Bản án 02/2021/HS-ST ngày 26/01/2021 về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐĂK TÔ, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 02/2021/HS-ST NGÀY 26/01/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Ngày 26 tháng 01 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 02/2021/TLST-HS ngày 07 tháng 01 năm 2021 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 01/2021/QĐXXST-HS ngày 14 tháng 01 năm 2021 đối với các bị cáo:

1. PNQ, sinh ngày 13 tháng 01 năm 1996 tại tỉnh Đăk Lăk; nơi cư trú: Làng Bi Đe, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gian Lai; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa (học vấn): 10/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Thiên chúa; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Phạm Ngọc KhAh và bà Nguyễn Thị Thiện; có vợ là Hoàng Thị Ngọc và 01 con sinh năm 2016.

Tiền án, tiền sự: 01 tiền án Ngày 16 tháng 8 năm 2016, bị Tòa án nhân dân huyện Ia Grai, tỉnh Gian Lai xử phạt 30 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” (đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa được xóa án tích).

Ngày 02 tháng 12 năm 2016, bị Tòa án nhân dân huyện Ia Grai, tỉnh Gian Lai xử phạt 06 tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. (đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa được xóa án tích).

Bị bắt tạm giữ từ ngày 06 tháng 5 năm 2020 cho đến ngày 14 tháng 5 năm 2020 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”.

2. CVH, sinh ngày 03 tháng 02 năm 1976 tại tỉnh Nghệ A; nơi cư trú: Thôn Hòa Tín, xã Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gian Lai; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa (học vấn): 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Chu Văn Đồng và bà Võ Thị Thành (đã chết); có vợ là Đỗ Thị Kim Hạnh và 03 con; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm giữ từ ngày 06 tháng 5 năm 2020 cho đến ngày 14 tháng 5 năm 2020 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”.

3. TVA, sinh ngày 16 tháng 8 năm 1982 tại tỉnh Bình Định; nơi cư trú: Bản 11, xã Tơ Tung, huyện K’BAg, tỉnh Gian Lai; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa (học vấn): 4/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Tô Văn Thành và bà Huỳnh Thị Tuyết Hạnh; tiền án, tiền sự: Không.

Nhân thân:

Ngày 14 tháng 4 năm 2003, bị Tòa án nhân dân tỉnh Gian Lai xử phạt 36 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” và 12 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” (đã chấp hành xong hình phạt và được xóa án tích).

Bị bắt tạm giữ từ ngày 06 tháng 5 năm 2020 cho đến ngày 14 tháng 5 năm 2020 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”.

4. ĐVT, sinh năm 1971 tại tỉnh Thái Bình; nơi cư trú: Thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa (học vấn): 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đặng Tăng và bà Phạm Thị Tươi; có vợ là Võ Thị Hồng Chiến (đã ly hôn) và 02 con; tiền án, tiền sự: Không.

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua lâm sản trái phép và vận chuyển trái phép lâm sản. Mức xử phạt 80.000.000 đồng vào ngày 19/1/2016, đã chấp hành xong.

Bị tạm giữ 03 ngày từ ngày 20/4/2020 đến ngày 23/4/2020, Ngày 04/11/2020 bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Bị cáo tại ngoại (Có mặt).

5. Nguyễn Văn K, sinh ngày 10 tháng 01 năm 1976 tại tỉnh Thái Nguyên; nơi cư trú: Thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa (học vấn): 8/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn Kỳ và bà Dương Thị Nguyên (đều đã chết); có vợ là Trần Thị Vĩ và 02 con; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm giữ từ ngày 20 tháng 4 năm 2020 cho đến ngày 23 tháng 4 năm 2020. Ngày 04/11/2020 bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Tất cả các bị cáo tại ngoại có mặt tại phiên tòa.

- Nguyên đơn dân sự: Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô.

Địa chỉ: Đường Hùng Vương, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Người đại diện Hpháp: Ông Mai Xuân Sơn, chức vụ: Giám đốc Lâm trường Đăk Tô, thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô (văn bản ủy quyền số 07 GUQ/Cty ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Giám đốc công ty). Có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ah A Mốt sinh năm 1990 (Có mặt)

2. Chị Y Bát sinh năm 1988 (Có mặt)

Cùng trú tại: Thôn Đăk Pung, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

3. Chị Hoàng Thị Ngọc sinh năm 1998 (Vắng mặt) Trú tại: Làng Bi Đe, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gian Lai.

