Đề xuất bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
08/05/2024 16:45 PM

Cho tôi hỏi, tại sao nghề nấu ăn ở trường mầm non được đề xuất bổ sung vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại? - Chị Nga (Đồng Tháp).

Đề xuất bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại

Đề xuất bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại (Hình từ internet)

1. Đề xuất bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại

Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề nghị nghiên cứu, đánh giá, quyết định bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mục XXXI du lịch tại Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định như sau:

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại IV

1

Nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên chịu tác động của nóng.

2

Cứu nạn ở các bãi tắm biển

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên chịu tác động của sóng gió.

3

Sơ chế thực phẩm phục vụ chế biến các món ăn từ 100 suất ăn trở lên trong nhà hàng, khách sạn

Lao động thủ công nặng nhọc, đứng, cúi khom, di chuyển ngắn liên tục trong ca; tiếp xúc với nóng, ẩm ướt, khí CO2 từ chất đốt.

4

Rửa bát đũa và đồ dùng ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn.

Công việc nặng nhọc, khẩn chương, liên tục; đứng, cúi suốt ca; chịu ảnh hưởng của nóng, ẩm ướt và hóa chất tẩy rửa.

5

Bảo quản, cấp phát, vận chuyển thực phẩm trong kho lạnh.

Chịu tác động nóng, lạnh (dưới 0 0C) đột ngột; vận chuyển thực phẩm nhiều lần trong ca làm việc.

6

Vệ sinh nhà bếp, cống rãnh khách sạn.

Công việc nặng nhọc, không cố định; tiếp xúc bụi bẩn, ẩm ướt, khí CO2 và nấm mốc vi sinh.

7

Giặt, là thủ công trong khách sạn.

Công việc nặng nhọc, thủ công; tiếp xúc trực tiếp với nóng, ẩm ướt và thuốc tẩy rửa: sút, a xit...

8

Lái xe ô tô du lịch từ 40 chỗ ngồi trở lên

Lưu động, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh, chịu tác động của ồn, rung, hơi xăng.

Nguồn: Cổng TTĐT Công đoàn Việt Nam

Có thể nói, công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên có điều kiện làm việc không khác gì công việc “nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên”. Do đó, công việc của các nhân viên nuôi dưỡng như trên cần được quan tâm thực hiện các chế độ chính sách hợp lý hơn.

2. Bao lâu thì khám sức khỏe người lao động đối công việc nặng nhọc, độc hại

Căn cứ Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

- Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

- Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Nguyễn Minh Khôi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 374

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn