BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 08/2013/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2013/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động và miễn nhiệm hòa giải viên lao động theo quy định tại Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2013/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Hòa giải viên lao động.

2. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.

3. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động.

4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động và miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Điều 3. Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động

1. Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động theo mẫu số 01/HGV ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn xin dự tuyển hòa giải viên lao động của người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp không thuộc các cơ quan tổ chức giới thiệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan, đơn vị đang công tác.

2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú.

3. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền.

4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Văn bản giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP đối với người được giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động.

Điều 4. Xác định số lượng và tuyển chọn hòa giải viên lao động

1. Mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có hòa giải viên lao động. Căn cứ số lượng doanh nghiệp, mức độ tranh chấp lao động trên địa bàn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xác định số lượng hòa giải viên lao động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Quý 4 hàng năm căn cứ mức độ giải quyết tranh chấp lao động, số lượng doanh nghiệp và số lượng hòa giải viên lao động hiện có, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung số lượng hòa giải viên lao động để làm cơ sở tuyển chọn theo quy định.

2. Căn cứ tiêu chuẩn hòa giải viên lao động quy định tại Điều 4 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP và số lượng hòa giải viên lao động cần tuyển, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giới thiệu một cán bộ thuộc phòng quản lý để bổ nhiệm hòa giải viên lao động.

4. Danh sách người đạt tiêu chuẩn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP được lập theo mẫu số 02/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động

Quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo mẫu số 03/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Công khai danh sách hòa giải viên lao động

Công khai danh sách hòa giải viên lao động theo quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Niêm yết công khai tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

Điều 7. Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.

2. Bên yêu cầu hòa giải được lựa chọn hòa giải viên lao động để đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

Quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động theo mẫu số 04/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải thông báo chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức phiên họp hòa giải cho các bên tranh chấp biết trước ít nhất một ngày làm việc trước khi tiến hành.

6. Trường hợp cần thiết thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khác trong tỉnh để cử hòa giải viên lao động hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đề nghị hỗ trợ hòa giải viên lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP.

Điều 8. Đánh giá kết quả thực hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động

1. Định kỳ hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động với các nội dung sau: số vụ được cử tham gia hòa giải, số vụ đã tham gia hòa giải, số vụ hòa giải thành, việc chấp hành quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, việc chấp hành quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

2. Hòa giải viên lao động hoàn thành nhiệm vụ khi đáp ứng các quy định sau:

- Chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;

- Chấp hành quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động;

- Số vụ hòa giải thành đạt trên 50% so với số vụ tham gia hòa giải.

Điều 9. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động

1. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động theo mẫu số 05/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Có 2 năm liên tục được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

c) Có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền, trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Một trong các quy định tại Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng;

- Thực hiện nhiệm vụ hòa giải không vô tư hoặc không khách quan.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chủ trì cuộc họp xem xét mức độ vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động với sự có mặt của hòa giải viên lao động, đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, các bên có liên quan đến hành vi vi phạm của hòa giải viên lao động. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của hòa giải viên lao động, đại diện của các bên tham gia.

d) Có từ 02 lần trở lên không thực hiện nhiệm vụ hòa giải theo quyết định cử hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng.

2. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị miễn nhiệm hòa giải viên lao động gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo Đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động (đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này) hoặc Báo cáo không hoàn thành nhiệm vụ hòa giải của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này) hoặc Biên bản họp xem xét mức độ vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động (đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này).

3. Quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo mẫu số 06/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Bảo đảm điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động

Hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

1. Lập dự toán kinh phí, chi trả và quyết toán kinh phí hoạt động của hòa giải viên lao động theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP và pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng họp, tài liệu, văn phòng phẩm cho hòa giải viên lao động tiến hành các vụ hòa giải tranh chấp.

