DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

'Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai' là gì? Mục tiêu của việc tổ chức Tháng hành động vì trẻ em?

Avatar

 

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai là gì? Mục tiêu của việc tổ chức Tháng hành động vì trẻ em? Việc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phải bảo đảm nguyên tắc nào?

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" là gì?

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" có thể nói là một trong những câu nói, câu hát về thế hệ trẻ đã rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta.

Trẻ em hôm nay: mang ý nghĩa nhắc nhở trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và tạo cho trẻ em một không gian học tập và vui chơi lành mạnh từ đó giúp cho trẻ em phát triển một cách toàn diện không chỉ ở khía cạnh thể chất mà còn ở khía cạnh tâm lý và tâm hồn.

Thế giới ngày mai: Trẻ em là thế hệ tương lai và cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của các thế hệ ông cha để lại. Do vậy, đầu tư cho trẻ em chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho sự phát triển phồn vinh của đất nước sau này.

Đồng thời, cũng có thể nói rằng sự phát triển của trẻ em ảnh hưởng và tác động qua lại đến tương lai của đất nước: Nếu trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục tốt, được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức thì tương lai đất nước sẽ tươi sáng, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ngược lại, nếu trẻ em bị bỏ rơi, thiếu thốn, không được giáo dục tốt thì tương lai đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Mục tiêu của việc tổ chức Tháng hành động vì trẻ em?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Trẻ em 2016 về Tháng hành động vì trẻ em:

Theo đó, Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm.

Mục tiêu của việc tổ chức Tháng hành động vì trẻ em là nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.

Việc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phải bảo đảm những nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Trẻ em 2016 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì việc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phải bảo đảm những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.

- Không phân biệt đối xử với trẻ em.

- Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.

- Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

- Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương.

Tóm lại, Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai có thể được hiểu như sau trẻ em là thế hệ tương lai của Tổ quốc, là nguồn lực quý giá của đất nước và cũng chính là những người sẽ tiếp nối sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của các thế hệ ông cha để lại. Sự đầu tư, giáo dục cho trẻ em hôm nay chính là nền mống cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước sau này.

Câu nói "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" như là một lời nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của việc giáo dục, đầu tư cho thế hệ trẻ.

Mỗi một người trong chúng ta đều cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho trẻ em, để các em có thể phát triển toàn diện và trở thành những công dân có ích cho đất nước.

Hơn thế nữa, câu nói này cũng là một lời động viên, khích lệ các em học sinh, thiếu nhi - những mầm non tương lai của đất nước không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện để có thể trở thành những người tiếp nối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của thế hệ cha ông.

  •  2841
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…