Chào chuyên viên, mình muốn hỏi theo quy định mới thì trường hợp: Nội dung phụ lục có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì giải quyết thế nào?
>> Có được sử dụng phụ lục hợp đồng để gia hạn hợp đồng lao động hay không?
>> Chi nhánh, VPĐD có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 thì:
- Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.Như vậy, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư theo quy định nêu trên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!