Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam được quy định thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
18/04/2024 16:30 PM

Xin cho tôi hỏi cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam được quy định thế nào? - Uyên Nhi (Đồng Nai)

Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thông tấn xã Việt Nam có chức năng gì?

- Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

- Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.

- Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.

(Điều 1 Nghị định 87/2022/NĐ-CP)

2. Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam được quy định thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 87/2022/NĐ-CP như sau:

(1) Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại.

(2) Văn phòng.

(3) Ban Tổ chức - Cán bộ.

(4) Ban Kế hoạch - Tài chính.

(5) Ban biên tập tin Trong nước.

(6) Ban biên tập tin Thế giới.

(7) Ban biên tập tin Đối ngoại.

(8) Ban biên tập Ảnh.

(9) Ban biên tập tin Kinh tế.

(10) Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.

(11) Trung tâm Truyền hình Thông tấn.

(12) Báo Tin tức.

(13) Báo Thể thao và Văn hóa.

(14) Báo điện tử VietnamPlus.

(15) Báo Việt Nam News.

(16) Báo Le Courrier du Vietnam.

(17) Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum.

(18) Báo ảnh Việt Nam.

(19) Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.

(20) Nhà xuất bản Thông tấn.

(21) Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam.

(22) Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

(23) Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật.

(24) Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.

(25) Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn.

(26) Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn.

(27) Trung tâm Phát triển Truyền thông Thông tấn.

(28) Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.

Các đơn vị quy định từ khoản (1) đến khoản (4) là tổ chức giúp việc Tổng giám đốc; các đơn vị quy định từ khoản (5) đến khoản (24) là các đơn vị thông tin; các đơn vị quy định từ khoản (25) đến khoản (28) là các đơn vị phục vụ thông tin.

Văn phòng có 06 phòng, Ban Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng.

3. Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam?

Theo Điều 4 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam như sau:

- Thông tấn xã Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.

- Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

- Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 312

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn