Nộp báo cáo tài chính năm trong Lịch công việc định kỳ Kế toán Thuế

Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.

Theo đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm có sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại doanh nghiệp khác.

Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày 30, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước thì thời hạn chậm nhất là 90 ngày.

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác:

- Đối với công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân: phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên: phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Báo cáo tài chính năm gồm:

- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - DN

Nơi nhận báo cáo tài chính:

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP

Kỳ lập báo cáo

Nơi nhận báo cáo

Cơ quan tài chính (*)

Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp

Cơ quan Thống kê

DN cấp trên (nếu có)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, năm

x

x

x

x

x

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm

 

x

x

x

x

(*) Cơ quan tài chính:

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: nộp báo cáo cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

- Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

- Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

Nếu có hành vi chậm nộp báo cáo; thì, tùy theo số ngày chậm nộp kể từ khi hết hạn nộp báo cáo, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo mức như sau:

Mức phạt

Số ngày chậm nộp báo cáo

Cảnh cáo

Dưới 15 ngày

2,00,000 - 6,000,000 đồng

Từ 15 ngày đến dưới 20 ngày

6,000,000 - 10,000,000 đồng

Từ 20 ngày đến dưới 30 ngày

10,000,000 - 20,000,000 đồng

Từ 30 ngày đến 45 ngày

20,000,000 - 40,000,000 đồng

Sau 45 ngày

(áp dụng cho cả hành vi không nộp báo cáo)

Căn cứ pháp lý: Điều 4 và Điều 7 Nghị định 95/2016/NĐ-CP

1,320
Công việc tương tự: