DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TPHCM tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Avatar

 

Tối qua, ngày 22/7, UBND TP.HCM đã phát đi thông báo về việc tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức Quốc tang trên địa bàn và khu vực phía Nam

Tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Theo Thông báo, thực hiện thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, UBND TP.HCM ban hành thông báo lễ viếng và lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như sau:

- Lễ viếng diễn ra từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7/2024; và từ 7 giờ đến 12 giờ 30 phút ngày 26/7/2024.

- Lễ truy điệu diễn ra lúc 13 giờ ngày 26/7/2024.

- Địa điểm tổ chức Lễ viếng và Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, quận 1).

Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn treo cờ Tổ quốc theo nghi thức cờ rủ, có dải băng tang màu đen (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ), băng vải đen buộc, không để cờ bay và chỉ kéo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, vị trí treo cờ rủ tại vị trí treo cờ hằng ngày.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP, TP.HCM cũng yêu cầu ngừng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong 2 ngày Quốc tang (ngày 25 và 26/7/2024).

Một số yêu cầu khi đến tham dự Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đối với người dân và các đoàn đại biểu đến viếng, UBND TP.HCM lưu ý cần phân công trưởng đoàn, trang phục trang trọng, sậm màu, nghiêm túc theo nghi thức Quốc tang và không mang theo vòng hoa, trái cây, nhang đèn.

Cá nhân không mang theo túi xách, chỉ mang theo dải băng viếng tang (màu đen, chữ trắng), có dòng chữ ghi tên đơn vị để gắn vào vòng hoa luân chuyển do ban tổ chức chuẩn bị.

Đối với UBND 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam, UBND TP.HCM đề nghị gửi văn bản đăng ký viếng theo mẫu hoặc trao đổi trực tiếp với Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Văn phòng UBND TP.HCM, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM trước 10 giờ ngày 24/7/2024 để ban tổ chức sắp xếp lịch viếng cụ thể vào khung thời gian phù hợp.

Trang phục với nam: Comple tối màu (đối với Trưởng đoàn), áo sơ mi trắng dài tay, cà vạt màu đen, giày màu đen.

Trang phục với nữ: Bộ áo dài đen hoặc vest đen, giày màu đen.

Ban tổ chức chuẩn bị vòng hoa luân chuyển phục vụ các đoàn vào viếng nên các cá nhân, đơn vị, địa phương không mang theo vòng hoa.

Tham khảo thêm quy định về việc tổ chức Lễ viếng, Lễ Truy điệu

Theo Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, việc tổ chức Lễ viếng được quy định như sau:

- Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

- Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

- Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.

- Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”

Lễ truy điệu sẽ được diễn ra sau Lễ viếng, Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, quy định về việc tổ chức Lễ truy điệu như sau:

- Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

- Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu

+ Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

+ Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

- Chương trình Lễ truy điệu:

+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu

+ Quân nhạc cử Quốc ca

+ Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm

+ Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”

+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu

Ngoài ra, cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

  •  1856
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…