4. Ah Đặng Chí Trung sinh năm 1979 (Vắng mặt) Trú tại: Thôn Ngọc Hải, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

5. Ah Lê Biên Cương sinh năm 1980 (Vắng mặt) Trú tại: Thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

6. Ah Hồ Đình Tuấn sinh năm 1979 (Có mặt) Trú tại: Khối 8, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

7. Ah A Phương sinh năm 1988 (Có mặt) Trú tại: Xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

8. Ah PhA Trọng Quyền sinh năm 1984 (Có mặt) Trú tại: Khối 6, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

9. Ah Đinh Huy Hậu sinh năm 1987 (Có mặt) Trú tại: Thôn 02, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

- Người tham gian tố tụng khác:

Người làm chứng:

1. Ah A L sinh năm 2001 (Vắng mặt) Trú tại: Thôn Đăk Kon, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

2. Ah Chu Huy Trường sinh năm 1984 (Có mặt) Trú tại: Tổ 01, phường Thắng Lợi, thành phố Plei Ku, tỉnh Gian Lai.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Tháng 02 năm 2020, PNQ đến khoảnh 3 tiểu khu 279 lâm phần Lâm trường Đăk Tô quản lý mua 01 cây gỗ Phay đã bị cưa hạ trước đó và tự mình dùng máy cưa xăng tiến hành cắt cây gỗ phay thành 05 lóng với chiều dài mỗi lóng là 3,5m. Q xẻ được 01 hộp với khối lượng 1,568 m³ (đã quy tròn) thì đi về để tìm thuê người xẻ.

Đến ngày 17/4/2020, Q thuê H và điều khiển xe mô tô BKS 82H2-0882 chở Hđi xẻ gỗ. Q phụ Hcưa xẻ được 02 lóng thành 04 hộp với khối lượng 4,984 m³ (đã quy tròn).

Đến sáng ngày 18/4/2020, Q gọi điện thuê TVA đi phụ xẻ gỗ, gọi điện cho ĐVT để thuê xe máy cày đi chở gỗ cho Q và nhờ Ttìm thêm cho một người có xe giống như Tđể đi làm cho nhanh . Khoảng 18 giờ cùng ngày, thấy K điều khiển xe máy cày đi ngang quan nên Tgọi vào và rủ đi chở gỗ cho Q .

Sáng ngày 19/4/2020, Q đã đưa cho T5.000.000 đồng ứng trước tiền đổ xăng dầu. Đến khoảng 09 giờ sáng cùng ngày, Q điều khiển xe mô tô chở Hợp, A mAg theo 01 máy cưa xăng đến đoạn cây xăng tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chờ Tú.

Tú, K điều khiển xe máy cày chở theo A, H cùng máy cưa xăng đi vào vị trí cây gỗ Phay để tiếp tục khai thác và vận chuyển gỗ. Khi vào đến ngã ban thôn Đăk Kon, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum thì Hợp, A, Tú, K đi lên địa điểm cây gỗ Phay, còn Q ở dưới khu vực thôn để lo cơm nước và cảnh giới. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, 04 người trên và 02 xe máy cày vào đến rẫy mì của Ah A Mốt thì bị giữ lại. Sau đó Q lên thương lượng và đưa cho Ah A Mốt số tiền 1.500.000 đồng để đền bù hoa màu thì Ah A Mốt cho xe quan (trước đó Q đã đưa cho Y Bát là vợ của Ah A Mốt số tiền 3.500.000 đồng để đền bù hoa màu).

Khi vào đến nơi hai nhóm làm độc lập với nhau, T và K luân phiên nhau tiến hành buộc dây cáp vào các hộp gỗ đã được xẻ trước đó tời lên 02 xe máy cày và không tham gian vào việc cưa xẻ. H và A tiến hành cưa xẻ 02 lóng thành 05 hộp với khối lượng 8,1808 m³ (đã quy tròn) và tiến hành xẻ dở 01 lóng còn lại với khối lượng 2,327 m³ thì dừng lại.

Đến khoảng 20 giờ ngày 19/4/2020, xe của Tchất xong 03 hộp gỗ với khối lượng 3,528 m³ (đã quy tròn) và xe của K cũng chất xong 03 hộp gỗ với khối lượng 4,704 m³ (đã quy tròn). Lúc này Q và A L đưa cơm lên thì cả 05 người ăn cơm. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, sau khi ăn xong Q và A xuống trước, Tvà K điều khiển xe máy cày xuống sau, A L được Q nhờ ngồi lên xe máy cày của Tgiữ hộ máy cưa khỏi bị rơi. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày khi Tú, K đAg chở gỗ ra thì bị lực lượng chức năng phát hiện. K bị bắt quả tAg cả tAg vật lẫn phương tiện,Tvà A L khi bị phát hiện thì bỏ xe máy cày lại và bỏ chạy.

Đến ngày 20/4/2020, Tra đầu thú, ngày 06/5/2020, cả Q, Hợp, A đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 20/4/2020 xác định tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại do Q, Hợp, A, Tú, K khai thác là 17,0598 m³ (đã quy tròn - gỗ phay nhóm VI).

Qua mở rộng hiện trường phát hiện thêm 02 lóng gỗ Sao cát khối lượng 5,376 m³ nhưng không có chứng cứ chứng minh các bị cáo liên quan đến việc cưa hạ cây.

Bản kết luận định giá tài sản xác định giá trị đối với 22,4358 m³ gỗ Phay và Sao cát (đã quy tròn) là 89.740.000 đồng, trong đó trị giá đối với 17,0598m³ gỗ Phay (đã quy tròn) mà Q, Hợp, A khai thác là 68.236.000 đồng.

Kết luận giám định tư pháp kết luận mẫu gỗ kích thước (06cmx10cmx02cm) bào nhẵn 05 (Năm) mặt là gỗ Phay nhóm VI.

Tại bản cáo trạng số 27/CT-VKS ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum truy tố các bị cáo PNQ, CVH về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm d khoản 2 Điều 232 của Bộ luật Hình sự.

Truy tố các bị cáo TVA, ĐVT, NVKvề tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm d khoản 1 Điều 232 của Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa ngày 30,31/12/2020, các bị cáo Tvà K không thừa nhận hành vi khai thác mà chỉ nhận hành vi vận chuyển. Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ để Viện kiểm sát bổ sung với các nội dung :

1. Thu thập thời gian và nội dung cuộc gọi đi và đến, tin nhắn giữa số thuê bao mà bị cáo Q sử dụng (0369.886.077; hoặc 0357.886.077) để liên lạc với bị cáo T(0972.425.679) và ngược lại. Thời gian liên lạc vào ngày 18, 19/4/2020 và trước đó khoảng 01 tuần.

2. Xem xét hành vi của ĐVT và NVKthu gom 05 hộp gỗ mà các bị cáo Q và Hđã xẻ trước đó với khối lượng 6,552m3 ( 1,568 + 4,984).

Nhưng Viện kiểm sát không thực hiện.

Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử:

* Về trách nhiệm hình sự - Áp dụng điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 38; điểm d khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 đề nghị PNQ từ 30 đến 40 tháng tù.

- Áp dụng điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 38; điểm d khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 đề nghị CVH từ 24 đến 30 tháng tù.

- Áp dụng điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 38; điểm d khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 đề nghị TVA từ 08 đến 12 tháng tù.

- Áp dụng điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 38; điểm d khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 đề nghị ĐVT từ 10 đến 15 tháng tù.

- Áp dụng điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 38; điểm d khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 đề nghị NVK từ 09 đến 13 tháng tù.

* Về vật chứng:

- Đối với 06 (sáu) hộp gỗ xẻ khối lượng là 8,232 m³ và 8,8218 m³ còn lại tại hiện trường. Đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS tịch thu sung quỹ nhà nước.

- Đối với 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL MS382. Đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS tịch thu sung quỹ nhà nước.

- Đối với 01 (một) xà beng bằng kim loại, dài 1,3m. Đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS tịch thu tiêu hủy.

- Đối với 01 (một) xe mô tô BKS: 82H2-0882, nhãn hiệu SUZUKI, loại xe nữ, màu bạc đen. Đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS trả lại cho chị Ngọc.

* Về trách nhiệm dân sự: Nguyên đơn dân sự không có yêu cầu bồi thường.

Đề nghị HĐXX tuyên trả lại số tiền 7.000.000 đồng cho các bị cáo đã nộp.

* Về án phí: Đề nghị HĐXX buộc các bị cáo nộp án phí theo quy định.

Ý kiến của bị cáo và nói lời sau cùng: Các bị cáo nhận biết hành vi của mình là vi phạm phạm luật, mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được trAh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo, người tham gian tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều Hpháp.

[2] Về hành vi phạm tội của các bị cáo, trên cơ sở trAh tụng tại phiên tòa đã xác định được:

Vào khoảng giữa tháng 02 năm 2020, PNQ vào rừng tự nhiên, chức năng phòng hộ mua 01 cây gỗ Phay đã bị cưa hạ, Q dùng máy cưa xăng tiến hành cắt cây gỗ phay thành 05 lóng với chiều dài mỗi lóng là 3,5m và chỉ xẻ được 01 hộp với khối lượng 1,568 m³ (đã quy tròn) thì đi về để tìm thuê người xẻ.

Sau đó, Q thuê CVH đi xẻ gỗ cùng Q, cả hai tiến hành xẻ được 02 lóng thành 04 hộp với khối lượng 4,984 m³ (đã quy tròn).

Đến sáng ngày 18/4/2020, Q thuê TVA đi phụ Hxẻ gỗ, đồng thời, Q thuê ĐVT dùng xe máy cày đi chở và tời gỗ lên xe, Q nhờ Ttìm thêm một xe giống như Tđể đi làm cho nhanh, Tnhận lời và rủ xe của K đi cùng.

