DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường học, bệnh viện…phải bố trí người làm công tác pháp chế

Avatar

 

Đó là một trong hai phương án tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Theo đó, tại Nghị định này hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cũng xin lưu ý để hiểu rõ đơn vị sự nghiệp công lập gồm những cơ quan, đơn vị nào, các bạn xem tại link này: http://danluat.thuvienphapluat.vn/don-vi-su-nghiep-cong-lap-to-chuc-xa-hoi-la-gi-132207.aspx

Cách thức thành lập và tổ chức phòng pháp chế

- Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định thành lập phòng pháp chế hoặc quyết định bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

- Tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Tổ chức pháp chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong tác pháp chế của tổ chức pháp chế của cơ quan chủ quản cấp trên.

Vai trò

Tham mưu, tư vấn cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhiệm vụ và quyền hạn

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Thủ trưởng đơn vị xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của đơn vị, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan thường xuyên rà soát,  hệ thống hóa văn bản nội bộ của đơn vị và đề xuất, tư vấn và giúp lãnh đạo đơn vị sửa đổi, bổ sung các văn bản hành của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của đơn vị soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan giúp Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức xin ý kiến.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận có liên quan giúp Thủ trưởng đơn vị tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị; tham gia tố tụng hặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của đơn vị để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập, gửi tổ chức pháp chế của cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập giao và theo quy định pháp luật.

Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại file đính kèm.

  •  26583
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…