Ngân hàng 0 đồng? Lý do Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng? 3 ngân hàng bị mua 0 đồng giờ sáp nhập với các Ngân hàng nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín dụng?
>> Doanh nghiệp không thực hiện đăng ký định danh điện tử từ ngày 01/7/2025 có bị phạt không?
Ngân hàng 0 đồng là tên gọi dùng để nói về các ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng thua lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu và không thể có khả năng tự cơ cấu lại ngân hàng để phục hồi hoạt động như bình thường. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện biện pháp can thiệp bắt buộc là mua lại toàn bộ cổ phần của các ngân hàng này với giá 0 đồng.
![]() |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Ngân hàng 0 đồng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là nhằm các mục đích như sau:
- Đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng: Vì nếu như một ngân hàng sụp đổ thì có thể dẫn đến hiệu ứng dây chuyền kéo theo những ngân hàng khác, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng khiến người gửi tiền đi rút tiền ồ ạt gây mất cân bằng thị trường tài chính cho nên Ngân hàng phải mua lại với giá 0 đồng để kiểm soát tình hình tài chính, bảo vệ hệ thống ngân hàng.
- Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền: Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào sẽ giúp người gửi tiền tại các Ngân hàng này vẫn an toàn mà không bị mất số tiền đã gửi.
- Thực hiện tái cơ cấu toàn diện: Vì khi Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng, việc triển khai tái cơ cấu sẽ do Ngân hàng Nhà nước quyết định cân nhắc phương án nào hợp lý, lợi ích chung nhất chứ không bị cản trở bởi các cổ đông cũ ngân hàng thương mại
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng 0 đồng bởi để đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền cũng như thực hiện tái cơ cấu toàn diện ngân hàng bị mua 0 đồng đó.
- Ba ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB); Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank); Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank).
- Hiện nay, ba ngân hàng trên đã được chuyển giao bắt buộc cho những ngân hàng lớn của Việt Nam. Cụ thể:
+ OcenBank đã được chuyển giao bắt buộc cho Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) từ tháng 10/2024.
+ CBBank (Ngân hàng TMCP Xây dựng) đã được chuyển giao bắt buộc cho Ngân hàng TMCP Ngoại thường Việt Nam (Vietcombank) từ tháng 10/2024.
+ GPBank đã được chuyển giao bắt buộc cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ tháng 1/2025.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, những hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm trong hoạt động tín dụng:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
3. Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.