DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định thế nào?

Avatar

 
Chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.
 
1. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo rình độ trung cấp, cao đẳng
 
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:
 
- Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau:
 
+ Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình.
 
+ Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề.
 
- Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo
 
+ Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề.
 
+ Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
 
+ Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định.
 
+ Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo.
 
+ Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này.
 
+ Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo.
 
+ Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều này.
 
- Lựa chọn chương trình đào tạo
 
+ Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tự chủ lựa chọn chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo khác ở trong nước, nước ngoài hoặc chương trình chuyển giao từ nước ngoài đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng thực hiện tại trường mình.
 
+ Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành để áp dụng thực hiện. Việc tổ chức thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
 
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:
 
- Thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình
 
+ Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ.
 
+ Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo.
 
+ Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu.
 
+ Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó:
 
Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.
 
Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.
 
+ Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:
 
Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình.
 
Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình.
 
+ Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành.
 
+ Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định.
 
- Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo
 
Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
 
+ Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút.
 
+ Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo.
 
+ Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân.
 
+ Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này.
 
Như vậy, tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH.
  •  495
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…