Điều 11. Chế độ báo cáo

1. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm báo cáo kết quả hòa giải từng vụ việc hòa giải kèm theo Biên bản các vụ hòa giải cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ, biên bản giải quyết tranh chấp lao động của hòa giải viên; định kỳ 6 tháng một lần và đột xuất theo yêu cầu về hoạt động hòa giải trên địa bàn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Định kỳ 6 tháng một lần và đột xuất theo yêu cầu về hoạt động hòa giải trên địa bàn, Sở Lao động - Thương binh và xã hội báo cáo kết quả bổ nhiệm, miễn nhiệm, hoạt động hòa giải tranh chấp lao động cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở và hòa giải viên lao động và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu: VT, PC, LĐTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu số 01/HGV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……….., ngày ….. tháng …. năm ….

ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân……………………;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ....

 

Tên tôi là (viết chữ in hoa):........................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………. Nam, Nữ: .........................

Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo:........................................................

Chuyên ngành đào tạo (gần nhất)1:..........................................................................

Thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan đến quan hệ lao động: ….……. (tháng).

Nơi công tác...............................................................................................................

Địa chỉ hoặc số điện thoại liên hệ..............................................................................

Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan, tôi làm đơn đăng ký dự tuyển hòa giải viên lao động.

Nếu được bổ nhiệm làm hòa giải viên lao động, tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hòa giải viên lao động./.

 

Xác nhận của cơ quan đang công tác
(nếu có)
(Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu)

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02/HGV

ỦY BAN NHÂN DÂN
…………………….
PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………….., ngày …. tháng ….. năm …..

Danh sách người đạt tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

Đơn vị đang công tác

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ2

Thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan đến quan hệ lao động (tháng)

Đối tượng tham gia

Ghi chú

Đăng ký

Giới thiệu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03/HGV

ỦY BAN NHÂN DÂN
(tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:    /QĐ-UBND

………., ngày …. tháng …. năm ….

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH....

Căn cứ .....................................................................................................................

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/…………….. và ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số …. ngày.... tháng …. năm...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ nhiệm các ông/ bà có tên sau đây làm hòa giải viên lao động.

1.

2.

3.

Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 5 năm.

Điều 2. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao và được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân…., Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ông/ bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ………;
- Lưu:…

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 04/HGV

ỦY BAN NHÂN DÂN
(Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:    /QĐ-UBND

………., ngày …. tháng …. năm ….

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CỬ HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG THAM GIA HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/QUẬN/THỊ XÃ....

Căn cứ ....................................................................................................................

Xét đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội .......................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cử ông/ bà …….. tham gia giải quyết tranh chấp ……………….3 theo yêu cầu tại văn bản số ...ngày...tháng...năm của ………. (đính kèm).

Điều 2. Ông/ bà …………….. có trách nhiệm thực hiện việc giải quyết tranh chấp lao động nêu tại Điều 1 Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, các bên tranh chấp và ông/ bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ……..……;
- Lưu:…

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 05/HGV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………., ngày …. tháng …. năm ….

ĐƠN XIN THÔI THAM GIA HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

Kính gửi: ……………………………………………..

Tên tôi là (viết chữ in hoa): ......................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………..……. Nam, Nữ:..............

Được bổ nhiệm là hòa giải viên lao động tại …………………….. (tên địa bàn) theo Quyết định số .... /QĐ-UBND ngày .... tháng .... năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...........................................................

Nay tôi xin thôi làm hòa giải viên lao động kể từ ngày.... tháng ….. năm.

Lý do (trình bày ngắn gọn) .......................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Xác nhận của cơ quan đang công tác
(nếu có)
(Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu)

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06/HGV

ỦY BAN NHÂN DÂN
(tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:      /QĐ-UBND

………., ngày …. tháng …. năm ….

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC MIỄN NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH....

Căn cứ ......................................................................................................................

Căn cứ .....................................................................................................................

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân ………… và ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số ngày.... tháng …. năm...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động đối với các ông/ bà có tên sau:

1...

2...

….

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân…….., Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ông/ bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- ……..……;
- Lưu: …

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 



1 Chuyên ngành đào tạo gần với chuyên môn phục vụ cho hòa giải tranh chấp lao động.

2 Trình độ cao nhất được đào tạo gần với chuyên môn phục vụ cho hòa giải tranh chấp lao động.

3 Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 08/2013/TT-BLDTBXH

Hanoi, June 10, 2013

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 46/2013/ND-CP DATED MAY 10, 2013 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON LABOR DISPUTES

Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor disputes;

Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the proposal of Director of Labor and Salary Department;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular guiding the Government’s Decree No. 46/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor disputes.

