Bản án 01/2021/DS-ST ngày 16/09/2021 về tranh chấp quyền sử dụng đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

BẢN ÁN 01/2021/DS-ST NGÀY 16/09/2021 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Tại trụ sở TAND huyện M C, tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 01/2020/TLST-DS ngày 14/10/2020 về việc: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2021/QĐST-DS ngày 31/8/2021. Giữa các đương sự:

- Nguyên đơn:

Ông H V G; Sinh năm:1964; bà C T L; Sinh năm: 1962.

Anh H A T; Sinh năm: 1987 và chị S T D; Sinh năm: 1990. Anh H A T; Sinh năm:1992 và chị H T D; Sinh năm: 1993. Người đại diện theo ủy quyền của bà C T L là ông H V G - Có mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của chị S T D, chị H T D, anh H A T là anh H A T - Có mặt.

Cùng địa chỉ: Bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

- Bị đơn:

Ông H G H; Sinh năm: 1962 và bà T T Đ; Sinh năm: 1964. Ông H S L; Sinh năm: 1964 và bà Lý Thị Cá; Sinh năm: 1965.

Người đại diện theo ủy quyền của ông H G H, bà T T Đ là anh H A T - Vằng mặt có lý do.

Người đại diện của bà Lý Thị Cá là ông H S L - Vằng mặt có lý do. Cùng địa chỉ: Bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

UBND xã S L, người đại diện theo pháp Luật ông L A T - Vắng mặt có lý do. Địa chỉ: Chủ tịch UBND xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

- K T C, H A G, H A S, H T G, H A D, H A T, H A S- Đều vắng mặt có lý do. Cùng địa chỉ: Bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn anh H A T: Ông Hoàng Tiến Ngọ - Luật sư thực hiện TGPL thuộc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Điện Biên - Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn ông H V G: Ông Lê Đình Thu - Luật sư thực hiện TGPL thuộc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Điện Biên - Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn ông H A T: Bà Lê Thị Xuân - Luật sư thực hiện TGPL thuộc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Điện Biên - Có mặt.

Những người làm chứng:

- T V S, T P L, T N S, T G C, T C T- Đều vắng mặt có lý do. Cùng địa chỉ: Bản S L 2, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

- Anh H A T. - Vắng mặt cí lý do.

Địa chỉ: Bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, bản tự khai, và trong quá trình giải quyết vụ án, tại phiên tòa sơ thẩm ông H V G và là người đại diện theo ủy quyền cho bà Sùng Thị Chù trình bày:

Gia đình chúng tôi có khu đất tại khu vực Ché Cu Nhia, thuộc bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên dùng để làm bãi chăn thả trâu với diện tích khoảng hơn 10 ha. Nguồn gốc mảnh đất là năm 1989 tôi và anh trai tôi tên là Hồ La Ly vào khu vực Ché Cu Nhia tìm khu đất hoang để làm bãi chăn thả trâu, mới thấy tại khu vực đất này không có ai làm nương và chưa có ai chăn thả trâu, bò tại đây nên gia đình chúng tôi và gia đình anh trai tôi là ông Hồ La Ly và bà Kháng Thị Ché mới đem trâu vào khu vực này thả, chúng tôi thả trâu liên tục từ đó đến nay không xảy ra tranh chấp gì. Trước khi chết ông Ly cùng với bà Ché đã cho hai con trai cháu H A T và cháu H A T bãi thả trâu trên để thả trâu cùng với vợ chồng tôi tại khu đất này cho đến nay. Cuối năm 2011 đầu năm 2012 có ông H S L và ông H G H vào khu vực đất chúng tôi thả trâu phát khoảng 2 ha để làm nương, gia đình chúng tôi phát hiện chúng tôi không cho làm sau đó ông Lử, ông Hờ xin chúng tôi là đã được phát rồi xin làm nương một vụ, lúc đó chúng tôi mới đồng ý cho các ông làm nương một vụ ở đó, từ năm sau cho đến nay ông Lử và ông Hờ không được làm nương tại đó nữa. Đến năm 2018 ông H S L, ông H G H tiếp tục đến bãi thả trâu của gia đình chúng tôi tranh chấp phần đất nương mà các ông canh tác năm 2012 với diện tích khoảng 2 ha tiếp tục phát làm nương canh tác đến năm 2019, đến 2020 bỏ không làm nữa. Lúc ông H S L, ông H G H đi phát làm nương gia đình chúng tôi không cho làm nhưng các ông cố tình làm, từ đó giữa hai bên xảy tranh chấp. Sau đó giữa hai bên đã được cán bộ bản hòa giải nhưng chúng tôi không nhất trí với giải quyết của bản, sau đó chúng tôi làm đơn đề nghị UBND xã S L giải quyết việc tranh chấp đất và UBND xã S L giải quyết nhưng UBND xã giải quyết không đúng với thực tế quá trình sử dụng đất của gia đình chúng tôi. Diện tích đất đang tranh chấp chúng tôi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chúng tôi chọn cơ quan Tòa án là cơ quan giải quyết việc tranh chấp đất cho chúng tôi. Vậy chúng tôi làm đơn này đề nghị Tòa án giải quyết buộc ông H S L, ông H G H trả lại đất hiện hai bên đang chấp cho gia đình chúng tôi. Vì diện tích đất này gia đình chúng tôi sử dụng ổn định liên tục từ năm 1989 cho đến nay.

