Người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế.
Người để lại di sản có quyền chỉ định rõ ai được hưởng di sản cũng như ai không được hưởng di sản do mình để lại mà không cần nêu rõ bất cứ lý do gì. Đây là quyền tự do định đoạt của chủ sở đối với khối tài sản của mình.
Tuy nhiên, sống trong xã hội văn minh và có pháp luật. Mọi sự tự do đều nằm trong khuôn khổ. Tự do của người này không thể ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác.
Do đó, pháp luật qui định một trường hợp ngoại lệ, mà việc người đó hưởng di sản sẽ không phụ thuộc vào di chúc. Căn cứ Điều 669 Bộ Luật Dân Sư 2005, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì những người này vẫn được hưởng
di sản bằng 2/3 suất của một người nếu di sản được chia theo pháp luật:
+ Người chưa thành niên, cha, mẹ, vợ ,chồng.
+ Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Cụ thể, giả sử ông A và bà B là vợ chồng chung sống với nhau từ năm 2000. Hai người có một đứa con đã trưởng thành. Năm 2012, ông A mất lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C là tình nhân của ông. Khi chia di sản thừa kế, bà B vẫn được hưởng di sản phần bằng 2/3 của 1 suất được chia theo pháp luật. Việc hưởng di sản trong trường hợp này không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Hoặc cũng như trường hợp trên, nhưng ông A lập di chúc để lại cho bà B một phần di sản nhưng phần này ít hơn 2/3 của một suất chia theo pháp luật. Nhưng do thuộc diện được hưởng di sản không theo pháp luật nên bà được hưởng 1 phần bằng 2/3 của 1 suất được chia theo pháp luật.
Quy định này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người thân thiết nhất, có mối quan hệ ràng buộc với người để lại di sản.
Tuy nhiên, nếu di chúc được lập có chỉ định người không được hưởng di sản nhưng di chúc lại không phát sinh hiệu lực. Chẳng hạn, di chúc được lập không đảm bảo về hình thức.
Như vậy, người bị truất quyền hưởng di sản lại đương nhiên được hưởng di sản. Điều này là một điểm bất cấp cần được bàn luận. Bởi phần di sản để lại là tài sản của người lập di chúc. Họ được tự do định đoạt với tài sản của mình. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền của họ. Tuy nhiên, muốn thực hiện được việc truất quyền thừa kế, người để lại di sản phải đảm bảo được tính hợp pháp của di chúc.
Như vậy, truất quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản. Tuy nhiên, quyền này bị hạn chế bởi một số quy định của pháp luật để có thể dung hòa được lợi ích của mọi người. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho mọi người
Minh Trang