Câu hỏi kèm đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô bắt đầu từ 08h00 ngày 16/05/2024 đến 23h00 ngày 23/05/2024. Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:
Câu hỏi số 1: Ngày 4 tháng 11 năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó Hà Nội có: A. 04 quận nội Thành và 03 huyện ngoại thành B. 02 quận nội Thành và 03 huyện ngoại thành C. 02 quận nội Thành và 04 huyện ngoại thành D. 04 quận nội Thành và 04 huyện ngoại thành Câu hỏi số 2: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu gồm: A. Khu Lãng Bạc, khu Vạn Thái, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Long Biên B. Khu Lãng Bạc, khu Hồng Hà, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh C. Khu Lãng Bạc, khu Đống Đa, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh D. Khu Lãng Bạc, khu Bạch Mai, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh Câu hỏi số 3: Vường hoa Diên Hồng hay còn gọi là Vườn hoa con cóc từng có tên gọi trong thời kỳ Pháp thuộc là gì? A. Vườn Simoni ((Square) B. Vườn hoa Foch (Place) C. Vườn hoa Neyret (Place) D. Vườn hoa Gambetta (Square) Câu hỏi số 4: Chính phủ ra sắc lệnh về xây dựng “Quỹ độc lập” nhằm động viên Nhân dân đóng góp của cải để xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ trang bảo vệ chế độ mới vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 04/9/1945 B. Ngày 05/9/1945 C. Ngày 14/9/1945 D. Ngày 02/9/1945 Câu hỏi số 5: Tòa nhà Phủ chủ tịch nằm trên đường Hùng Vương trong thời kỳ Pháp thuộc có tên gọi là gì? A. Phủ toàn quyền Đông Dương B. Tòa nhà Sở Công chính C. Tòa nhà bộ tham mưu D. Dinh thống sứ Bắc Kỳ Câu hỏi số 6: Trận đánh Sân bay Bạch Mai được thực hiện vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 5/3/1954 B. Ngày 4/3/1954 C. Ngày 18/1/1950 D. Ngày 17/1/1950 Câu hỏi số 7: Năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó Hà Nội có bao nhiêu quận nội thành? A. 6 quận B. 5 quận C. 7 quận D. 4 quận Câu hỏi số 8: Bài hát "Tiến về Hà Nội" do ai sáng tác? A. Văn Cao B. Văn Tý C. Nguyễn Đức Toàn D. Đỗ Nhuận Câu hỏi số 9: Cầu Long Biên, cây cầu mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội được đưa vào sử dụng năm nào? A. Năm 1903 B. Năm 1898 C. Năm 1899 D. Năm 1902 Câu hỏi số 10: Sự kiện nào buộc Pháp phải ký hiệp định Geneve đồng thời rút hết quân về nước? A. Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947 B. Chiến dịch Điện Biên Phủ C. Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 D. Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu hỏi số 11: Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 13/8/1945 B. Ngày 17/8/1945 C. Ngày 15/8/1945 D. Ngày 19/8/1945 Câu hỏi số 12: Phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm trước kia từng có tên gọi là gì: A. Phố Hàng Lọng B. Phố Ôn Như Hầu C. Quai Clémenceau D. Đường Quan Lộ Câu hỏi số 13: Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp được ký ngày tháng năm nào? A. Ngày 06/3/1946 B. Ngày 16/3/1946 C. Ngày 26/3/1946 D. Ngày 10/3/1946 Câu hỏi số 14: Cây cầu đầu tiên được người Pháp xây dựng bắc qua sông Hồng có tên là gì? A. Cầu Chương Dương B. Cầu Vĩnh Tuy C. Cầu Thăng Long D. Cầu Long Biên Câu hỏi số 15: Theo Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội, Ngoại thành Hà Nội quận 6 gồm: A. 40 làng B. 39 làng C. 37 làng D. 38 làng Câu hỏi số 16: Theo Sắc lệnh số 77 ngày ngày 21 tháng 12 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc tỉnh. Theo đó, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: A. 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành B. 15 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành C. 17 khu nội thành và 7 khu hành chính ngoại thành D. 15 khu nội thành và 7 khu hành chính ngoại thành Câu hỏi số 17: Đoàn quân “Nam Tiến” đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến tại địa điểm nào? A. Quảng Trường Ba Đình B. Nhà máy xe lửa Gia Lâm C. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục D. Ga Hàng Cỏ Câu hỏi số 18: Lý do Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc “Rút quân” thần kỳ? A. Rút lui để bảo toàn lực lượng B. Giặc Pháp ngày càng được nhiều quân tiếp viện và vũ khí C. Tất cả đáp án đều đúng D. Hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng, Chính phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao Câu hỏi số 19: Đoàn quân “Nam Tiến” đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến vào thời gian nào? A. Ngày 16/9/1945 B. Ngày 15/9/1945 C. Ngày 06/9/1945 D. Ngày 26/9/1945 Câu hỏi số 20: Theo Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội, Nội thành Hà Nội quận 1 gồm: A. Gồm 9 khu phố và 7 làng B. Gồm 9 khu phố và 9 làng C. Gồm 7 khu phố và 8 làng D. Gồm 7 khu phố và 9 làng Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng từ 250 từ đến tối đa không quá 500 từ) |
>> Xem tại đây
* Phát động Cuộc thi: Ngày 22/4/2024
* Tổ chức các Vòng thi:
- Vòng sơ khảo: diễn ra trong 12 tuần từ ngày 01/5/2024 đến ngày 31/7/2024, cụ thể:
+ Giai đoạn 1: Chủ đề “Tiến về Hà Nội” (Từ khi thành lập Đảng bộ Thành phố đến giải phóng Thủ đô): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/5/2024 đến 23h00 ngày 31/5/2024
+ Giai đoạn 2: Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó” (Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/6/2024 đến 23h00 ngày 30/6/2024
+ Giai đoạn 3: Chủ đề “Thênh thang đường mới” (Gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/7/2024 đến 23h00 ngày 31/7/2024.
- Vòng chung khảo: 16 thí sinh có thành tích xuất sắc tại vòng sơ khảo tham gia thi Vòng chung khảo dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024 dưới hình thức thi “sân khấu hoá”.
- Tổng kết và trao giải cuộc thi: được tổ chức ngay sau khi kết thúc vòng thi chung khảo.
- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.
- Tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (như: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện của Thành phố trong thời gian qua…).
- Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.
(Nguồn Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)
- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
(Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022)