Cho thuê tài sản vô hình phi tài chính thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 7740 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 8020 là gì? Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 7740 - 77400 là về cho thuê tài sản vô hình phi tài chính.
Nhóm này bao gồm: Các hoạt động sử dụng tài sản phi tài chính có trả tiền bản quyền hoặc phí giấy phép cho người chủ tài sản. Sử dụng tài sản này có thể dưới nhiều dạng, như cho phép tái sản xuất, sử dụng tiếp quy trình hay sản phẩm, nhượng quyền...Người chủ hiện thời có thể hoặc không tạo ra những sản phẩm này.
Nhóm Mã ngành 7740 cũng gồm:
- Cho thuê tài sản vô hình phi tài chính (trừ bản quyền, như sách hoặc phần mềm).
- Nhận tiền nhuận bút hoặc phí giấy phép của việc sử dụng:
+ Bằng sáng chế.
+ Thương hiệu hoặc nhãn hiệu dịch vụ.
+ Nhãn hàng.
+ Quyền khai khoáng.
+ Thỏa thuận quyền kinh doanh.
+ Tài sản vô hình phi tài chính khác.
Nhóm Mã ngành 7740 sẽ loại trừ đối với:
- Cấp bản quyền và quyền xuất bản được phân vào ngành 58 (Hoạt động xuất bản), 59 (Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc).
- Sản xuất, tái sản xuất và bản quyền phát hành (sách, phần mềm, phim) được phân vào ngành 58 (Hoạt động xuất bản), 59 (Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc).
- Cho thuê bất động sản được phân vào nhóm 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).
- Cho thuê tài sản hữu hình được phân vào nhóm 7710 (Cho thuê xe có động cơ), 772 (Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình), 7730 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển).
- Cho thuê băng video và đĩa được phân vào nhóm 77220 (Cho thuê băng, đĩa video).
- Cho thuê sách được phân vào nhóm 77290 (Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình khác).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7740 – 77400: Cho thuê tài sản vô hình phi tài chính (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, cần thu thập các thông tin như sau:
- Mục đích thẩm định giá.
- Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá.
- Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp).
- Thời điểm thẩm định giá.
- Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá.
- Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước.
- Các thông tin nêu tại điểm 3.1 của Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC
- Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.
QUY ĐỊNH CHUNG - Thông tư 06/2014/TT-BTC … 3. Giải thích từ ngữ: 3.1. Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình; - Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.); - Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu; - Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được. 3.2. Tiền sử dụng tài sản vô hình: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản vô hình phải trả cho chủ sở hữu tài sản vô hình để được quyền sử dụng tài sản đó (ví dụ như tiền sử dụng sáng chế, tiền trả cho nhượng quyền thương mại, tiền trả cho quyền khai thác khoáng sản...v.v). |