DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tự mua máy đo độ cồn để đối chứng kết quả với máy đo của CSGT được không?

Avatar

 

Trong quá trình, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông, người điều khiển có được dùng máy đo độ cồn tự mua trên mạng, không rõ nguồn gốc để đối chứng kết quả không?

Gần đây, tình trạng người dân điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn ngày càng tăng. Cụ thể, thời gian qua Bộ Công an đã mở nhiều đợt cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Việc kiên quyết xử lý các vi phạm này không chỉ tạo ý thức chấp hành nghiêm pháp luật về ATGT mà còn làm giảm rõ rệt tai nạn giao thông, giảm đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, gây thương tích.

Tuy nhiên, không phải người tham gia giao thông nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành, hoặc còn dùng nhiều cách để đối phó hay năn nỉ CSGT bỏ qua. Một trong các chiêu tránh né kiểm tra độ cồn và không chịu chấp hành theo sự điều chỉnh của CSGT đó là dùng máy đo nồng độ cồn tự mua trên mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ để đối chứng kết quả với máy đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng.

Như vậy, hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Có được tự ý sử dụng máy đo nồng độ cồn này không, quy định về việc dùng máy đo nồng độ cồn được quy định như thế nào?

Để giải đáp thắc mắc này, Bộ Công an có công trả lời như sau:

Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trong đó có phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở) để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

Đồng thời, tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức có thể cung cấp dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do mình thu được cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt. 

Nếu dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 

Theo đó, căn cứ Điều 17 quy định như sau: 

- Về yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:

+ Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;

+ Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;

+ Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.

- Về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp và hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.

  •  852
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…