Sáng ngày 19/4/2020, Q đã ứng trước cho T5.000.000 đồng để đổ xăng, dầu. Đến khoảng 09 giờ sáng cùng ngày, Q điều khiển xe mô tô chở Hợp, A mAg theo 01 máy cưa xăng để gặp Tú. Tú, K điều khiển 02 xe máy cày chở theo A, Hcùng máy cưa xăng vào vị trí cây Phay để tiếp tục khai thác và vận chuyển gỗ.

Khi vào đến ngã ban thôn Đăk Kon, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô thì Hợp, A, Tú, K đi lên địa điểm cây Phay, còn Q ở dưới khu vực thôn để lo cơm nước và cảnh giới. Đến khoảng 11 giờ trưa cùng ngày thì 04 người trên và 02 xe máy cày vào đến rẫy mì của ông A Mốt thì bị giữ lại vì xe đi quan rẫy làm hư hỏng hoa màu. Sau đó Q lên thương lượng và đưa cho A Mốt 1.500.000 đồng để đền bù hoa màu thì ông A Mốt cho xe qua.

Tvà K luân phiên nhau tiến hành buộc dây cáp vào các hộp gỗ đã được xẻ trước đó tời lên 02 xe máy cày và không tham gian vào việc cưa xẻ. Hvà A tiến hành cưa xẻ 02 lóng thành 05 hộp với khối lượng 8,1808 m³ (đã quy tròn) và tiến hành xẻ dở 01 lóng còn lại với khối lượng 2,327 m³ thì dừng lại.

Đến khoảng 20 giờ ngày 19/4/2020, xe của Tchất xong 03 hộp gỗ với khối lượng 3,528 m³ (đã quy tròn) và xe của K cũng chất xong 03 hộp gỗ với khối lượng 4,704 m³ (đã quy tròn). Đến khoảng 22 giờ cùng ngày thì bị bắt giữ.

Tổng khối lượng gỗ bị khai thác là 17,0598 m³ (đã quy tròn - gỗ phay nhóm VI), giá trị là 68.236.000 đồng.

Vì vậy, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum truy tố các bị cáo PNQ, CVH về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm d khoản 2 Điều 232 của Bộ luật Hình sự và truy tố bị cáo TVA về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm d khoản 1 Điều 232 của Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội.

Truy tố các bị cáo ĐVT, NVKvề tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm d khoản 1 Điều 232 của Bộ luật Hình sự là chưa đúng với hành vi phạm tội của các bị cáo.

[3] Trong vụ án này, hành vi phạm tội của các bị cáo có tính chất đồng phạm giản đơn, không có tổ chức, cây gỗ trước đó đã bị cắt hạ và cháy xém cách thời gian khai thác khoảng 2 đến 3 năm. Các bị cáo chỉ vào cưa xẻ gỗ mAg ra khỏi rừng, bị cáo Tvà K mAg xe vào chở gỗ với vai trò giúp sức cho Q. Vì vậy, đã vi phạm quy định về khai thác gỗ tận thu theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ: “Khai thác tận thu là việc thu gom những cây gỗ bị đổ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng”.

[4] Xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng, đã xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến trật tự quản lý nhà nước về chế độ tận thu gom gỗ, ảnh hưởng xấu đến trật tự A toàn xã hội tại địa phương. Vì vậy, cần phải xử phạt mức án nghiêm minh để cải tạo, giáo dục các bị cáo thành người có ích cho xã hội. Đồng thời răn đe, phòng ngừa chung trong công tác đấu trAh phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng hiện nay. Cần phân tích vị trí vai trò của từng bị cáo để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để xem xét khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo, cụ thể như sau:

[4.1]. PNQ là người chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp cưa cắt cây gỗ Phay thành 05 lóng có kích thước 3,5m, trực tiếp cưa xẻ thành 01 hộp 1,568m3. Q thuê CVH cưa xẻ hai lóng gỗ thành 04 hộp 4,984m3 vào ngày 17/4/2019, thuê TVA phụ CVH cưa xẻ hai lóng gỗ thành 05 hộp 10,5078m3 vào ngày 19/4/2019 và thuê Nguyễn Văn K, ĐVT vào tời và chở gỗ về. Đồng thời Q là người cAh gác, cảnh giới và đưa cơm. Vì vậy Q chịu trách nhiệm với khối lượng gỗ 17,0598m3 và chịu mức hình phạt cao nhất.

