DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tiêu chuẩn trang bị, bố trí bình chữa cháy

Avatar

 

Tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 ban hành kèm theo Quyết định 2726/QĐ-BKHCN năm 2009 quy định trang bị, bố trí bình chữa cháy như sau:

5.1.1. Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy, nổ kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy.

CHÚ THÍCH: Mức nguy hiểm cháy, nổ của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

5.1.2. Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc có người không thể đi vào được. Bố trí bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.

5.1.3. Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển lớn nhất từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 – Định mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển lớn nhất từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ

Mức nguy hiểm cháy

Định mức trang bị

Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe

Đối với đám cháy chất rắn

Đối với đám cháy chất lỏng

Thấp

1 bình/150 m2

20 m

15 m

Trung bình

1 bình/75 m2

20 m

15 m

Cao

1 bình/50 m2

15 m

15 m

5.1.4. Bình chữa cháy trang bị theo quy định tại 5.1.1 có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại  Bảng 1 và có khối lượng hoặc thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định tại Bảng 3 đối với đám cháy chất rắn và Bảng 4 đối với đám cháy chất lỏng, chất khí.

Bảng 3 – Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy đối với đám cháy chất rắn

Mức nguy hiểm cháy

Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G

Bột, kg

Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít

Chất khí chữa cháy sạch, kg

Thấp

G ≥ 2

G ≥ 6

G ≥ 6

Trung bình

G ≥ 4

G ≥ 10

G ≥ 8

Cao

G ≥ 6

-

-

Bảng 4 – Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy đối với đám cháy chất lỏng, chất khí

Mức nguy hiểm cháy

Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G

Bột, kg

Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít

Chất khí chữa cháy sạch, kg

Cacbon dioxit, kg

Thấp

G ≥ 4

G ≥ 5

G ≥ 4

G ≥ 5

Trung bình

G ≥ 6

G ≥ 9

G ≥ 9

-

Cao

G ≥ 15

G ≥25

-

-

5.1.5. Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ không vượt quá quy định tại 5.1.3.

5.1.6. Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.3 và 5.1.4.

5.1.7. Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.

5.1.8. Bình chữa cháy được bố trí ở vị trí thiết kế. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ.

5.1.9. Bình chữa cháy phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026 (ISO 7165); TCVN 7027 (ISO 11601).

5.1.10. Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, việc lựa chọn, bố trí bình chữa cháy còn phải thực hiện theo quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1).

  •  9375
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…