DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trend chê người đeo Apple Watch là gì và bắt nguồn từ đâu?

Avatar

 

Trong thời gian gần đây, trên nền tảng TikTok xuất hiện trend chê người đeo Apple Watch. Vậy hãy cùng tìm hiểu trend chê người đeo Apple Watch bắt nguồn từ đâu?

1. Apple Watch là gì? 

Apple Watch là một dòng sản phẩm đồng hồ thông minh do Apple sản xuất. Apple Watch lần đầu tiên được giới thiệu vào ngày 9/9/2014 và phải đến tháng 4/2015 thì mới được bán chính thức với dòng sản phẩm bao gồm 3 loại Apple Watch là Apple Watch, Apple Watch Sport và Apple Watch Edition.

2. Trend chê người đeo Apple Watch là gì và bắt nguồn từ đâu? 

Trend chê người đeo Apple Watch bắt nguồn từ một anh chàng tiktoker đăng tải một số video chê bai Apple Watch và đề cao đồng hồ cơ.

Sau khi các video được lên xu hướng và nhiều người biết đến thì cộng đồng mạng đã vô cùng dậy sóng và tạo ra các trend để khịa anh chàng tiktoker ở trên.

Theo đó, các trend chê người đeo Apple Watch được sáng tạo liên tục và đăng tải trên tiktok như chê người vào quán ăn mà đeo Apple Watch; shipper chê người nhận hàng đeo Apple Watch; doanh nghiệp chê nhân sự mới đeo Apple Watch,...

3. Người tiêu dùng có quyền đánh giá sản phẩm, hàng hóa không?

Theo Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng như sau:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người tiêu dùng có quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Bên cạnh đó, theo Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì nghĩa vụ của người tiêu dùng như sau:

- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

4. Đánh giá sản phẩm sai sự thật trên mạng bị xử phạt thế nào? 

Theo điểm a khoản 1 Điều 8, điểm b khoản 3 Điều 16, điểm a khoản 4 Điều 16 và điểm a khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018 nghiêm cấm các hành vi sau:

- Đăng tải, phát tán thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên không gian mạng.

- Đăng tải, phát tán thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa trên không gian mạng.

Với hành vi đăng tải, phát tán thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên không gian mạng thì tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng còn cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

(Theo khoản 3 Điều 4 và điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP))

Trường hợp hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

  •  10056
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…