* Đồng nguyên đơn các anh H A T, anh H A T và là người đại diện theo ủy quyền trình bày: Chúng tôi nhất trí với phần trình bày của ông H V G, chúng tôi đề nghị Tòa án giải quyết buộc gia đình ông H S L, ông H G H trả lại đất hiện hai bên đang chấp cho gia đình chúng tôi. Vì diện tích đất này gia đình chúng tôi sử dụng ổn định liên tục từ năm 1989 cho đến nay.

* Bị đơn ông H S L và là người được ủy quyền, ông H A T là người đại diện theo ủy quyền vắng mặt có lý do nhưng các bị đơn đều đã có bản tự khai nộp cho Tòa án và trong quá trình giải quyết các ông trình bày:

* Các ông không nhất trí như phần trình bày của bên nguyên đơn. Nguồn gốc đất đang tranh chấp là do không có đất để canh tác làm nương năm 1988 anh em nhà ông Lử và ông Hờ vào khu vực Ché Cu Nhia hiện diện tích đất hai bên đang tranh chấp phát mỗi gia đình khoảng 1 ha để cang tác làm nương, chúng tôi làm nương được 3 năm sau đó bỏ hoang, sau đó mấy năm sau các ông quay lại canh tác tiếp, vì theo phong tục tập quán của người dân tộc ở vùng cao làm nương lúa, nương ngô thì cứ canh tác được khoảng 3 năm sau đó bỏ hoang do đất bạc màu, bỏ hoang được khoảng 3 năm sau lại tiếp tục quay lại canh tác cứ như vậy từ năm 1988 cho đến nay không xảy ra tranh chấp gì. Lúc các ông đi làm nương ở đó chưa có ai chăn thả trâu bò ở đó. Tại khu vực Ché Cu Nhia gần nương của Lử, ông Hờ có một số hộ dân bản cũng làm nương gần đó. Năm 1992 dân bản mở đường mòn vào khu vực Ché Cu Nhia để hái thảo dược con đường này gần đất nương của gia đình các ông. Năm 1993 ông H V G mới đuổi trâu đi theo đường mòn đó lên khu vực Ché Cu Nhia bên trên đất nương của các ông để thả, nhưng lúc đó các ông vẫn canh tác tại đất nương của các ông. Năm 2018 - 1019 các ông vẫn canh tác làm nương tại khu đất đó. Theo tập quán làm nương hàng năm chỉ làm một vụ đến khi thu hoạch xong trâu bò thả hoang thích vào ăn cỏ chỗ nào cũng được, nên ông Giàng mới cho đó là bãi thả trâu của ông. Ông Giàng trình bày trong đơn khởi kiện năm 1989 ông cùng với anh trai là ông Hồ La Ly vào khu vực Chia Cu Nhia để tìm đất làm bãi thả trâu là không đúng và năm 1989 ông Ly còn đang sinh sống tại bản Chiêu Ly vợ ông Ly bà Chàng Thị Sua chưa chết, sau khi bà Sua chết năm 1994 ông Ly mới chuyển từ bản Chiêu ly xuống bản S L sinh sống, lúc đó ông Ly không hề đem trâu từ bản Chiêu Ly xuống khu vực bản S L để thả vì hai bản cách nhau hơn 10 km vậy ông Giàng trình bày như vậy là vô lý ông Giàng thừa biết đó là đất nương của gia đình ông Hờ và gia đình Lử nhưng ông Giàng cố tình tranh chấp với ông Lử và ông Hờ. Nay ông Giàng, Thông, Tàng yêu cầu Tòa án giải quyết buộc các ông Hờ, Lử trả lại diện tích đất hiện đang tranh chấp chúng tôi không đồng ý, tôi đề nghị Tòa án giải quyết buộc ông Giàng, Thông, Tàng trả lại đất đang tranh chấp cho gia đình ông Lử, Hờ. Đất đang tranh chấp ông Lử, Hờ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nay bên nguyên đơn lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết việc tranh chấp chúng tôi cũng nhất trí để Tòa án giải quyết tranh chấp cho hai bên.