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the recruitment, appointment, re-appointment and assignment of labor conciliators for participating in solving labor disputes and dismissal of labor conciliators as prescribed in the Government’s Decree No. 46/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor disputes (hereinafter abbreviated to the Decree No. 46/2013/ND-CP).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Labor conciliators.

2. Employees as prescribed in clause 1 Article 3 of the Labor Code.

3. Employers as prescribed in clause 2 Article 3 of the Labor Code.

4. Organizations representing for labor collectives at facility as prescribed in clause 4 Article 3 of the Labor Code.

5. Agencies, organizations and individuals related to the recruitment, appointment, re-appointment and assignment of labor conciliators for participating in solving labor disputes and dismissal of labor conciliators.

Article 3. Application file for labor conciliator candidature

1. Application for labor conciliator candidature made according to the form No. 01/HGV promulgated together with this Circular. Application for labor conciliator candidature of persons working in state agencies, non-business units, political organizations, socio-political organizations, professional organizations not under introduction of agencies or organizations specified in point a clause 2 Article 5 of the Decree No. 46/2013/ND-CP must have consent of agencies or units where such persons are working.

2. Curriculum vitae certificated by the agencies directly managing or the communal People’s Committee where they reside.

3. Health certificate issued by the competent health agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Written introduction for candidature in labor conciliator position of heads of agencies or organizations specified in point a clause 2 Article 5 of the Decree No. 46/2013/ND-CP for persons who are introduced for candidature in labor conciliator position.

Article 4. Defining quantity and selecting labor conciliators

1. Each district, town, city under province must have labor conciliator. Based on quantity of enterprises, level of labor disputes in localities, the district Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall define quantity of labor conciliators and submit it to the President of the district-level People’s Committee for decision.

In quarter 4 every year, based on the extent of solving labor disputes, quantity of enterprises and quantity of existing labor conciliators, the district Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall report the President of the district-level People’s Committee for supplementing quantity of labor conciliators to do as basis for selection as prescribed.

2. Based on standard of labor conciliators specified in Article 4 of Decree No. 46/2013/ND-CP and quantity of labor conciliators need to be recruited, the district Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs shall notify the selection of labor conciliators on means of mass media in localities.

3. The district Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs shall introduce an officer under their management to appoint labor conciliators.

4. List of persons meeting standards to report it to the President of the district-level People’s Committee for appointment of labor conciliators specified in point c clause 2 Article 5 of the Decree No. 46/2013/ND-CP is made according to the form No. 02/HGV promulgated together with this Circular.

Article 5. Decision on appointment of labor conciliators

Decision on appointment of labor conciliators of the President of the provincial People’s Committee is made according to the form No. 03/HGV promulgated together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Publicizing list of labor conciliators as prescribed at point g clause 2 Article 5 of the Decree No. 46/2013/ND-CP is provided as follows:

1. Listing publicly at the district Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs and the provincial Departments of Labor, Invalids and Social Affairs.

2. Publishing on electronic information pages of the district People’s Committees and of the provincial Departments of Labor, Invalids and Social Affairs.

3. Notifying on means of mass media at localities.

Article 7. To receive requirements on solving labor disputes and to assign labor conciliators for participating in solving labor disputes

1. The district Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall receive requests for reconciling labor disputes, disputes on vocational training contract.

2. The party requesting for reconciliation is entitled to select labor conciliators in order to propose the district Division of Labor, Invalids and Social Affairs for nominating the labor conciliators to participate in solving labor disputes.

3. Within 01 working day after receiving request for solving labor disputes, the district Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall report to the President of the district-level People’s Committee to decide on nominating the labor conciliators participating in solving labor disputes.

4. Within 01 working day after receiving report of the district Division of Labor, Invalids and Social Affairs, the President of the district-level People’s Committee shall decide on nominating the labor conciliators participating in solving labor disputes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Within 01 working day, after receiving decision on nominating to participate in solving labor disputes, labor conciliators must notify the disputing parties about programs, time, and location for organizing the reconciliation session at least one working day before implementing.

6. In necessary case, the district Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall report to the President of the district-level People’s Committee to request the President of other district-level People’s Committee in province for nominating the labor conciliators supporting for solving labor disputes.

