DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trẻ em 14 tuổi có đăng ký sử dụng thẻ ngân hàng (ATM) được không?

Avatar

 

Thông thường, các ngân hàng quy định người từ 18 tuổi trở lên có thể làm thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian được phép mở thẻ tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.

(1) Độ tuổi được làm thẻ ngân hàng? Trẻ em 14 tuổi có đăng ký sử dụng thẻ ngân hàng được không?

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN)

Cá nhân sử dụng thẻ ATM được chia làm hai đối tượng: Chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.

Chủ thẻ chính được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ.

Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ và chủ thẻ chính cam kết bằng văn bản thực hiện toàn bộ nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, độ tuổi được phép sử dụng thẻ ngân hàng được quy định như sau:

Đối với thẻ ATM nội địa:

Người đủ 15 tuổi trở lên, có CMND/CCCD và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì có thể mở thẻ. Tuy nhiên, nếu dưới 18 tuổi chỉ có thể mở tài khoản thẻ chứ không được phát hành thẻ vật lý. (Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN)

Đối với thẻ ghi nợ và thẻ trả trước:

- Người đủ 6 tuổi - dưới 15 tuổi: Có thể mở thẻ phụ của thẻ ghi nợ không thấu chi, thẻ trả trước khi người giám hộ đồng ý bằng văn bản.

- Người đủ 15 tuổi - dưới 18 tuổi: Có thể mở thẻ chính, thẻ phụ của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ không thấu chi.

- Người đủ 18 tuổi trở lên: Có thể mở thẻ cả thẻ chính, thẻ phụ của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ.

Đối với thẻ tín dụng

Cá nhân đủ 18 tuổi có thể đăng ký làm thẻ tín dụng tại ngân hàng. Và cá nhân từ 15 - dưới 18 tuổi vẫn có thể mở thẻ tín dụng ở dạng thẻ phụ theo thẻ chính từ người giám hộ.

Như vậy, trẻ em dưới 14 tuổi không được đăng ký sử dụng thẻ như chủ thẻ chính mà chỉ được mở thẻ phụ của thẻ ghi nợ không thấu chi, thẻ trả trước khi có văn bản đồng ý của người giám hộ.

(2) Nguyên tắc sử dụng thẻ ngân hàng là gì?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 17/2021/TT-NHNNThông tư 26/2017/TT-NHNN, nguyên tắc sử dụng thẻ ngân hàng được quy định như sau:

- Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp

- Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức phát hành thẻ.

- Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ.

- Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước

- Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ trên môi trường Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động và không được rút tiền mặt. Việc nạp tiền vào thẻ trả trước vô danh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN

- Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán đúng Mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ chính.

  •  6622
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…