Thương hiệu Việt liên tục bị đánh cắp ở nước ngoài
Dưới góc độ pháp lý, một thương hiệu có thể được bảo hộ dưới nhiều dạng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, ví dụ như Nhãn hiệu (1), Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý,… Trong vài năm gần đây, những thương hiệu lớn của Việt Nam như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, mì ăn liền Vifon, và gần đây nhất là thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuộc (2) liên tục bị chiếm đoạt ở nước ngoài đã làm dấy lên sự quan ngại nghiêm trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về rủi ro pháp lý và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Tại sao thương hiệu dễ bị mất Các đối tượng xấu lợi dụng 2 nguyên tắc dưới đây để xác lập quyền sở hữu cho mình nhằm chiếm đoạt thương hiệu của Việt Nam, cụ thể: (i) Nguyên tắc giới hạn quyền độc quyền theo lãnh thổ. Vì đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp (chẳng hạn như quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,…) là bị giới hạn theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là đăng ký ở đâu thì chỉ được hưởng quyền độc quyền ở lãnh thổ đó mà không mặc nhiên phát sinh hiệu lực ở nước khác (ii) Nguyên tắc ai nộp đơn đăng ký trước thì được cấp trước. Hầu hết luật nhãn hiệu các nước trên thế giới đều quy định chỉ có đơn đăng ký nhãn hiệu nào được nộp sớm nhất trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu đó thì mới được cấp đăng ký bảo hộ.
Hậu quả nguy hại của việc thương hiệu bị đánh cắp Thương hiệu là tài sản có giá trị. Ngày nay, cả thế giới đều thừa nhận những thương hiệu lớn nhất của thế giới có giá trị lên đến vài chục tỷ đô la Mỹ (3) như CocaCola, MicroSoft, Apple,..Vì thế, mất thương hiệu sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt tai hại không những đối với chủ sở hữu mà còn thậm chí ảnh hưởng tới cả một quốc gia, chẳng hạn như:
(ii) Chủ sở hữu thương hiệu đánh mất một khoản doanh thu đáng lẽ được hưởng tại nước đó hoặc đánh mất cơ hội thâm nhập thị trường đó; (iii) Uy tín và danh tiếng gắn liền với thương hiệu có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi một mặt người tiêu dùng không phân biệt được nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ đang cung cấp bởi cùng một thương hiệu, hoặc mặt khác trong một số trường hợp kẻ chiếm đoạt lợi dụng uy tín của thương hiệu sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng hóa kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng nhằm động cơ trục lợi hoặc hủy hoại danh tiếng của thương hiệu. (iv) Kẻ chiếm đoạt thương hiệu vô hình chung đã trở thành kẻ mạo danh được hợp pháp hóa thông qua văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu đó.
Bảo hộ thương hiệu bằng cách nào? Theo luật pháp quốc tế và quốc gia hiện hành về căn bản hiện nay chỉ có 2 phương thức đăng ký bảo hộ ở nước ngoài: (i) "Đăng ký quốc tế" nghĩa là nộp 1 đơn để được bảo hộ ở nhiều nước cùng một lúc, hoặc (ii) “Đăng ký quốc gia" nghĩa là mỗi quốc gia phải nộp 1 đơn độc lập.
Đăng ký quốc tế nêu trên có nghĩa là thực hiện việc bảo hộ thương hiệu ở phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid (gồm Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Hệ thống Madrid mang tính chất là một thoả thuận đa phương giữa các quốc gia theo đó cho phép chủ nhãn hiệu có thể nộp 1 đơn đăng ký duy nhất để có cơ hội được bảo hộ đồng thời ở trên 90 quốc gia/vùng lãnh thổ (4). Các quốc gia tham gia Hệ thống Madrid
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được vận hành theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Protocol tính đến ngày15/04/2014 đã có tới 91 quốc gia thành viên. Hầu hết các quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid đều là các quốc gia mà sản phẩm/dịch vụ có xuất xứ Việt Nam được xuất khẩu tới.
Dưới đây là bảng tổng hợp các quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid được sắp xếp theo khu vực địa lý:
Ghi chú:
(*) Cộng đồng chung Châu Âu gồm 28 nước thành viên tham gia Hệ thống Madrid với tư cách là một tổ chức đa chính phủ. Do vậy, chủ thương hiệu có thể lựa chọn 1 trong 2 cách bảo hộ nhãn hiệu ở khu vực này:
Điều kiện tiên quyết để nộp đơn theo Hệ thống Madrid Vì Việt Nam là thành viên của cả Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid do vậy các điều kiện tiên quyết nhằm nộp đơn quốc tế theo Hệ thống Madrid dành cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tồn tại dưới các dạng sau: (i) Trường hợp các nước mà Quý Công ty yêu cầu bảo hộ là thành viên của cả Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid (ví dụ: Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức,…), hoặc trong số các nước yêu cầu bảo hộ có ít nhất một nước chỉ tham gia Nghị định thư Protocol (ví dụ: Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Singapore, Hàn Quốc, EU, Phần Lan, Đan Mạch,..) thì Quý Công ty có thể nộp đơn đăng ký quốc tế ngay sau thời điểm nhãn hiệu của Quý Công đã được nộp đơn tại Việt Nam. Ví dụ:Nhãn hiệu A được nộp đơn tại Việt Nam theo số đơn 4-2009-25799 ngày 30/9/2009 thì ngày 1/10/2009 Quý Công ty có thể nộp một đơn đăng ký quốc tế duy nhất yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đó tại Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Singapore, Hàn Quốc, EU, Phần Lan, Đan Mạch. (ii) Trường hợp các nước mà Quý Công ty yêu cầu bảo hộ có chứa ít nhất 1 nước chỉ là thành viên của riêng Thoả ước Madrid (ví dụ: Algeria) thì Quý Công ty chỉ có thể nộp đơn đăng ký quốc tế ngay sau thời điểm nhãn hiệu của Quý Côngđã được bảo hộ tại Việt Nam. Ví dụ: Nhãn hiệu A được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 25799 ngày 30/9/2009 thì ngày 1/10/2009 Quý Công ty có thể nộp một đơn đăng ký quốc tế duy nhất yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đó tại các nước chỉ tham gia riêng Thoả ước Madrid.
(1) Do mang tính phổ biến hơn so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, nên khái niệm Thương hiệu được đề cập nêu trên chủ yếu hàm ý dẫn chiếu tới Nhãn hiệu – một dạng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ.
(3) Theo bảng xếp hạng thương hiệu năm 2011 của tổ chức Interbrand, thương hiệu CocaCola có giá trị 71,861 tỷ đô la Mỹ; MicroSoft có giá trị 59,087 tỷ đô la Mỹ.
(4) Tính đến ngày 15/04/2014 có tổng cộng 91 nước là thành viên của Hệ thống Madrid. Việt Nam tham gia Thỏa ước Madrid ngày 8/3/1949 và Nghị định thư Madrid ngày 11/07/200.
(5) Chi tiết vui lòng xem đường link: http://www.wipo.int/export/sites/www/treaties/en/documents/pdf/madrid_marks.pdf |
||||||||||||||||
(Trích nguồn: Bross.vn) |