The district-level People’s Committee where requested for supporting labor conciliators shall ensure operational conditions of labor conciliators as prescribed in Article 7 of the Decree No. 46/2013/ND-CP.

Article 8. Assessing the result of implementation, the extent of finishing task of labor conciliators

1. Annually, the district Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs shall assess the extent of finishing task of labor conciliators with the following contents: Number of cases in which the labor conciliator is nominated for participating in reconciliation, number of cases in which the labor conciliator has participated in reconciliation, number of the successfull reconciled cases, the compliance of decision of the President of the district-level People’s Committee regarding nominating to participate in solving labor disputes.

2. Labor conciliators are considered as finishing task when meeting the following provisions:

- To comply with provisions of law on solving labor disputes;

- To comply with decision of the President of the district-level People’s Committee on nominating to participate in solving labor disputes;

- Number of successful reconciled cases is over 50% in comparison with number of cases in which labor conciliator participated in reconciliation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Labor conciliators are dismissed when fall in one of the following cases:

a. Having application for stopping participation in labor conciliator made according to the form No. 05/HGV promulgated together with this Circular.

b. Having 2 continuous years of being assessed as failing to finish tasks as prescribed in Article 8 of this Circular.

c. Conducting acts violating law, misusing their prestige, competence and duty to cause damages to benefits of parties or benefits of State in the course of reconciliation under one of the following cases:

- One of provisions in Article 3 of the anti-corruption Law;

- Labor conciliators are not impartial or objective while implementing reconciliation.

The President of the district-level People’s Committee shall preside over meeting to consider the extent of law violation of labor conciliators with the presence of such labor conciliators, representative of the district-level Division of Labor, Invalids and Social Affairs and parties related to violations of the labor conciliators. The record of meeting must have signature of labor conciliators and representatives of participants.

d. Failing to implement reconciliation tasks under decision on nominating labor conciliators of the President of the district-level People’s Committee in the set time limit for twice or more without legitimate reason.

2. Written request of the President of the district-level People’s Committee for dismissal of labor conciliators shall be sent to the President of the provincial People’s Committee enclosed with application for stopping participation in labor conciliators (for case specified in point a clause 1 of this Article) or report on failing to finish the reconciliation tasks of the district-level Division of Labor, Invalids and Social Affairs (for case specified in point b clause 1 of this Article) or the record of meeting on considering the extent of law violation of labor conciliators (for case specified in point c clause 1 of this Article).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Assurance for operational conditions of labor conciliators

Annually, the district-level Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall:

1. Make budget estimates, implement payment and make finalization of operational funding of labor conciliators as prescribed in Article 7 of the Decree No. 46/2013/ND-CP and law on the State budget.

2. Ensure the necessary conditions such as meeting room, documents, stationery for labor conciliators to implement the dispute reconciliations.

Article 11. The reporting regime

1. Labor conciliators shall report the reconciliation result of each case enclosed with the record of reconciliation cases to the district-level Division of Labor, Invalids and Social Affairs.

2. The district-level Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall manage, store dossiers, record of solving labor disputes of conciliators, biannually and irregularly at the request on reconciliation activities in localities, it shall report to the President of the district-level People’s Committee and the Department of Labor, Invalids and Social Affairs.

3. Biannually and irregularly at the request on reconciliation activities in localities, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall report result of the appointment, dismissal, activities of reconciling labor dispute to the President of the provincial People’s Committee and the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 12. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Circular No. 22/2007/TT-BLDTBXH dated October 23, 2007 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs providing guidelines on organization and operation of labor conciliation councils of enterprises, and on labour conciliators and previous regulations which are contrary to this Circular shall cease to be effective on the effective date of this Circular.

3. In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for timely guideline and supplementation.

 

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Pham Minh Huan

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No.08/2013/TT-BLDTBXH guiding the Decree No. 46/2013/ND-CP
Official number: 08/2013/TT-BLDTBXH Legislation Type: Circular
Organization: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Signer: Pham Minh Huan
Issued Date: 10/06/2013 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No.08/2013/TT-BLDTBXH of June 10, 2013, guiding the Government’s Decree No. 46/2013/ND-CP detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on labor disputes

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status