Tôi thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, bên cạnh đánh giá những nội dung kiểm toán thì tôi còn có những quyền hạn gì khi thực hiện kiểm toán nội bộ? – Kim Chi (Hải Dương).
>> Chậm nộp tiền phạt vi phạm về thuế, hóa đơn năm 2023, bị phạt bao nhiêu?
>> Chậm nộp tiền thuế năm 2023, mức phạt là bao nhiêu?
Tại Điều 24 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ như sau:
(i) Quản lý và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
(ii) Đảm bảo nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ.
(iii) Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực của kiểm toán nội bộ.
(iv) Báo cáo các đối tượng sau đây khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết.
- Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
(v) Có ý kiến khi có đề nghị tham vấn của người phụ trách kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
(vi) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
(vii) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
(viii) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ được quy định thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Đề xuất với các đối tượng tại mục (iv) Phần 1.1 nêu trên ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ và các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán nội bộ.
- Được đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của đơn vị; được đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn, thuê dịch vụ kiểm toán tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
- Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của đơn vị và quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền hạn sau đây:
+ Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
+ Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán.
+ Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công.
- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Trách nhiệm đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ được quy định tại Điêu 19 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng tại mục (iv) Phần 1.1 nêu trên.
- Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.