Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
15/05/2024 09:13 AM

Cho tôi hỏi nội dung của Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 gồm những gì? - Minh Khánh (Tiền Giang)

Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024

Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 678/QĐ-BTP ngày 17/4/2024 về Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024.

Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024

Thực hiện chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, trong năm 2024, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại một số địa phương. 

Đơn cử, nội dung của Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 như sau:

* Nội dung kiểm tra (các năm 2022, 2023 và 2024 (tính đến thời điểm kiểm tra))

Trọng tâm của nội dung kiểm tra là đánh giá việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ của cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương. Bên cạnh đó, để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện kiểm tra hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai và một số Chi nhánh.

** Kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm

- Việc ban hành kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm; việc ban hành các văn bản về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký biện pháp bảo đảm, về công bố thủ tục hành chính, về cơ chế phối hợp, văn bản khác có liên quan;...

- Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương (bao gồm: Hoạt động triển khai thi hành Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương; số lần, cách thức thực hiện hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thời gian thực hiện;…).

- Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương (bao gồm: Số lần tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; cách thức, thời gian thực hiện; thành phần, nội dung;…).

- Việc thực hiện kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai theo thẩm quyền (bao gồm: Việc ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng năm; số lần tổ chức kiểm tra, hình thức và nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra; việc thông báo kết luận kiểm tra; việc thực hiện kết luận kiểm tra; nắm bắt hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương sau kiểm tra;…).

- Việc tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tạo cơ sở cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương (bao gồm: Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; tiến độ xây dựng; mức độ ứng dụng trên thực tế;…); mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký biện pháp bảo đảm tại thời điểm hiện nay.

- Việc thực hiện chế độ báo cáo Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về thống kê (bao gồm: Số lần, hình thức, nội dung báo cáo); phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ nêu tại các điểm a, b, c, đ, g, h và k khoản 2 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (bao gồm: Số lần, nội dung phối hợp với Bộ Tư pháp;…).

- Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền tại địa phương; nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị (nếu có).

** Kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm

Để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, lựa chọn Văn phòng đăng ký đất đai và một số Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký) để kiểm tra thực tế về hoạt động đăng ký, cụ thể là:

- Về tính hợp lệ của hồ sơ đã được cơ quan đăng ký tiếp nhận, giải quyết (thành phần giấy tờ trong hồ sơ, việc kê khai thông tin trên phiếu yêu cầu đăng ký và đối chiếu nội dung kê khai trên phiếu với thông tin trong hợp đồng bảo đảm và thông tin lưu giữ tại Văn phòng đăng ký);

- Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất liên quan đến các nội dung sau:

(i) Về thẩm quyền đăng ký; về việc từ chối (số lượng hồ sơ bị từ chối, hình thức từ chối, lý do từ chối); về thời hạn giải quyết (thời hạn giải quyết thực tế, số lượng hồ sơ giải quyết chậm so với quy định của pháp luật (tính theo năm), lý do giải quyết không đúng thời hạn);

(ii) Về việc chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm của cơ quan đăng ký;

(iii) Về lưu hồ sơ (giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ đăng ký; cách thức lưu trữ hồ sơ đăng ký tại các Văn phòng đăng ký (lưu trữ bằng bản điện tử/lưu trữ bằng bản giấy);

(iv) Về lập các loại sổ theo quy định (việc lập và ghi các loại sổ về đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: sổ tiếp nhận, sổ địa chính, sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai);

(v) Việc cung cấp thông tin (thời hạn giải quyết, các trường hợp từ chối); (vi) Về thu phí (mức thu, việc thực hiện không thu phí đăng ký về biện pháp bảo đảm trong một số trường hợp theo quy định);

- Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính, mức phí;

- Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm của Văn phòng đăng ký; nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị (nếu có);

- Số lượng hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, số lượng phiếu yêu cầu cung cấp thông tin của Văn phòng đăng ký trong các năm 2022, 2023 và 2024 (tính đến thời điểm kiểm tra).

(Số liệu thống kê được xác định theo Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp).

* Thời gian, cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra và địa điểm kiểm tra

** Thời gian kiểm tra

Tại tỉnh Vĩnh Long, Lâm Đồng, Đắk Nông, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định: dự kiến thực hiện trong Quý II-III/2024, 02 ngày/1 địa phương.

(Bộ Tư pháp sẽ có văn bản gửi địa phương thông báo về thời gian cụ thể trong trường hợp có sự thay đổi về thời gian kiểm tra).

** Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra

- Sở Tư pháp là cơ quan được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh giao nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương theo quy định tại khoản 7 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với Sở Tư pháp giúp UBND cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương theo quy định tại khoản 8 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

- Văn phòng đăng ký đất đai và một số Chi nhánh.

** Địa điểm tiến hành kiểm tra

Trụ sở của cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra nêu tại điểm a và điểm c mục 2.2 phần II Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BTP ngày 17/4/2024.

* Thành phần Đoàn kiểm tra

Thành phần Đoàn kiểm tra dự kiến gồm:

- 01 Lãnh đạo Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Trưởng đoàn.

- Một số công chức của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, thành viên.

- 01 công chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên.

Xem thêm Quyết định 678/QĐ-BTP có hiệu lực từ ngày 17/4/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,188

Bài viết về

lĩnh vực Đất đai

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn