DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử?

Avatar

 

Nếu bạn đã từng thắc mắc “vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử” thì bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Vì sao thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử? 

Trước hết, việc các thẩm phán hoặc luật sư nước ngoài hay đội tóc giả màu trắng bắt nguồn từ thế kỷ 17 tại Anh. Điều này mang những ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ hoàng đế Louis XIV của Pháp, những bộ tóc này thể hiện cho sự giàu có, quyền lực, và những người đội nó có vị thế xã hội cao hơn thường dân.

Thứ hai, những bộ tóc giả mang tới sự trang nghiêm cho phiên tòa và khẳng định vị thế, uy quyền của giới thẩm phán, luật sư tại tòa án.

Ngoài ra, tóc giả còn đảm bảo sự “vô danh tính” cho các luật sư và thẩm phán tại phiên tòa, ngăn cách họ bởi những vấn đề cá nhân liên quan, đảm bảo sự công tư, phân minh, giúp họ nhân danh quyền lực tối cao của pháp luật đưa ra các phán quyết công bằng, bất chấp màu da, sắc tộc, thu nhập, địa vị xã hội hay quan điểm chính trị của mỗi người.

Hiện nay, những bộ tóc giả đã không còn được sử dụng rộng rãi, chỉ còn nước Anh và vài nước theo hệ thống Thông luật là còn đội tóc giả nhằm mục đích lễ nghi.

Đối chiếu với hoàn cảnh lịch sử phát triển đất nước của Việt Nam. Do khác biệt về văn hóa, lịch sử, thậm chí khí hậu nên các thẩm phán tại Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử. Thay vào đó họ luôn mặc trên mình chiếc áo choàng đen tại các phiên tòa với ý nghĩa như bộ tóc giả của các thẩm phán phương Tây.

2. Quy định về trang phục thẩm phán Việt nam hiện nay 

Căn cứ Điều 1 Quyết định 210/QĐ-TANDTC quy định về trang phục của thẩm phán như sau:

- Kiểu dáng: Chiều dài áo tương ứng tỷ lệ 75% dài gáy gót. Áo được thiết kế hai thân trước một thân sau. Thân trước áo mỗi bên có xếp hai ly lật về phía sườn. Thân sau áo có xếp ba ly, một ly ở giữa áo, hai ly còn lại chia đều sang hai bên, lật về phía nách. Trên vai lót có thêm đáp đô ở phần cổ sau, bên trong bằng vải chính, chiều cao 9 cm, chiều rộng theo vòng cổ. Áo đóng mở bằng dây kéo khóa nhựa có màu như màu nẹp áo.

Bác tay hình cong, chiều cao 15 cm, bên trong có lót đến cửa tay. Cầu vai hình cánh dơi, chiều cao 16 cm.

Nẹp áo hai bên hình cong có độ rộng 8 cm, nẹp áo ngoài rộng 8 cm, nẹp lót trong rộng 5 cm. Đầu tay hai bên có xếp 8 ly nhỏ, 4 ly lật về phía trước, 4 ly lật về phía sau.

Áo có ken vai làm bằng ken bông ép.

- Chất liệu: Chất liệu là loại vải tốt, sử dụng phù hợp với thời tiết, khí hậu các vùng miền khác nhau.

- Họa tiết: Áo màu đen phối nẹp, bác tay và cầu vai tương ứng với từng ngạch Thẩm phán, cụ thể như sau:

+ Áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng.

+ Áo choàng xét xử của Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ boóc đô, có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng đồng.

- Kiểu dáng, họa tiết trang phục áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân được minh họa cụ thể tại các phụ lục ảnh ban hành kèm theo Quyết định này.

Chung quy lại, dù cho thẩm phán Việt Nam không đội tóc giả khi xét xử nhưng họ lại khoác lên mình chiếc áo choàng đen với ý nghĩa đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, bảo vệ lẽ phải của người dân. Bộ tóc giả hay chiếc áo choàng đen đều thể hiện sự uy nghiêm, quyền lực của lẽ phải, vừa thể hiện trọng trách lớn lao của những người bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người dân.

  •  133
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…