[4.2]. CVH là người trực tiếp cưa xẻ gỗ cho Q trong 02 ngày, cụ thể :

Ngày 17/4/2019 cưa xẻ hai lóng gỗ thành 04 hộp 4,984m3 Ngày 19/4/2019 cưa xẻ hai lóng gỗ thành 05 hộp 10,5078m3.

Tổng khối lượng Htham gian cùng Q là: 15,4918m3.

[4.3]. TVA tham gian khai thác gỗ cho Q với vai trò là phụ cưa cho Hợp, kẻ chỉ, búng mực và kê gỗ. Ngày 19/4/2019 tham gian phụ Hcưa xẻ hai lóng gỗ thành 05 hộp 10,5078m3. Vai trò không đáng kể trong vụ án.

[4.4]. Đối với hành vi của NVKvà ĐVT. quan quá trình điều tra bổ sung, K và Tchỉ nhận trách nhiệm về hành vi của mình là vận chuyển gỗ chứ không phải là hành vi đồng phạm trong việc khai thác vì được Q thuê chở và tời gỗ. Tuy nhiên quan nghiên cứu hồ sơ, kết quả trAh tụng tại phiên tòa thấy rằng:

Hành vi tời, thu gom gỗ để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng thuộc trường Hkhai thác gỗ tận thu quy định tại khoản 7, Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ- CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

Cụ thể hóa hành vi của Tvà Khương như sau: Khi được thuê chở đã không hỏi về nguồn gốc xuất xứ gỗ, không hỏi cụ thể địa chỉ chở gỗ. Chở A và Hvào rừng, trên xe có chở theo cưa của Hợp, điều khiển xe băng quan rẫy mỳ nơi không có đường giao thông hoặc đường dân sinh tự mở.(Q phải thương lượng bồi thường tiền Mỳ để xe được đi quan rẫy), dùng máy cày (không phải phương tiện vận chuyển gỗ) để tời gỗ lên xe. Sau khi tời gỗ xong, các bị cáo còn dừng lại, chờ đến trời tối thì mới chở gỗ ra khỏi rừng. Thời gian các bị cáo làm việc liên tục với nhau từ 09 đến 22 giờ đêm ngày 19/4/2020, T, K có mặt ở hiện trường thay phiên tời gỗ lên xe trong khi Hvà A vẫn khai thác gỗ. Khoảng cách từ vị trí xe máy cày đến các hộp gỗ để tời lên xe là 7m đến 8m .Tấm gỗ Phay được bổ thành hộp rất nặng (30cm x 90cm x 3.5m), nếu không có việc tời gỗ của K và Tthì không thể đưa gỗ lên xe máy cày.

Mặc dù Tú, K được Q thuê với mục đích chở gỗ, tất cả các bên không có thỏa thuận giá cả, chưa có thỏa thuận ăn chia nhưng thống nhất công việc với nhau để mục đích cuối cùng là đưa gỗ ra khỏi rừng. Như vậy, ý thức của hai bị cáo buộc phải biết đây là khu vực rừng và các bị cáo đAg cùng đi vào rừng với mục đích khai thác tận thu gỗ.

Các đối tượng có những nhiệm vụ khác nhau trong việc khai thác tận thu cây gỗ bị cháy trong rừng tự nhiên theo những phân tích nêu trên.

Vì vậy, Tvà K là đồng phạm với vai trò giúp sức và phải chịu trách nhiệm liên quan đến khối lượng gỗ khai thác ngày 19/4/2019 là 10.5078m3.

Bên cạnh đó, trong 02 ngày trước đó gỗ đã được xẻ 05 hộp với khối lượng 6,552m3 (1,568 + 4,984). Mặc dù các bị cáo Tvà K không tham gian cưa xẻ trước đó nhưng hành vi khai thác gỗ tận thu của bị cáo Q chưa kết thúc, các hộp gỗ vẫn nằm rải rác tại khu vực rừng, bị cáo Tvà K thay phiên nhau tời các hộp gỗ này lên xe và vận chuyển ra khỏi rừng nên phải chịu trách nhiệm đồng phạm với PNQ về khối lượng gỗ này.

Tổng khối lượng gỗ bị cáo Tvà K phải chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm là: 17,0598m3.

Vai trò của K và Tđóng vai trò quyết định trong việc có lấy được gỗ ra khỏi rừng hay không ? Nếu không có việc thu gom, tời và chở gỗ của Tvà K thì mục đích cuối cùng của Q sẽ không đạt được đó là khai thác gỗ đưa ra khởi rừng để bán kiếm tiền. Vì vậy, mức hình phạt của Tchỉ thấp hơn Q nhưng cao hơn K.

