Ngày 10/4/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Theo đó, quy định chi tiết về cách xử lý kết quả học tập, cụ thể quy định những trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Căn cứ tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy định về xử lý kết quả học tập:
Thứ nhất, xử lý kết quả học tập theo tín chỉ:
(1) Cảnh báo:
Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên dược cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng ký học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24 tín chỉ;
- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 doi với sinh viên trình độ năm thứ ba.
(2) Buộc thôi học
Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
(3) Quy chế của cơ sở đào tạo
Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Thứ hai, xử lý kết quả học tập theo niên chế
(1) Đạt tiến độ học tập và được lên lớp
Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và dược học tiếp lên năm học sau nêu đạt cả hai điều kiện sau:
- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thử nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba;
- So tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
(2) Buộc thôi học
Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học.;
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Ọuỵ chế này.
(3) Học cùng khóa sau
Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khóa sau để cái thiện kết quả học tập.
(4) Quy chế của cơ sở đào tạo
Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
(So với quy định hiện hành, tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT quy định:
Sau mỗi học kỳ, người học bị buộc thôi học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của thủ trưởng cơ sở đào tạo giáo viên;
- Đã hết quỹ thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế;
- Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học.
Ngoài ra, người học còn bị buộc thôi học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Kết thúc mỗi năm học có điểm trung bình chung năm học dưới 4,00 điểm;
- Đã hết quỹ thời gian tối đa để hoàn thành chương trình được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế hoặc đã hết số lần được dự thi tốt nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Quy chế này nhưng điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp chưa đạt yêu cầu;
- Người học có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật thuộc trường hợp quy định tại điểm a của khoản này thì không bị buộc thôi học nhưng buộc phải điều chỉnh tiến độ học.)
Xem chi tiết tại Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ 25/5/2023 và thay thế Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT.