Chứng khoán lô lẻ là gì? Có những cách nào để mua bán chứng khoán lô lẻ hiện nay? Mua bán chứng khoán lô lẻ qua sàn giao dịch chứng khoán được không? – Vĩnh Tâm (An Giang).
>> Luật Chứng khoán 2024: Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xác định thế nào?
>> Cách xác định giá tham chiếu chứng khoán theo quy định hiện nay?
Tại khoản 20 Điều 3 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 quy định: Giao dịch chứng khoán lô lẻ là giao dịch có số lượng chứng khoán nhỏ hơn một đơn vị giao dịch.
Như vậy, chứng khoán lô lẻ là loại chứng khoán được giao dịch với số lượng chứng khoán nhỏ hơn một đơn vị giao dịch.
Từ đầu năm 2021, lô giao dịch trên cả ba sàn giao dịch chứng khoán là HoSE, HNX và UPCoM được đồng bộ là 100 đơn vị, nghĩa là nhà đầu tư chứng khoán giao dịch khớp lệnh với số lượng ít nhất 100 cổ phiếu và phải là bội số của 100.
Giao dịch số cổ phiếu từ 1 đến 99 cổ phiếu được xếp vào diện giao dịch lô lẻ. Chứng khoán lô lẻ thường phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu.
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực [Cập nhật ngày 04/8/2023]
Cách mua bán chứng khoán lô lẻ hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đơn vị giao dịch lô lẻ là 01 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm.
(Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 30/QĐ-HĐTV ngày 31/8/2022).
- Giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch.
- Nhà đầu tư chỉ được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch lô lẻ và phải tuân thủ quy định về sửa, hủy lệnh LO tương tự đối với giao dịch lô chẵn.
- Giá giao dịch:
+ Giá của lệnh giao dịch lô lẻ phải tuân thủ theo các quy định về giá giao dịch tương tự giao dịch lô chẵn.
+ Các lệnh giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá tham chiếu, giá tính chỉ số.
- Giao dịch lô lẻ của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết hoặc giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng, đình chỉ giao dịch từ 25 ngày giao dịch liên tiếp trở lên không được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.
- Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm tổ chức giao dịch lô lẻ theo các phương thức sau: niêm yết thông qua hệ thống giao dịch theo phương thức giao dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BTC.
(Căn cứ theo Điều 33 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 30/QĐ-HĐTV).
Điều 3. Tổ chức giao dịch chứng khoán - Thông tư 120/2020/TT-BTC 1. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc sau: a) Phương thức khớp lệnh tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian; b) Phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các nội dung giao dịch. Điều 17. Lệnh giao dịch – Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV 1. Các loại lệnh giao dịch áp dụng tại từng SGDCK thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 12 Quy chế này. 2. Các loại lệnh giao dịch gồm: a) Lệnh giới hạn (ký hiệu lệnh LO): - Lệnh LO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua. - Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ. - Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ. |