DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân khiến hơn 500 người bị ngộ độc ở Đồng Nai

Avatar

 

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nếu không được điều trị sớm có nguy cơ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

>> Xem thêm bài viết: Từ vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai, bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt thế nào?

Tiếp nhận hơn 500 ca ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Tối ngày 07/5/2024, Sở Y tế Đồng Nai đã thông tin về nguyên nhân gây ngộ độc sau ăn bánh mì tại tiệm bánh Cô Băng (địa chỉ 148/18 Trần Quang Diệu, KP 2, phường Xuân Bình, TP Long Khánh).

Hiện tại, đã ghi nhận có 547 trường hợp nhập viện, trong đó 466 trường hợp đã xuất viện tiếp tục theo dõi tại nhà, còn 81 trường hợp theo dõi điều trị tại bệnh viện.

Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1-2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì nêu trên khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TPHCM thực hiện ghi nhận 04/08 mẫu thực phẩm như pate, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.

Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.

Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm như thế nào?

Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân. Bệnh gây ra từ loại vi sinh vật này được gọi là bệnh nhiễm khuẩn Salmonella, gây khó chịu cho dạ dày- ruột, sốt, tiêu chảy và đau quặn bụng.

Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh) có thể từ 6 giờ – 6 ngày. Thông thường, người bệnh bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ có xu hướng nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp. 

Trong đó, một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm:

- Tiêu chảy

- Đau quặn bụng

- Sốt

- Buồn nôn

- Nôn mửa

- Ớn lạnh

- Đau đầu

- Xuất hiện máu trong phân

Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định.

Nguyên nhân bị nhiễm khuẩn Salmonella có thể đến từ thực phẩm và nước có chứa nguồn lây bệnh, thực phẩm xử lý không đúng cách, nguồn lây từ vật nuôi và các động vật khác, hay các yếu tố về môi trường làm việc hay tiếp xúc với nguồn nhiễm khuẩn, bị lây khi đi du lịch,...

Chủ tiệm bánh mì gây ngộ độc có thể bị xử lý thế nào?

Theo khoản 6, khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ, điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm:

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức khi gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối cá nhân và 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức khi gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, người bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác ngoài bị xử lý hành chính thì còn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo tính chất nguy hiểm và hậu quả để lại của hành vi mà sẽ có các mức hình phạt khác nhau. Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định.

Theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Chiều 07/5, Sở Y tế đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra Sở Y tế để trao đổi những khó khăn, vướng mắc và đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

>> Xem thêm bài viết: Từ vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai, bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt thế nào?

  •  561
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…