Tại bản tự khai của người đại diện theo pháp luật ông L A T khai: Diện tích đất đang tranh chấp giữa các bên đương sự tại khu vực Ché Cu Nhia, bản S L 1, xã S L thuộc lô 14, 36, 37 khoảnh 5 tiểu khu 508 nằm trong địa phận đất của UBND xã S L, thuộc quyền quản lý của UBND xã S L. Khu đất này đã được quy hoạch đất rừng phòng hộ với mức phân cấp phòng hộ rất sung yếu, đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại quyết định số: 1208/QĐUBND ngày 31/12/2018 về phê duyệt dự án rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên năm 2025 định hướng năm 2030. Tuy nhiên hiện chưa có chương trình dự án nào cụ thể để khoanh nuôi, bảo vệ hay trồng rừng mới. Vậy diện tích đất hiện thuộc địa phận của UBND xã S L quản lý, diện tích đất chỗ nào chưa có rừng nhân dân trong xã vẫn được canh tác làm nương, chăn thả trâu bò để phát triển kinh tế gia đình, nhưng việc phát làm nương chỉ được phát những diện tích đất không có rừng và đúng theo quy định của Luật lâm nghiệp, cho đến khi nào có chương trình dự án cụ thể để khoanh nuôi, bảo vệ hay trồng rừng mới UBND xã S L sẽ thông báo việc tạm dừng phát làm nương đối với nhân dân trong xã sau.

Việc Tòa án tiến hành mở phiên họp việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ tôi không có ý kiến gì thắc mắc. Toàn bộ các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự giao nộp cho Tòa án, tôi đã đề nghị Tòa án sao lại gửi cho tôi, tôi đã nhận đủ không có ý kiến gì, và tôi không có yêu cầu gì thêm.

Tại bản tự khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Hồ A Sinh, Hồ A Thành, Hồ A Sáng, Hồ A Di, Kháng Thị Ché, Hồ A Giống, Hồ Thị Ganh đều khai: Diện tích đất đang tranh chấp là đất của ông Hồ La Ly và bà Kháng Thị Ché, hiện ông bà đã cho anh H A T và anh H A T, do đó thuộc quyền quản lý sở hữu, sử dụng của anh Tàng và anh Thông không ai có yêu cầu gì.

Tại bản tự khai của những người làm chứng các ông Thào Chờ Tủa, Thào Pàng Lử, Thào Nụ Sáng đều khai. Diện tích đất hiện hai bên đang tranh chấp là đất bãi thả trâu của ông H V G và ông Hồ La Ly, từ trước đến nay không có ai làm nương tại diện tích đất này.

Ngày 18/3/2021 Tòa án nhân dân huyện phối hợp cùng với Viện kiểm sát; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng tài nguyên môi trường; Hạt kiểm lâm huyện M C, UBND xã S L và trưởng bản S L 1 cùng với các bên đương sự, người bảo vệ quyền lợi ích của các đương sự tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, xác minh tại thực địa diện tích đất đang tranh chấp thuộc lô 14, 36, 37 khoảng 5 tiểu khu 508 có tổng diện tích là 18.700 m2 và xác định được các cạnh tiếp giáp như sau: (Sơ đồ đất kèm theo).