[4.4.1] Theo cáo trạng, Viện kiểm sát chỉ truy tố Tvà K với hành vi đồng phạm trong việc khai thác 10.5078m3 gỗ là chưa đầy đủ, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tôi của các bị cáo. Các tài liệu có trong hồ sơ đã được điều tra đầy đủ về các hộp gỗ mà các bị cáo Tú, K kéo lên xe, về hành vi khách quan của các bị cáo vào ngày 19/4/2020, từ việc chở người vào rừng trên xe có chở theo cưa và thợ cưa, đi quãng đường mất gần 4 giờ đồng hồ để vào khu vực tập kết gỗ, băng quan rẫy mỳ nơi không có đường dân sinh, thay nhau tời gỗ lên xe… Hội đồng xét xử xét thấy có đủ căn cứ để xác định hành vi của Tvà K trong việc khai thác gỗ tận thu với vai trò đồng phạm 17,0598m3. Căn cứ Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn của việc xét xử: “Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội dAh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử”. Hành vi khai thác đã được Viện kiểm sát truy tố nhưng chưa đầy đủ nên Tòa án xét xử các bị cáo đủ theo khối lượng gỗ 17,0598m3 là đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự.

[4.4.2] Tại phiên tòa, bị cáo Tvà K không thừa nhận hành vi khai thác, xét thấy việc các bị cáo chỉ nhận vận chuyển gỗ là không có căn cứ, bởi lẽ theo lời khai ban đầu PNQ khai:

Việc giá cả khi thuê K và Tđi vận chuyển gỗ thì tôi và Tú, K không nói cụ thể là bao nhiêu tiền. Tôi chỉ nói với Tlà “Ah vào chở ít gỗ cho em, lấy bao nhiêu thì em đưa cho Ah”. Bút lục 335.

Tôi và Tthỏa thuận tiền công là chưa cụ thể về số tiền, sau khi vận chuyển xong hết các hộp gỗ đưa ra bên ngoài thì tôi và Tmới thỏa thuận cụ thể tiền công và tôi sẽ trả công cho Tú, K. Bút lục 351.

Ah chở cho em, Ah em mình sẽ tính toán sau, Ah Tđã ứng trước 5.000.000 đồng. Bút lục 348.

ĐVT khai:

Chưa thỏa thuận tiền công vận chuyển. Sau khi vận chuyển xong hết gỗ ra ngoài thì tôi và Q mới bàn bạc cụ thể.

Tôi khai báo giá thỏa thuận tiền công như trên là do tôi tự theo kinh nghiệm đi chở gỗ mướn cho người ta nên tôi nghĩ làm thuê cho Q thì giá vẫn vậy … Tôi xin đính chính lại là tôi và Q chưa bàn bạc cụ thể tiền công vận chuyển. Khi nào vận chuyển xong thì mới bàn bạc và Q khi đó sẽ trả tiền công cho tôi và K. Bút lục 407.

Các lời khai ban đầu đã thể hiện chưa có thỏa thuận gì về tiền công và hành vi khách quan của các bị cáo K và Tlà khai thác với vai trò đồng phạm theo như phân tích trên, chỉ sau khi có quyết định trả hồ sơ lần thứ nhất thì bị cáo K và Tmới thay đổi lời khai nên không có căn cứ chấp nhận lời khai của các bị cáo là vận chuyển lâm sản gỗ.

[5] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

Đối với PNQ chưa được xóa án tích về tội “Trộm cắp tài sản” mà còn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 (tái phạm).

Các bị cáo khác không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Đối với TVA có nhân thân không tốt: Bản án hình sự phúc thẩm số 14 ngày 14/4/2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Gian Lai tuyên phạt 04 năm tù về tội Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, bị cáo đã chấp hành tốt, được đặc xá tha tù trước thời hạn kể từ ngày 01/02/2005.

Đối với ĐVT: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua lâm sản trái phép và vận chuyển trái phép lâm sản. Mức xử phạt lên đến 80.000.000 đồng vào ngày 19/1/2016.

[6] Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Các bị cáo Q, Hợp, A, Tú, K có các tình tiết: Thành khẩn khai báo; sau khi phạm tội các bị cáo ra đầu thú nên có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015;

Bị cáo Hợp, Tvà K nộp cho Tòa án Huân chương kháng chiến hạng ban của cha mình nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Cả 05 bị cáo đều nộp tiền khắc phục hậu quả, tuy nhiên hậu quả của vụ án chưa xảy ra vì các đối tượng khai thác gỗ tận thu, không phải gỗ đAg mọc trong rừng, phạm tội bị bắt quả tAg nên vật chứng vẫn còn, không bị mất. Vì vậy các bị cáo không được hưởng tình tiết khắc phục hậu quả.

[7] Về hình phạt bổ sung: Hội đồng xét xử xét thấy tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận có nghề nghiệp, có thu nhập bình quân hằng năm, có tài sản riêng là nhà đất, xe gắn máy có giá trị nên cần áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 232 của Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo và trừ vào tiền khắc phục hậu quả mà các bị cáo đã nộp.

