DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG MÔN HỢP ĐỒNG

Avatar

 

>>> 12 loại hợp đồng bắt buộc theo mẫu

>>> Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng

>>> Những điều khoản sai sót có thể làm hợp đồng vô hiệu

>>> Những vấn đề liên quan đến hợp đồng tại BLDS 2015 và Luật thương mại 2005

>>> Những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản

>>> Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

>>> Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự ?

>>> Hợp đồng lao động: tổng hợp giải đáp thắc mắc

Hằng ngày để thảo mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, mỗi người chúng ta xác lập nhiều giao dịch khác nhau, trong đó có giao dịch pháp lý gọi là hợp đồng. Hợp đồng không chỉ là một công cụ pháp lý thông dụng mà còn là một căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ về nghĩa vụ, đồng thời “hợp đồng” còn là một chế định pháp lý có vai trò quan trọng của hệ thống pháp luật dân sự trong việc tác động tích cực đến các giao lưu dân sự và phát triển kinh tế đất nước. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các bạn những thông tin cần thiết về các văn bản liên quan đến các loại hợp đồng, tài liệu tham khảo và cách làm tập môn hợp đồng cho đạt kết quả tốt nhất.

I) CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG:

1) Bộ luật dân sự 2015

2) Luật Thương mại 2005

3) Bộ luật lao động 2012

4) Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động.

II) MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG:

1) 101 hỏi - đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng / Hoàng Lê . - Hà Nội : Lao động, 2007. - 229 tr.

2) Tập bài giảng pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng / Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh - Khoa luật Dân sự . - Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2011. - 453 tr.

3) 101 hỏi đáp về hợp đồng vay, thuê, mượn tài sản / Hoàng Lê . - Hà Nội : Lao động, 2007. - 206 tr

4) Bình luận khoa học bộ luật dân sự : Phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự / Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Hiên, Nguyễn Thị Hồng Thương . - Hà Nội : Lao động, 2009. - 627 tr.

5) Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam. Bản án và bình luận án : Sách chuyên khảo. Cuốn 2, Bản án số 94 - 186 / Đỗ Văn Đại . - Xuất bản lần thứ 3. - Hà Nội : Hồng Đức, 2016. - 741tr

6) Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam / Đinh Thị Mai Phương . - Hà Nội : Tư pháp, 2005. - 187 tr.

7) 150 văn bản quản lý nhà nước, hợp đồng dân sự, lao động, kinh tế và thương mại, các biểu mẫu về thủ tục hành chính và các loại đơn từ, giấy tờ nhân sự khác, hồ sơ về dự án đầu tư nước / Phạm Thanh Phấn, Nguyễn Huy Anh

8) Thực hiện hợp đồng hàng hóa ngoại thương theo luật thương mại Việt Nam, luật dân sự và thương mại Thái Lan, công ước viên 1980 / Lê Anh Tuấn . - Tp Hồ Chí Minh : Trường Đại học Luật, 2002. - 45 tr.

III) CÁCH LÀM BÀI TẬP MÔN HỢP ĐỒNG (MÔN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG)

Đối với môn hợp đồng dân sự thông dụng thì điều quan trọng nhất là phải xác định quan hệ phát sinh giữa các bên trong hợp đồng mang bản chất của loại hợp đồng nào, để từ đó có thể đi đến giải quyết quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng sao cho đúng với quy định pháp luật.

Ví dụ về hợp đồng gửi giữ tài sản: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công

Bản chất của hợp đồng gửi giữ bên nhận giữ tài sản phải bảo quản, trông coi tài sản, bên gửi tài sản có nghĩa vụ nhận lại chính tài sản gửi giữ đó khi bên giữ thông báo, bên giữ không được sử dụng tài sản đó.

TTXX: Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trong đó chị A là người sử dụng thẻ ATM có 20 triệu trong tài khoản. Nhưng khi chị đến rút thì số tiền lúc này trong tài khoản không còn nữa. Chị A khởi kiện ra Tòa yêu cầu Ngân hàng phải trả lại cho chị số tiền nêu trên. Vậy trong trường hợp này, giữa chị A và ngân hàng tồn tại quan hệ hợp đồng gửi giữ hay không hay hợp đồng khác bởi có quan điểm cho ràng, tiền chị A bỏ vào thẻ và chỉ khi nào cần thiết chị mới rút số tiền đó thì ngân hàng ở đây đang thực hiện nghĩa vụ giữ số tiền cho chị. Tòa án thực tiễn theo hướng xác định đây là hợp đồng gửi giữ

Tuy nhiên, hợp đồng gửi giữ ngoài nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thì tài sản thì người nhận giữ không được sử dụng tài sản đó và nhận giữ các gì thì trả lại chính cái đó, thực tế, ngân hàng vẫn sử dụng số tiền này (không đáp ứng bản chất hợp đồng gửi giữ), ngoài ra chị A còn được trả lãi suất dù rất thấp cho số tiền trong thẻ của mình và số tiền ban đầu chị bỏ vảo là 100 tờ 200000 đồng chẳng hạn nhưng khi rút tiền thì sẽ không còn y nguyên mệnh giá tiền như vậy nữa. Vì vậy hợp đồng giữa chị A và ngân hàng không phải là hợp đồng gửi giữ mà là hợp đồng vay tài sản.

3. 

  •  48355
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…