Phía bắc giáp đất nương của ông Chớ Nụ Sú và bà Hồ Thị Dùa. Phía nam giáp khe suối và đất nương của Hồ Chứ Dếnh.

Phía tây giáp với đất nương của Chớ La Hồ và chị Hồ Thị Sung. Phía đông giáp với thả trâu của ông H V G.

Qua xem xét thẩm định tại thực địa thửa đất không tranh chấp với các hộ liền kề. Các bên đương sự không ai có ý kiến thắc mắc gì với kết quả đo đạc của Hội đồng xem xét thẩm định tại chỗ đối với tổng diện tích tại thực địa, không ai bổ sung thêm gì, đều nhất trí với kết quả đo đạc.

Tại công văn số: 82/CV-TNMT ngày 27 tháng 5 năm 2021 của phòng tài nguyên môi trường huyện M C khẳng định: Diện tích đất các bên đang tranh chấp thuộc lô 14, 36, 37 khoảnh 5 tiểu khu 508 chưa được cấp GCNQSDĐ, đã được quy hoạch 3 loại rừng. Tại Quyết định số: 1208/QĐ-UBND, ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, đính hướng đến năm 2030. Diện tích đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức hay công đồng bản S L 1. Diện tích đất này do UBND xã S L quản lý.

Tại công văn số: 107/CV-HKL ngày 18/5/2021 của Hạt kiểm lâm huyện M C khẳng định: Toàn bộ diện tích đất thuộc lô 14, 36, 37 khoảnh 5 tiểu khu 508, tại bản S L Lông 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên thuộc quy hoạch đất rừng phòng hộ, với mức phân cấp phòng hộ rất xung yếu đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt kết quả tại Quyết định số: 1208/QĐ-UBND, ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo yêu cầu của các nguyên đơn thì các đương sự thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng. Ngày 12/01/2021 Tòa án đã ra thông báo số:01/TB-TA về việc yêu cầu các đương nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng, ngày 12/01/2021 nguyên đơn ông H V G đã nộp 5.000.000 đồng tiền tạm ứng chi phí tố tụng cho Tòa án. Số tiền tạm ứng chi phí tố tụng mà đương sự nộp cho Tòa án, đã được chi trả cho Hội đồng xem xét thẩm định tại chỗ hết 2.500.000 đồng. Ngày 26/7/2021 Tòa án đã trả số còn lại 2.500.000 đồng cho ông H V G. Tại phiên tòa ông H V G nhận chịu toàn bộ số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là 2.500.000 đồng.

* Những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn ông Lê Đình Thu, ông Hoàng Tiến Ngọ bà Lê Thị Xuân đều trình bày:

Các ông bà đồng quan điểm nhất trí với phần trình bày của bên nguyên đơn, không nhất trí với phần trình bày của bên bị đơn. Các ông, bà đề nghị Tòa án giải quyết buộc các bên bị đơn trả lại diện tích đất cho bên nguyên đơn được tiếp tục quản lý sử dụng, sở hữu, để chăm thả trâu, bò vì việc chăn thả gia súc không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của rừng.

Với nội dung vụ án như nguyên đơn đã trình bày và công văn công văn số:

82/CV-TNMT ngày 27 tháng 5 năm 2021 của phòng tài nguyên môi trường huyện M C và Công văn số: 107/CV-HKL ngày 18/5/2021 của Hạt kiểm lâm huyện M C đều khẳng định Diện tích đất hai bên đang tranh chấp thuộc lô 14, 36, 37 khoảnh 5 tiểu khu 508 chưa được cấp GCNQSDĐ, đã được quy hoạch 3 loại rừng. Tại Quyết định số: 1208/QĐ-UBND, ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, đính hướng đến năm 2030. Diện tích đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức hay công đồng bản S L 1. Diện tích đất này do UBND xã S L quản lý.

