Cho tôi hỏi tổ chức, cá nhân vi phạm về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng năm 2023 thì bị phạt như thế nào? Mức phạt tiền là bao nhiêu? – Tuấn Tú (Nghệ An).
>> Vi phạm về quản lý chiếu sáng, cây xanh đô thị 2023 bị phạt như thế nào?
>> Vi phạm về sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng, bị phạt thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 6 Điều 55 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng sau đây thì bị phạt tiền và tùy vào hành vi vi phạm mà còn có thể bị xử phạt bổ sung, bị áp dụng biên pháp khắc phục hậu quả:
- Không có tường rào hoặc dải cây xanh cách ly bao quanh theo thiết kế được duyệt đối với các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xây dựng tường rào hoặc dải cây xanh cách ly bao quanh theo thiết kế được duyệt đối với các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn đối với công trình đang thi công xây dựng.
- Chuyển nhượng phần mộ cá nhân đối với trường hợp theo quy định không được chuyển nhượng:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi phần mộ cá nhân đã chuyển nhượng theo quy định.
- Lập, lưu trữ hồ sơ nghĩa trang không đầy đủ nội dung theo quy định:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, lưu trữ hồ sơ nghĩa trang đầy đủ nội dung theo quy định.
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ và không đúng định kỳ tình hình quản lý, sử dụng nghĩa trang theo quy định:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc báo cáo đầy đủ và đúng định kỳ tình hình quản lý, sử dụng nghĩa trang theo quy định.
- Không ban hành và công khai đơn giá sử dụng dịch vụ nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo quy định hiện hành:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ban hành và công khai đơn giá sử dụng dịch vụ nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo quy định hiện hành.
- Lưu giữ tro cốt không đúng nơi quy định hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lưu giữ tro cốt đúng quy định với hành vi quy định.
- Khoảng cách an toàn từ hàng rào nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tới khu dân cư, công trình công cộng không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng theo quy định: bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
- Không đóng cửa nghĩa trang khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường:
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
+ Xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đóng cửa nghĩa trang theo quy định.
- Sử dụng đất dành cho phần mộ cá nhân trong nghĩa trang vượt quá diện tích quy định:
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng đúng diện tích quy định.
Cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thì bị phạt tiền với mức bằng ½ mức của tổ chức vi phạm nêu trên và phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như đối với tổ chức vi phạm (theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Vi phạm về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng 2023 bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng không lập sổ theo dõi, lưu trữ hồ sơ các ca hỏa táng theo quy định thì bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng và bị buộc lập sổ theo dõi, lưu trữ hồ sơ các ca hỏa tháng theo điểm d khoản 3, điểm l khoản 6 Điều 55 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Ngoài hành vi vi phạm nêu trên, đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng có một trong các hành vi nêu dưới đây cũng bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng:
- Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đảm bảo đủ điều kiện năng lực theo quy định).
- Giao cho người không đủ điều kiện năng lực để vận hành lò hỏa táng (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đảm bảo đủ điều kiện năng lực theo quy định).
- Không lập quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng hoặc thực hiện quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng không đúng quy định đã được phê duyệt (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng hoặc buộc thực hiện quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng đúng quy định đã được phê duyệt).
- Không báo cáo tình hình hoạt động cơ sở hỏa táng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc báo cáo tình hình hoạt động cơ sở hỏa táng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định).
(Căn cứ khoản 3, khoản 6 Điều 55 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Chủ đầu tư dự án đưa nghĩa trang, cơ sở hỏa táng vào sử dụng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện quy định thì bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng và bị buộc đáp ứng đủ điều kiện quy định (theo điểm a khoản 4, khoản 5, điểm n khoản 6 Điều 55 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cơ sở hỏa táng mà khoảng cách từ cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng không đảm bảo quy định thì bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng và bị buộc đảm bảo khoảng cách từ cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng không đảm bảo quy định (điểm b khoản 4, điểm o khoản 6 Điều 55 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).