DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào tài xế được đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc?

Avatar

 

Để tránh hiểu sai về mặt định nghĩa lẫn cách sử dụng làn khẩn cấp trên cao tốc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu đôi nét về nó. Vậy làn khẩn cấp là gì? Khi nào được phép sử dụng? Mức xử phạt vi phạm là bao nhiêu?

(1) Làn khẩn cấp là gì?

Làn khẩn cấp hay Làn dừng xe khẩn cấp là làn đường ngoài cùng bên phải trên cao tốc. Làn đường này sẽ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường cao tốc, mặc dù ở một số nơi làn đường này được loại bỏ để tạo thêm làn đường cho xe chạy. Trong trường hợp có làn đường dừng khẩn cấp thì chiều rộng tiêu chuẩn là 3,3 mét, đủ rộng cho một chiếc xe tải lớn mà không phải lấn qua làn đường chính. 

Có thể phân biệt với các làn đường chính bằng một vạch sơn liền màu trắng phản quang (khác với các vạch đứt phân tách các làn đường chính với nhau). Ngoài ra, các miếng mắt mèo cũng được đặt trên vạch trắng này như là một dấu hiệu nhận biết. 

(2) Trường hợp nào được phép sử dụng làn khẩn cấp?

- Làn đường này được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp như:

+ Xe bị hỏng hóc

+ Không thể tiếp tục di chuyển. 

+ Tài xế gặp vấn đề về sức khỏe. 

+ Tai nạn giao thông. 

+ Các trường hợp khẩn cấp khác.

- Tuy nhiên, tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.”

Thêm nữa, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Cho thấy ngoài các phương tiện được phép lưu thông trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc thì xe ưu tiên cũng có thể nếu thỏa những điều kiện nêu trên.

- Ngoài ra, để đảm bảo tối đa an toàn cho bản thân lẫn người tham gia giao thông khác thì việc dừng xe trên làn dừng khẩn cấp cần tuân thủ những quy tắc sau đây:

+ Bật đèn cảnh báo nguy hiểm và đặt biển báo nguy hiểm cách xe ít nhất 40m.

+ Tìm số điện thoại khẩn cấp - thường được ghi trên các tấm bảng báo hiệu để liên hệ với dịch vụ cứu hộ. Nếu có thể, hãy nhìn xung quanh để xem có các chỉ dấu của đường cao tốc không. Những tấm bảng nhỏ với các con số bên trên là thứ duy nhất giúp các dịch vụ cứu hộ biết được vị trí của bạn và họ sẽ đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.

+ Tuyệt đối không sử dụng làn dừng xe khẩn cấp để lưu thông, dừng đỗ xe để mua bán, ăn uống, hoặc các mục đích khác.

(3) Trường hợp sai quy định phải chịu mức phạt là bao nhiêu?

Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định không được phép cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường. Như vậy, việc điều khiển phương tiện vào làn khẩn cấp là vi phạm pháp luật và bị xử phạt như sau:

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì mức phạt đối với trường hợp điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

  •  4065
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…