Các ông bà đề nghị Tòa án nhân dân huyện M C chấp nhận một phần nội dung khởi kiện của ông H V G, tuyên:

Hành vi phát rừng phòng hộ để làm nương của gia đình các ông Hồ Giồng Hờ và ông H S L vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về Luật bảo vệ và phát triển rừng; yêu cầu các ông Hồ Giồng Hờ và ông H S L chấm dứt hành vi phát rừng phòng hộ để làm nương tại diện tích đang tranh chấp.

Kiến nghị với UBND xã S L thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiến nghị UBND huyện M C, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Huyện tổ chức thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 23/ 2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006.

Các nguyên đơn đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 11; điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 15 Nghị quyết số: 326/2016/ UBTVQH14, ngày 30/12/2016 về án phí và lệ phí Tòa án miễn án phí dân sự sơ thẩm cho H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D.

Đối với số tiền chi phí cho việc xem xét thẩm định tại chỗ buộc bên bị đơn phải chịu, vì do các bị đơn là người đi phát để làm nương mới xảy ra tranh chấp, vậy lỗi thuộc về bên bị đơn.

- Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát:

Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký và các đương sự chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Về nội dung: Căn cứ Khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Điều 147 và Điều 157 của Bộ luật tố dụng dân sự. Điều 197; 198 của Bộ luật dân sự. Điều 4; khoản 1, 2 Điều 12; Điều 39; khoản 1 Điều 136; khoản 2 Điều 203 Luật đất đai. Điểm a khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 9; Điều 25; Điều 43 và Điều 74 Luật lâm nghiệp. Điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tòa án: Việc ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D khởi kiện yêu cầu các bị đơn ông H G H và bà T T Đ; ông H S L và bà Lý Thị Cá trả diện tích đất 1,87 ha đang tranh chấp theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 18/3/2021 tại địa chỉ khu vực Ché Cu nhia, thuộc bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên là không có căn cứ, không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn, vì diện tích đất đang tranh chấp nằm trong quy hoạch đất rừng phòng hộ, với mức phân cấp phòng hộ rất xung yếu thuộc quyền quản lý của UBND xã S L, huyện M C. Diện tích đất đang tranh chấp không thuộc quyền quản lý, sử dụng của các nguyên đơn và các bị đơn.

Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ: Do yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn không được chấp nhận nên các nguyên đơn phải chịu toàn bộ số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên tại phiên tòa ông H V G nhận chịu toàn bộ số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ cần được chấp nhận.

Về án phí: Do các nguyên đơn đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Nguyên đơn, bị đơn đều có hộ khẩu thường trú tại xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên và diện tích đất đang tranh chấp thuộc bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên. Diện tích đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên nguyên đơn chọn Tòa án là Cơ quan giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất và bị đơn đồng ý. Áp dụng khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự; điểm b khoản 2 Điều 203 Luật đất đai và Bộ luật dân sự để giải quyết. Như vậy yêu cầu khởi kiện của đương sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện M C theo quy định. Đối với diện tích đất đang tranh chấp theo yêu cầu khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án các bên đương sự đều khai là khoảng 2 ha tuy nhiên sau khi xem xét thẩm định tại chỗ đo đạc cụ thể thì diện tích đất là 18.700 m2. Nhưng các bên đương đều đồng ý không ai có ý kiến gì đề nghị giải quyết tranh chấp đối với 1,87 ha theo Hội đồng xem xét thẩm định đã đo đạc. Vậy Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đối tổng diện tích là 18.700 m2.

[2] Về xác định tư cách của các đương sự: Căn cứ vào Điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự xác định H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D là nguyên đơn, ông H G H và bà T T Đ; ông H S L và bà Lý Thị Cá là bị đơn. UBND xã S L, anh Hồ A Sinh, Hồ A Thành, Hồ A Sáng, Hồ A Di, Kháng Thị Ché, Hồ A Giống, Hồ Thị Ganh là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đề nghị xét xử vắng mặt; Những người làm chứng đều đã có bản tự khai đều đề nghị xét xử vắng mặt. Do đó căn cứ vào khoản 1 Điều 228 và khoản 2 Điều 229 của Bộ luật tố tụng dân sự. Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt các bị đơn, những người đại diện theo ủy quyền, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người làm chứng theo quy định của pháp luật.

