DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vi phạm những lỗi nào sẽ bị tước bằng lái xe máy?

Avatar

 

Người tham gia giao thông vi phạm những lỗi nào thì sẽ bị tước bằng lái xe máy? Nếu đã bị tước bằng lái xe máy rồi nhưng vẫn điều khiển xe máy tham gia giao thông có bị phạt không? Mức phạt lúc này là bao nhiêu?

Vi phạm những lỗi nào sẽ bị tước bằng lái xe máy?

Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định các trường hợp sau đây bị tước giấy phép lái xe máy: 

STT

Thời gian tước

Lỗi vi phạm

1

01 tháng đến 03 tháng

+ Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

+ Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

+ Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

+ Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

2

02 tháng đến 04 tháng

+ Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.

+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

3

03 tháng đến 05 tháng

+ Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các hành vi sau đây:

* Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

* Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

* Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

* Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

+ Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

4

10 tháng đến 12 tháng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

5

16 tháng đến 18 tháng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

6

22 tháng đến 24 tháng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Bị tước bằng lái xe máy nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?

1) Bị tước bằng lái xe máy có được lái xe không?

Theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đồng thời khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép thì cá nhân không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe, nếu cá nhân vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 

2) Bị tước bằng lái xe máy nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu không có bằng lái xe thì bị xử phạt như sau: 

- Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa thì:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.

- Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Như vậy, người bị tước bằng lái xe máy nhưng vẫn chạy xe máy tham gia giao thông thì sẽ bị phạt từ 1 - 5 triệu đồng.

Xem thêm: 

Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không?

Năm 2024, thi bằng lái xe còn cần giấy khám sức khoẻ không?

  •  1739
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…