[8] Về trách nhiệm dân sự:

Đối với các thiệt hại khác do hành vi khai thác gỗ của các bị cáo gây ra, nguyên đơn dân sự chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự nên áp dụng Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, nếu có yêu cầu.

[ 9] Về xử lý vật chứng:

Tịch thu sung ngân sách: 6 (sáu) hộp gỗ xẻ, chủng loại Phay, đánh ký hiệu lần lượt là LN/H01, LN/H02, LN/H03, LN/H04, LN/H05, LN/H06, tổng khối lượng là 8,232 m³ (đã quy tròn) là một phần tAg vật của vụ án;

- 01 lóng gỗ Phay có khối lượng 2,327m3; 04 hộp gỗ Phay, có khối lượng 6,5008 m3 (đã quy tròn, theo Bảng kê lâm sản của Hạt Kiểm lâm Đăk Tô ngày 20/4/2020) tại hiện trường khoảnh 3 tiểu khu 279 thuộc địa giới hành chính xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, hiện đAg giao cho Lâm trường Đăk Tô quản lý.

01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL MS382, tình trạng đã quan sử dụng (là công cụ mà Q cùng các đồng phạm dùng thực hiện hành vi phạm tội);

Tịch thu tiêu hủy:

01 (một) xà beng bằng kim loại, dài 1,3m, tình trạng đã quan sử dụng (là công cụ mà Q cùng các đồng phạm dùng thực hiện hành vi phạm tội);

- Trả lại cho chị Hoàng Thị Ngọc 01 (một) xe mô tô BKS: 82H2-0882, nhãn hiệu SUZUKI, loại xe nữ, màu bạc đen, tình trạng đã quan sử dụng vì xe là do Hoàng Thị Ngọc mua trước khi kết hôn với Q, chị Ngọc không biết Q sử dụng xe đi khai thác gỗ. (kèm theo Đăng ký mô tô, xe máy số 00018757 ngày 27/06/2008 của Công A thành phố KonTum cấp cho Nguyễn Bá Biên).

Đối với 02 xe máy cày mà Tú, K dùng để chở gỗ, vì là xe mượn của người khác nên cơ quan điều tra trả lại cho chủ sở hữu là có căn cứ.

[10] Về án phí: Các bị cáo bị kết tội nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.

[11] Về các vấn đề khác của vụ án:

Đối với đối tượng tên Việt mà Q khai nhận mua cây phay giá 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) Cơ quan điều tra chưa xác minh được nhân thân, lai lịch. Vì vậy cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, khi xác định được sẽ xử lý theo quy định là có căn cứ.

Đối với Chu Huy Trường là người giới thiệu CVH cho Q đi cưa gỗ. Trường không biết việc Q thuê Hmục đích để khai thác gỗ trái phép. Q không hứa hẹn vật chất gì và cũng không trao đổi, bàn bạc với Trường về việc khai thác gỗ.

Đối với A L là người đi cùng Q, quan xác minh thể hiện do quen biết từ trước nên Q rủ đi đưa cơm mục đích cho vui chứ không có bất kỳ lợi ích vật chất nào. Cũng không có trao đổi, bàn bạc hay tham gian vào việc cưa xẻ cây Phay. A L cũng không biết việc Q khai thác trái phép cây gỗ Phay trên.

Đối với vợ chồng A Mốt, Y Bát là chủ rẫy mì đã nhận số tiền 4.500.000đ (Bốn triệu năm trăm ngàn đồng). Q đưa số tiền trên là để đền bù thiệt hại hoa màu trên đất khi xe đi quan làm hư hỏng. Vợ chồng A Mốt cũng không bàn bạc với Q về việc Q khai thác gỗ trái phép và Q không hứa hẹn vật chất trong khối lượng gỗ khai thác.

Vì vậy Cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự của Trường, A L, Y Mốt, A Bát trong vụ án là có căn cứ.

Đối với A Phương, Đinh Huy Hậu, PhA Trọng Quyền (cán bộ lâm trường) được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý khu vực rừng bị khai thác gỗ trái phép. Phương, Hậu, Quyền có tổ chức tuần tra nhưng do cây gỗ Phay và Sao cắt bị cưa hạ nằm ngay vị trí khe bìa rừng nên bị che khuất, khó phát hiện. Kết luận định giá tài sản xác định giá trị đối với 22,4358 m³ gỗ Phay và Sao cát (đã quy tròn) là 89.740.000 đồng (Tám mươi chín triệu bảy trăm bốn mươi ngàn đồng). Vì vậy, Cơ quan điều tra không xử lý hình sự đối với những người trên về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là có căn cứ.

Đối với 01 cây gỗ sao cát gồm 02 lóng với khối lượng 5,376 m³ tại hiện trường, quá trình điều tra không có chứng cứ chứng minh các bị cáo trong vụ án trên liên quan đến việc cưa hạ cây. Cũng không xác minh được các đối tượng khác thực hiện hành vi khai thác cây gỗ trên. Đồng thời với khối lượng 5,376 m³ gỗ thông thường thuộc nhóm VI, không đủ định lượng khởi tố vụ án hình sự riêng. Vì vậy Cơ quan điều tra có văn bản chuyển vụ việc cắt hạ cây Sao cát trên đến Hạt kiểm lâm huyện Đăk Tô để xác minh, giải quyết theo quy định là có căn cứ.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố các bị cáo PNQ, CVH, TVA, ĐVT, NVK phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 232; điểm s khoản 1, 2 Điều 51, điểm h, khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo PNQ 04 (bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ từ ngày 06 tháng 5 năm 2020 đến ngày 14 tháng 5 năm 2020.

- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 232; điểm s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo ĐVT 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù.Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ từ ngày 20 tháng 4 năm 2020 đến ngày 23 tháng 4 năm 2020.

Xử phạt bị cáo CVH 03 (ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ từ ngày 06 tháng 5 năm 2020 đến ngày 14 tháng 5 năm 2020.

Xử phạt bị cáo NVK03 (ba) năm tù.Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ từ ngày 20 tháng 4 năm 2020 đến ngày 23 tháng 4 năm 2020.

- Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 232; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo TVA 02 (hai) năm tù.Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ từ ngày 06 tháng 5 năm 2020 đến ngày 14 tháng 5 năm 2020.

Về hình phạt bổ sung: Căn cứ khoản 3 Điều 35, khoản 4 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015:

Phạt tiền bị cáo PNQ 20.000.000 đồng nhưng được trừ vào số tiền 1.000.000 đồng đã nộp theo Ủy nhiệm chi ngày 27/8/2020 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công A huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum và Chi cục thi hành án dân sự huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, còn phải nộp: 19.000.000 đồng.

Phạt tiền bị cáo ĐVT 15.000.000 đồng nhưng được trừ vào số tiền 2.000.000 đồng đã nộp theo biên lai thu tiền số 0002514 ngày 10/12/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Tô, còn phải nộp 13.000.000 đồng.

Phạt tiền bị cáo NVK15.000.000 đồng nhưng được trừ vào số tiền 2.000.000 đồng đã nộp theo biên lai thu tiền số 0002515 ngày 10/12/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Tô, còn phải nộp 13.000.000 đồng.

Phạt tiền CVH và TVA mỗi bị cáo 10.000.000 đồng nhưng được trừ vào số tiền 1.000.000 đồng đã nộp theo Ủy nhiệm chi ngày 27/8/2020 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công A huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum và Chi cục thi hành án dân sự huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, mỗi bị cáo còn phải nộp: 9.000.000 đồng.

3. Về vật chứng: Căn cứ 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

3.1. Tịch thu sung vào quỹ Nhà nước:

06 (sáu) hộp gỗ xẻ, chủng loại Phay, đánh ký hiệu lần lượt là LN/H01, LN/H02, LN/H03, LN/H04, LN/H05, LN/H06, tổng khối lượng là 8,232 m³ (đã quy tròn);

01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL MS382, tình trạng đã quan sử dụng;

- 01 lóng gỗ Phay có khối lượng 2,327m3; 04 hộp gỗ Phay, có khối lượng 6,5008 m3 (đã quy tròn), theo Bảng kê lâm sản của Hạt Kiểm lâm Đăk Tô ngày 20/4/2020) tại hiện trường khoảnh 3 tiểu khu 279 thuộc địa giới hành chính xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, hiện đAg giao cho Lâm trường Đăk Tô quản lý.

3.2 Tịch thu tiêu hủy:

01 (một) xà beng bằng kim loại, dài 1,3m, tình trạng đã quan sử dụng;

3.3. Trả lại tài sản:

- Trả lại cho chị Hoàng Thị Ngọc 01 (một) xe mô tô BKS: 82H2-0882, nhãn hiệu SUZUKI, loại xe nữ, màu bạc đen, tình trạng đã quan sử dụng.

(Các tài sản tịch thu, tiêu hủy, trả lại theo như biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày 28 tháng 8 năm 2020 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công A huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum và Chi cục thi hành án dân sự huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum- Trừ 01 lóng gỗ Phay; 04 hộp gỗ Phay).

4. Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Các bị cáo PNQ, CVH, TVA, ĐVT, NVK mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Căn cứ vào các Điều 331, Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, các bị cáo, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

188
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 02/2021/HS-ST ngày 26/01/2021 về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:02/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đắk Tô - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 26/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về