[3]. Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D, Hội đồng xét xử xét thấy như sau:

Xét lời khai của các nguyên đơn nguồn gốc diện tích đất 18.700 m2 đang tranh chấp giữa hai bên là 1989 gia đình vào khu vực Ché Cu Nhia tìm khu đất hoang để làm bãi chăn thả trâu, mới thấy tại khu vực đất này không có ai làm nương và chưa có ai chăn thả trâu, bò tại đây nên gia đình đem trâu vào khu vực đất này thả, sử dụng ổn định không xảy ra tranh chấp gì. Đến cuối năm 2011 đầu năm 2012 có ông H S L và ông H G H vào khu vực đất hiện đang tranh chấp phát khoảng 2 ha để làm nương, gia đình phát hiện không nhất trí cho làm những ông Lử, ông Hờ xin vì đã trót đươc phát rồi xin làm nương một vụ, lúc đó gia đình mới đồng ý cho làm nương một vụ, từ năm sau cho đến nay ông Lử và ông Hờ không được làm nương tại đó nữa. Đến cuối năm 2018 ông H S L, ông H G H tiếp tục đến diện tích đất đang tranh chấp mà các ông canh tác năm 2012. Từ đó hai bên xảy ra tranh chấp. Diện tích đất đang tranh chấp chưa được được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó yêu cầu Tòa án giải quyết buộc gia đình các ông Lử, ông Hờ trả lại diện tích 18.700 m2 đất đang tranh chấp cho gia đình các ông.

Xét lời khai của các bị đơn nguồn gốc đất đang tranh chấp là năm 1988 các ông vào khu vực Ché Cu Nhia, hiện diện tích đất hai bên đang tranh chấp phát mỗi gia đình khoảng 1 ha để cang tác làm nương. Theo phong tục tập quán của người dân tộc ở vùng cao làm nương thì cứ canh tác được khoảng 3 năm sau đó bỏ hoang do đất bạc màu sau 3 năm tiếp tục quay lại canh tác cứ như vậy từ năm 1988 cho đến nay không xảy ra tranh chấp gì. Lúc các ông đi làm nương ở đó chưa có ai chăn thả trâu bò ở đó. Năm 1992 dân bản mở đường mòn vào khu vực Ché Cu Nhia để hái thảo dược con đường này gần đất nương của gia đình các ông. Năm 1993 ông H V G mới đuổi trâu đi theo đường mòn đó lên khu vực Ché Cu Nhia bên trên đất nương của các ông để thả, nhưng lúc đó các ông vẫn canh tác làm nương. Năm 2018 - 2019 các ông vẫn canh tác làm nương tại khu đất đó. Do hàng năm canh tác một vụ sau khi thu hoạch song trâu bò đi lại ăn cỏ khắp vùng nên các gia đình ông Giàng, Tàng, Thông cho rằng đất bãi thả trâu của gia đình các ông. Diện tích đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Nay nguyên đơn yêu cầu trả lại diện tích đất đang tranh chấp là các ông không nhất trí.

[4] Xét lời khai của người đại diện theo theo pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Diện tích đất đang tranh chấp tại khu vực Ché Cu Nhia, bản S L 1, xã S L thuộc lô 14, 36, 37 khoảnh 5 tiểu khu 508 đã được quy hoạch đất rừng phòng hộ với mức phân cấp phòng hộ rất sung yếu, đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại quyết định số: 1208/QĐUBND ngày 31/12/2018 về phê duyệt dự án rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên năm 2025 định hướng năm 2030.

[5] Xét lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều khẳng định diện tích đất hiện hai bên đang tranh chấp là đất làm bãi thả trâu của gia đình nguyên đơn Hồ A Giàng và ông Hồ La Ly. Nay diện tích đất của ông Hồ La Ly đã cho anh H A T và anh H A T, quản lý, sử dụng, sở hữu. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không ai có yêu cầu gì. Hội đồng xét xử không xem xét.

