Mọi người giải đáp thắc mắc giúp mình với
Theo Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 có quy định: "Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận."
Theo Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."
Em thắc mắc ở cụm từ "nếu có thoả thuận" (luật cũ) và "trừ trường hợp có thoả thuận khác" (luật mới) đấy ạ. Như vậy, theo luật cũ thì chỉ khi trong hợp đồng có ghi rõ nếu hết thời hạn mà bên vay không thanh toán phải tính lãi thì bên cho vay mới có quyền khởi kiện đòi nợ khoản lãi quá hạn tính trên số tiền gốc. Còn ở luật mới thì trong hợp đồng không ghi vẫn có thể kiện đòi hay sao ạ?
Cảm ơn các bác!