DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào người lao động bị khấu trừ lương?

Avatar

 

>>>07 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực lao động, tiền lương

>>>Những điều NLĐ phải biết về tạm ứng tiền lương

Pháp luật lao động bảo vệ người lao động qua nhiều cơ chế khác nhau, các quy định về tiền lương là một trong số đó. Bởi lẽ, tiền lương chính là khoản thu nhập làm nguồn chi tiêu, nguồn sống của người lao động và gia đình họ. Xong, trong một số trường hợp, pháp luật cho phép tiền lương của người lao động bị khấu trừ. Vậy, đó là trường hợp nào, căn cứ khấu trừ và mức khấu trừ ra sao? Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật lao động 2012 về khấu trừ tiền lương thì người lao động bị khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại vật chất trong trường hợp làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động. Theo đó:

- Căn cứ khấu trừ lương

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do:

+ Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị;

+ Hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản.

Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

- Mức khấu trừ:

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP, việc khấu trừ chia làm 02 trường hợp:

TRƯỜNG HỢP KHẤU TRỪ TIỀN LƯƠNG

MỨC KHẤU TRỪ

TH1

Khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước.

TH2

Khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

 

Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

LƯU Ý

- Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

- Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường.

Để bảo vệ quyền lợi cho chính đáng cho bản thân mình, mỗi người lao động nên nắm rõ các quy định của pháp luật về khấu trừ tiền lương đề phòng các trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của mình

 

Một số trường hợp khấu trừ lương theo Dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động

Như phân tích ở trên, theo quy định pháp luật hiện hành tại Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị. Tuy nhiên, Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) vừa đề xuất thêm 02 trường hợp người lao động bị khấu trừ tiền lương:

- Trích nộp các khoản tiền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc các khoản tiền khác mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng thay người lao động theo quy định pháp luật;

- Người lao động đóng phí đoàn viên tham gia hoạt động tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và có ủy quyền bằng văn bản cho người sử dụng lao động đóng thay.

Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động. Bên cạnh đó, Dự thảo cũng quy định: Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ “nội dung và tiền bị khấu trừ theo quy định tại của Bộ luật này”.

Việc bổ sung thêm 02 trường hợp người lao động bị khấu trừ tiền lương trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) phần nào đảm bảo được quyền và lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động.

 

  •  1681
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…