[6] Xét lời khai của những người làm chứng cho nguyên đơn các ông Thào Chờ Tủa, Thào Pàng Lử, Thào Nụ Sáng đều khai. Diện tích đất hiện hai bên đang tranh chấp là đất bãi thả trâu của ông H V G và ông Hồ La Ly, từ trước đến nay không có ai làm nương tại diện tích đất này.

[7] Qua xem xét thẩm định tại chỗ ngày 18/3/2021, xác minh tại thực địa diện tích đất đang tranh chấp thuộc lô 14, 36, 37 khoảng 5 tiểu khu 508, có tổng diện tích 18.700 m2 và xác định được các cạnh tiếp giáp như sau: (Sơ đồ đất kèm theo) Phía bắc giáp đất nương của ông Chớ Nụ Sú và bà Hồ Thị Dùa.

Phía nam giáp khe suối và đất nương của Hồ Chứ Dếnh.

Phía tây giáp với đất nương của Chớ La Hồ và chị Hồ Thị Sung. Phía đông giáp với thả trâu của ông H V G.

Qua xem xét thẩm định tại thực địa thửa đất không tranh chấp với các hộ liền kề.

[8] Xét công văn số: 82/CV-TNMT ngày 27 tháng 5 năm 2021 của phòng tài nguyên môi trường huyện M C khẳng định: Diện tích đất hai bên đang tranh chấp thuộc lô 14, 36, 37 khoảng 5 tiểu khu 508 chưa được cấp GCNQSDĐ, đã được quy hoạch 3 loại rừng. Tại Quyết định số: 1208/QĐ-UBND, ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Diện tích đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức hay công đồng bản S L 1. Diện tích đất này do UBND xã S L quản lý. Như vậy diện tích đất đang tranh chấp các nguyên đơn và các bị đơn đều chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

[9] Xét công văn số: 107/CV-HKL ngày 18/5/2021 của Hạt kiểm lâm huyện M C khẳng định: Toàn bộ diện tích đất thuộc lô 14, 36, 37 khoảnh 5 tiểu khu 508, tại bản S L Lông 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên thuộc quy hoạch đất rừng phòng hộ, với mức phân cấp phòng hộ rất xung yếu đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt kết quả tại Quyết định số: 1208/QĐ-UBND, ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Như vậy diện tích đất đang tranh chấp đã được nhà nước quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ.

[10] Xét ý kiến của kiểm sát viên tham gia phiên tòa nhận xét và có quan điểm: Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký và các đương sự chấp hành đúng quy định của pháp luật; Quan điểm giải quyết vụ án của đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện M C, tỉnh Điện Biên tại phiên tòa phù hợp với quan điểm giải quyết vụ án của Hội đồng xét xử sơ thẩm.

[11] Xét những lời trình bày của những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Giàng, ông Tàng, ông Thông. Ông Lê Đình Thu, ông Hoàng Tiến Ngọ bà Lê Thị Xuân:

Các ông bà đồng quan điểm đều nhất trí với phần trình bày của bên nguyên đơn, đề nghị buộc các bên bị đơn trả lại diện tích đất cho bên nguyên đơn được tiếp tục quản lý, sử dụng, sở hữu là chưa có đủ căn cứ. do các nguyên đơn đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên áp dụng khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 11; điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 15 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 về án phí và lệ phí Tòa án đề nghị miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D là có đủ căn cứ cần chấp nhận.

Đối với đề nghị buộc bên bị đơn phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là chưa đủ căn cứ, vì theo quy định Điều 157 Bộ luật tố tụng dân sự thì bên nguyên đơn không được chấp nhận, do đó phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ.

Các ý kiến khác của những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nguyên đơn vượt quá yêu cầu khởi kiện, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.

