình ( BL 59 ) nhưng cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết giảm nhẹ bị cáo ra đầu thú theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự để cân nhắc khi lượng hình cho bị cáo là thiếu sót và bất lợi cho bị cáo. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm bỏ tình tiết tăng nặng tại điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự và áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự như nhận định trên cho bị cáo.
[5] Từ nhận định trên thấy rằng án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 02 năm 06 tháng tù là quá nghiêm khắc so với hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo. Nhận thấy do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự nên chấp nhận kháng cáo để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo K như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh CM là phù hợp.
[6] Về kháng cáo xin hưởng án treo thấy rằng: Lý do bị cáo đưa ra đó là bị cáo là lao động chính trong gia đình, đang nuôi cha mẹ già nhưng thực tế trong gia đình ngoài bị cáo còn có vợ bị cáo và cha mẹ bị cáo đều mới 50 tuổi đang còn ở độ tuổi lao động nên lý do trên không được chấp nhận. Hơn nữa, căn cứ tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm nên cần thiết phải cách ly bị cáo một thời gian mới đủ tác dụng giáo dục, răn đe bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội. Do vậy, không chấp nhận kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo.
Vì các lẽ trên
QUYẾT ĐỊNH
Chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Phạm V K.
Sửa bản án hình sự sơ thẩm số 186/2017/HSST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân dân tpcm, tỉnh CM về phần hình phạt và áp dụng điều luật đối với bị cáo Phạm V K.
Áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999;
Xử phạt bị cáo Phạm V K 02 (hai) năm tù về tội "Cố ý gây thương tích "
Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
Án phí hình sự phúc thẩm: Bị cáo Phạm V K không phải chịu.
Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 06/2018/HS-PT ngày 12/01/2018 về tội cố ý gây thương tích
Số hiệu: | 06/2018/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Cà Mau |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 12/01/2018 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về