Trong việc tham gia giải quyết thủ tục phá sản, có những trường hợp nào thì buộc thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết hoặc bị thay đối? Căn cứ tại văn bản nào?
>> Thông báo việc tạm ngừng kinh doanh trước bao nhiêu ngày?
>> Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chi nhánh có được hoạt động hay không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định Khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản 2014 thì:
Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
- Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
- Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
- Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
- Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!