[12] Từ những căn cứ phân tích trên, HĐXX có đủ cơ sở xác định diện tích 1,87 ha đất đang tranh chấp không thuộc quyền quản lý của các nguyên đơn ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D và các bị đơn ông H G H và bà T T Đ; ông H S L và bà Lý Thị Cá. Đó là đất đã được quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ với mức phân cấp phòng hộ rất xung yếu, thuộc quyền quản lý của UBND xã S L, huyện M C. Là đất đai do nhà nước quản lý, tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định tại Điều 4, Điều 39, Điều 136 Luật đất đai; Điều 197; 198 Bộ luật dân sự và điểm a khoản 1 Điều 7 Luật lâm nghiệp. Việc ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D cho rằng diện tích đất đang tranh chấp là đất bãi thả trâu các ông bà là không có căn cứ. Việc các bị đơn cho rằng đó là đất nương của các ông bà là không có căn cứ. Diện tích đất đang tranh chấp thuộc quyền quản lý của UBND xã S L.

[13] Xét số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ. Hội đồng xét xử xét thấy, trong quá trình giải quyết tranh chấp nguyên đơn ông Hồ Vẳng Giàng và anh H A T yêu cầu Tòa án đi xem xét thẩm định tại chỗ. Tòa án đã ra thông báo số: 01/TB-TA ngày 12/01/2021 về việc yêu cầu các đương nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét thẩm định tại chỗ. Nguyên đơn ông H V G đã nộp 5.000.000 đồng tiền tạm ứng chi phí xem xét thẩm định tại chỗ.

Hội đồng xem xét thẩm định tại chỗ đã tiến hành xem xét tại thực địa đối với diện tích đất đang tranh chấp. Số tiền 2.500.000 đồng đã được chi trả hết cho Hội đồng xem xét thẩm định tại chỗ. Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận vậy ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D phải cùng chịu toàn bộ số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là 2.500.000 đồng theo quy định tại Điều 157 và Điều 158 của Bộ luật tố tụng dân sự, tuy nhiên ông H V G nhận chịu toàn bộ số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là 2.500.000 đồng được khấu trừ số tiến 5.000.000 đồng ông Giàng đã nộp tạm ứng chi phí xem xét thẩm định tại chỗ ngày 12/01/2021. Số tiền 2.500.000 đồng còn lại ngày 26/7/2021 Tòa án đã trả lại cho ông Giàng.

Về án phí: Do yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận theo quy định thì các nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tuy nhiên xét H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D là đồng bào dân tộc thiểu số, ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên áp dụng khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 11; điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 15 Nghị quyết số:326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 về án phí và lệ phí Tòa án cần miễn án phí dân sự sơ thẩm cho các nguyên đơn.

Vì các lẽ trên! 

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng:

- Khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Điều 147; Điều 157 và 158 của Bộ luật tố dụng dân sự.

- Điều 4; khoản 1, 2 Điều 12; Điều 39; khoản 1 Điều 136; khoản 2 Điều 203 Luật đất đai.

- Điểm a khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 9; Điều 25; Điều 43 và Điều 74 Luật lâm nghiệp.

- Các Điều 197; 198 của Bộ luật dân sự.

- Khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; Điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D. Không chấp nhận việc ông H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D yêu cầu các bị đơn ông H G H và bà T T Đ; ông H S L và bà Lý Thị Cá - Cùng địa chỉ: Bản S L 1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên trả diện tích đất 18.700 m2 đang tranh chấp theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 18/3/2021 và kèm theo sơ đồ trích đo thửa đất. Tại địa chỉ khu vực Ché Cu Nhia thuộc bản S L1, xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên. Diện tích đất đang tranh chấp thuộc quyền quản lý của UBND xã S L, huyện M C, tỉnh Điện Biên.

2. Về chi phí đi xem xét thẩm định tại chỗ: Ghi nhận việc ông H V G tự nguyện chịu toàn bộ số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ là 2.500.000 đồng. Ông Giàng đã nộp đủ.

3. Về án phí: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho H V G và bà C T L; Anh H A T và chị S T D; Anh H A T và chị H T D.

Áp dụng Điều 271; Điều 273 của Bộ Luật tố tụng dân sự các đương sự có mặt được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (ngày 16/9/2021). Các đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc niêm yết bản bản án 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

313
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

 Bản án 01/2021/DS-ST ngày 16/09/2021 về tranh chấp quyền sử dụng đất

Số hiệu:01/2021/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Mường Chà - Điện Biên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 16/09/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về