DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai bị tạm giam?

Avatar

 

Bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mẹ của "Cường đô-la") mới đây đã bị Cục Cảnh sát C03 tạm giam để điều tra các vi phạm pháp luật về kinh tế

Vì sao Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị bắt?

Ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Mở rộng điều tra vụ án, ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Cùng ngày 18/7/2024, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.

(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)

Link bài viết: https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-an-ninh-trat-tu/khoi-to-tong-giam-doc-cong-ty-cp-quoc-cuong-gia-lai-d22-t40236.html

Tham khảo thêm quy định tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"

Theo quy định tại Điều 219 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

- Vì vụ lợi

- Có tổ chức

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

- Gây thiệt hại về tài sản từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng

Ngoài ra, tội danh này còn có khung hình phạt tăng nặngphạt tù từ 10 năm đến 20 năm khi phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên.

Người vi phạm tội này ngoài bị phạt tù, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

  •  978
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…